Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư
Bài viết này sẽ đưa ra một hướng tiếp cận để xây dựng danh mục đầu tư dựa trên khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau
Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro và phương pháp giảm thiểu rủi ro là đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau hay đầu tư theo danh mục.
Bài viết này sẽ đưa ra một hướng tiếp cận để xây dựng danh mục đầu tư dựa trên khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau.
Đừng bỏ tất cả trứng vào một rọ
Nhà đầu tư chơi chứng khoán luôn mong muốn lợi nhuận cao nhất mà rủi ro thua lỗ thấp nhất. Nếu dồn toàn bộ khoản tiền mình có vào một loại cổ phiếu thì nguy cơ thua lỗ khi cổ phiếu đó giảm giá là rất rõ ràng.
Nếu một khoản tiền được "rải" ra nhiều cổ phiếu khác nhau thì tính tổng khoản đầu tư, việc thua lỗ của cổ phiếu này khi giảm giá sẽ được bù đắp lại bằng khoản lãi của cổ phiếu khác tăng giá. Đó chính là đa dạng hoá đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
Quá trình đầu tư của một nhà đầu tư chuyên nghiệp hay các tổ chức đầu tư gồm hai bước chính: Phân tích thị trường và phân tích về cổ phiếu để đánh giá rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của tất cả các loại chứng khoán có thể đầu tư; xây dựng danh mục đầu tư tối ưu bao gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau.
Nếu có 2 cổ phiếu có mức sinh lợi như nhau thì nhà đầu tư sẽ chọn loại có rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận rủi ro của từng người còn tương quan với lợi nhuận mà họ có thể nhận được.
Xác định "mức ngại rủi ro"
Mỗi nhà đầu tư đều có mức ngại rủi ro nhất định ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tâm lý và khối lượng tiền sở hữu. Các nhà kinh tế học tài chính hiện đại đã xây dựng lý thuyết hàm hữu dụng biểu thị mối quan hệ hữu dụng của một đơn vị tiền tệ kiếm thêm với mức độ rủi ro của khoản đầu tư và mức ngại rủi ro của nhà đầu tư.
Với giả thiết này, họ đưa ra công thức cho mối tương quan rủi ro và mức đền bù rủi ro tương xứng. Mỗi nhà đầu tư phải gán một mức độ chấp nhận nào đó (hay giá trị hữu dụng) vào những danh mục đầu tư ngang nhau dựa trên lợi suất đầu tư ước tính và rủi ro của danh mục đó.
Từ đó, nhà đầu tư tính toán thang điểm để sắp xếp thứ tự danh mục đầu tư. Danh mục đầu tư hấp dẫn hơn là danh mục có mức rủi ro bằng hay thấp hơn danh mục khác, nhưng có lợi suất ước tính cao hơn.
Ví dụ, nhà đầu tư X lựa chọn giữa danh mục có rủi ro với tỉ suất lợi nhuận ước tính E (r)=23% và độ lệch chuẩn Y= 33,3% so với tín phiếu Kho bạc Nhà nước có mức lãi giả thiết 5,5%, nhà đầu tư có mức ngại rủi ro A=3. Chúng ta thấy rằng mức đền bù rủi ro viết tắt là RS là: RS=23-5,5=17.5%, đây là mức khá cao.
Ta có giá trị hữu dụng của danh mục:
(U) =23%-0,5x3x(33,3%)2=5%.
Con số 5% lại thấp hơn so với lãi suất tín phiếu Kho bạc Nhà nước (5,5% theo giả thiết). Vậy về lý thuyết, nhà đầu tư sẽ mua tín phiếu thay vì lựa chọn danh mục trên. Mức đền bù rủi ro cho danh mục này với A=3 là 0,5AY2=18%.
Nhưng nếu nhà đầu tư X có mức ngại rủi ro A=2 thì ta có 0,5AY2=12%, khi đó U=22%-12%=10%, cao hơn lãi suất trái phiếu không rủi ro. Vậy với A=2 thì có thể chấp nhận danh mục này.
* Công thức thể hiện mối tương quan giữa mức ngại rủi ro, lợi tức với mức rủi ro theo thang điểm hữu dụng:
U=E(r)-0,5A.Y2
U: Là giá trị hữu dụng; 0.5: Số quy ước theo thông lệ của xác suất thống kê; A: Chỉ số biểu thị mức ngại rủi ro; E(r): Lợi suất ước tính bình quân; Y: Độ lệch chuẩn của giá trị bình quân. 0,5A.Y2: Mức đền bù rủi ro.
Từ công thức có thể thấy giá trị hữu dụng tăng nếu lợi suất ước tính bình quân tăng, giá trị hữu dụng giảm nếu mức độ rủi ro tăng.
Bài viết này sẽ đưa ra một hướng tiếp cận để xây dựng danh mục đầu tư dựa trên khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau.
Đừng bỏ tất cả trứng vào một rọ
Nhà đầu tư chơi chứng khoán luôn mong muốn lợi nhuận cao nhất mà rủi ro thua lỗ thấp nhất. Nếu dồn toàn bộ khoản tiền mình có vào một loại cổ phiếu thì nguy cơ thua lỗ khi cổ phiếu đó giảm giá là rất rõ ràng.
Nếu một khoản tiền được "rải" ra nhiều cổ phiếu khác nhau thì tính tổng khoản đầu tư, việc thua lỗ của cổ phiếu này khi giảm giá sẽ được bù đắp lại bằng khoản lãi của cổ phiếu khác tăng giá. Đó chính là đa dạng hoá đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
Quá trình đầu tư của một nhà đầu tư chuyên nghiệp hay các tổ chức đầu tư gồm hai bước chính: Phân tích thị trường và phân tích về cổ phiếu để đánh giá rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của tất cả các loại chứng khoán có thể đầu tư; xây dựng danh mục đầu tư tối ưu bao gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau.
Nếu có 2 cổ phiếu có mức sinh lợi như nhau thì nhà đầu tư sẽ chọn loại có rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận rủi ro của từng người còn tương quan với lợi nhuận mà họ có thể nhận được.
Xác định "mức ngại rủi ro"
Mỗi nhà đầu tư đều có mức ngại rủi ro nhất định ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tâm lý và khối lượng tiền sở hữu. Các nhà kinh tế học tài chính hiện đại đã xây dựng lý thuyết hàm hữu dụng biểu thị mối quan hệ hữu dụng của một đơn vị tiền tệ kiếm thêm với mức độ rủi ro của khoản đầu tư và mức ngại rủi ro của nhà đầu tư.
Với giả thiết này, họ đưa ra công thức cho mối tương quan rủi ro và mức đền bù rủi ro tương xứng. Mỗi nhà đầu tư phải gán một mức độ chấp nhận nào đó (hay giá trị hữu dụng) vào những danh mục đầu tư ngang nhau dựa trên lợi suất đầu tư ước tính và rủi ro của danh mục đó.
Từ đó, nhà đầu tư tính toán thang điểm để sắp xếp thứ tự danh mục đầu tư. Danh mục đầu tư hấp dẫn hơn là danh mục có mức rủi ro bằng hay thấp hơn danh mục khác, nhưng có lợi suất ước tính cao hơn.
Ví dụ, nhà đầu tư X lựa chọn giữa danh mục có rủi ro với tỉ suất lợi nhuận ước tính E (r)=23% và độ lệch chuẩn Y= 33,3% so với tín phiếu Kho bạc Nhà nước có mức lãi giả thiết 5,5%, nhà đầu tư có mức ngại rủi ro A=3. Chúng ta thấy rằng mức đền bù rủi ro viết tắt là RS là: RS=23-5,5=17.5%, đây là mức khá cao.
Ta có giá trị hữu dụng của danh mục:
(U) =23%-0,5x3x(33,3%)2=5%.
Con số 5% lại thấp hơn so với lãi suất tín phiếu Kho bạc Nhà nước (5,5% theo giả thiết). Vậy về lý thuyết, nhà đầu tư sẽ mua tín phiếu thay vì lựa chọn danh mục trên. Mức đền bù rủi ro cho danh mục này với A=3 là 0,5AY2=18%.
Nhưng nếu nhà đầu tư X có mức ngại rủi ro A=2 thì ta có 0,5AY2=12%, khi đó U=22%-12%=10%, cao hơn lãi suất trái phiếu không rủi ro. Vậy với A=2 thì có thể chấp nhận danh mục này.
* Công thức thể hiện mối tương quan giữa mức ngại rủi ro, lợi tức với mức rủi ro theo thang điểm hữu dụng:
U=E(r)-0,5A.Y2
U: Là giá trị hữu dụng; 0.5: Số quy ước theo thông lệ của xác suất thống kê; A: Chỉ số biểu thị mức ngại rủi ro; E(r): Lợi suất ước tính bình quân; Y: Độ lệch chuẩn của giá trị bình quân. 0,5A.Y2: Mức đền bù rủi ro.
Từ công thức có thể thấy giá trị hữu dụng tăng nếu lợi suất ước tính bình quân tăng, giá trị hữu dụng giảm nếu mức độ rủi ro tăng.