Thiếu nguyên liệu gỗ vì khó vay được ngoại tệ
Các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đang lo lắng vì khó vay được ngoại tệ từ ngân hàng để nhập gỗ nguyên liệu
Gần đây, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam liên tục nhận được phản ánh từ các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu về việc khó vay được ngoại tệ từ ngân hàng để nhập khẩu gỗ nguyên liệu chuẩn bị cho sản xuất trong năm 2009.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 3 triệu m3 gỗ nguyên liệu, giá trị kim ngạch khoảng 1 tỷ USD từ các nước trong khu vực ASEAN, châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Đại dương.
Ngành chế biến gỗ hiện phụ thuộc tới 80% vào nguồn nguyên liệu nước ngoài. Thông thường bước sang quý 3, quý 4 hàng năm, các doanh nghiệp đã phải đàm phàn với đối tác để nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất trong năm tới.
Nhưng, “nếu không có USD để nhập khẩu, năm 2009 sẽ “cháy” nguyên liệu. Các doanh nghiệp của ngành sẽ gặp khó khăn lớn”, ông Quyền nói.
Hiệp hội cũng đã có văn bản gửi bộ Công thương và văn phòng Chính phủ đề nghị giúp giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi từ các cơ quan này.
“Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp chế biến gỗ đã phải tự tháo gỡ khó khăn bằng cách tiết kiệm nguyên liệu, tận dụng gỗ trong nước. Thậm chí, phải huy động đồng Việt Nam mua USD để phục vụ cho nhập khẩu”, ông Quyền cho biết.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 3 triệu m3 gỗ nguyên liệu, giá trị kim ngạch khoảng 1 tỷ USD từ các nước trong khu vực ASEAN, châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Đại dương.
Ngành chế biến gỗ hiện phụ thuộc tới 80% vào nguồn nguyên liệu nước ngoài. Thông thường bước sang quý 3, quý 4 hàng năm, các doanh nghiệp đã phải đàm phàn với đối tác để nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất trong năm tới.
Nhưng, “nếu không có USD để nhập khẩu, năm 2009 sẽ “cháy” nguyên liệu. Các doanh nghiệp của ngành sẽ gặp khó khăn lớn”, ông Quyền nói.
Hiệp hội cũng đã có văn bản gửi bộ Công thương và văn phòng Chính phủ đề nghị giúp giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi từ các cơ quan này.
“Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp chế biến gỗ đã phải tự tháo gỡ khó khăn bằng cách tiết kiệm nguyên liệu, tận dụng gỗ trong nước. Thậm chí, phải huy động đồng Việt Nam mua USD để phục vụ cho nhập khẩu”, ông Quyền cho biết.