Thiếu nước ngọt đáng lo hơn cả chuyện giá dầu tăng
Nước cũng là nguyên nhân của nhiều xung đột trên thế giới, chẳng kém gì những cuộc chiến tranh vì dầu mỏ
Trong khi cả thế giới dường như tập trung vào những hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay mà một phần có liên quan đến những biến động mạnh mẽ trên thị trường dầu lửa, thiếu nước ngọt trầm trọng là một nguy cơ hiện hữu đáng lo ngại hơn cả giá dầu tăng nhưng lại ít được bàn luận ồn ào.
Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) vừa đưa ra một báo cáo nghiên cứu về tình hình cung cấp nước ở 200 quốc gia và cảnh báo là 50 quốc gia đang phải chịu tình trạng thiếu nước từ mức trung bình đến mức trầm trọng trong suốt một năm.
Thậm chí một quốc gia quanh năm ẩm ướt như nước Anh cũng đang chứng kiến tình trạng thiếu nước ở những vùng đông dân phía đông nam, và thậm chí đã có một công ty lên kế hoạch xây một nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt ở đó - một biện pháp tuyệt vọng mà vốn chỉ có các nước giàu tiền nhờ bán dầu mỏ mới tính tới. Nếu kế hoạch này được thực hiện, giá nước ngọt sẽ không kém gì giá dầu.
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính nhu cầu về nước trên thế giới vào năm 2030 sẽ tăng 50% so với hiện nay, chủ yếu do tăng dân số và tăng nhu cầu đa dạng về thực phẩm. Trong khi đó, biến đổi khí hậu lại đang gây ra việc giảm lượng mưa và hạn hán ở một số nơi và khiến một số vùng trở thành “hoang mạc kinh tế” khiến con người và các hoạt động nông nghiệp không thể tồn tại được.
Đầu tháng 11, ông Achim Steiner, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã cảnh báo là một số phần trên thế giới sẽ có thể sớm bị bỏ hoang vì thiếu nước trầm trọng và người dân tại đó phải buộc rời đi nơi khác.
Chiến tranh vì nguồn nước
Liên hiệp quốc định nghĩa tình trạng thiếu nước là khi nguồn cung cấp nước tái sinh được thấp hơn 1.000 m3/người/năm. Nếu theo định nghĩa này, một nửa dân số thế giới đang sống ở những quốc gia thiếu nước.
Tình trạng thiếu nước sạch để uống và vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính gây nên cái chết của 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới mỗi năm do bệnh tật và suy dinh dưỡng, gây nên tình trạng thiếu đói thường xuyên cho 1 tỷ người và khiến 2 tỷ người lâm vào tình trạng thiếu an ninh lương thực.
Những người này do đó lại bị lọt vào cái vòng luẩn quẩn của thiếu nước và nghèo đói: 2/3 số người bị thiếu nước cho những nhu cầu cơ bản nhất thì cũng đang sống với mức thu thấp dưới 2 USD/ngày.
Với tầm quan trọng sống còn cho cuộc sống con người, nước cũng là nguyên nhân của nhiều xung đột trên thế giới, chẳng kém gì những cuộc chiến tranh vì dầu mỏ. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon đã nói đến “Những cuộc chiến tranh vì nguồn nước”, từ tội ác diệt chủng ở Darfur đến những căng thẳng giữa các bang ở Ấn Độ và Mỹ.
Và ông chỉ là một trong những nhà lãnh đạo các tổ chức toàn cầu cảnh bảo về những tranh cãi pháp lý và xung đột vũ trang do tranh chấp nguồn nước.
Cho đến nay, nhiều nước thiếu nước trầm trọng đang giải quyết vấn đề bằng cách mua nước và lương thực từ nơi khác. Các Tiểu vương quốc Ảrập vào tháng 2 năm nay đã tuyên bố sẽ ngừng canh tác lúa mỳ trong vài năm bất chấp giá lương thực tăng cao. Nước Kuwait giàu có nhờ dầu mỏ thì có thể dùng nước ngọt được lọc từ nước biển. Nhưng những người nghèo ở Palestines thì phải sống chật vật với nguồn cung cấp nước rất hạn chế, chỉ cấp vài giờ trong một tuần.
Ở nhiều vùng sản xuất lương thực chính ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Pakistan, Afganistan, Trung Đông và Mexico, mặt bằng nước đang giảm xuống nhiều mét trong một năm, hàng ngàn giếng nước bị khô cạn và mùa vụ giảm sút. Và đó là những nước có một nửa dân số thế giới sinh sống.
Giải pháp nào?
Đã có rất nhiều bàn luận và nghiên cứu giải pháp cho vấn đề thiếu nước, từ việc lọc nước biển thành nước ngọt đến xử lý và tái sử dụng nước thải.
Nhưng đa số những giải pháp công nghệ cao đó chỉ áp dụng được cho những nước giàu vì lý do đơn giản là những nước nghèo không đủ tiền để áp dụng chúng trên diện rộng. Những nước nghèo phải tìm đến những giải pháp đơn giản hơn như loại bỏ những loại cây tiêu tốn nhiều nước và thu nước mưa vào các bồn chứa và hồ chứa để phục vụ sinh hoạt.
Các chính phủ cũng bị buộc phải tính tới một số giải pháp kinh tế cho vấn đề này như tăng giá cung cấp nước để buộc người dân sử dụng hiệu quả hơn, đầu tư vào công nghệ để nâng hiệu quả sử dụng và nguồn cung cấp nước, trao đổi thương mại để bù đắp thiếu hụt nước và hợp tác với nước láng giềng để chia sẻ nguồn nước và lương thực.
Tuy nhiên, những giải pháp này cũng có giới hạn và chỉ có thể thực hiện được với một khả năng kinh tế nhất định.
Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) vừa đưa ra một báo cáo nghiên cứu về tình hình cung cấp nước ở 200 quốc gia và cảnh báo là 50 quốc gia đang phải chịu tình trạng thiếu nước từ mức trung bình đến mức trầm trọng trong suốt một năm.
Thậm chí một quốc gia quanh năm ẩm ướt như nước Anh cũng đang chứng kiến tình trạng thiếu nước ở những vùng đông dân phía đông nam, và thậm chí đã có một công ty lên kế hoạch xây một nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt ở đó - một biện pháp tuyệt vọng mà vốn chỉ có các nước giàu tiền nhờ bán dầu mỏ mới tính tới. Nếu kế hoạch này được thực hiện, giá nước ngọt sẽ không kém gì giá dầu.
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính nhu cầu về nước trên thế giới vào năm 2030 sẽ tăng 50% so với hiện nay, chủ yếu do tăng dân số và tăng nhu cầu đa dạng về thực phẩm. Trong khi đó, biến đổi khí hậu lại đang gây ra việc giảm lượng mưa và hạn hán ở một số nơi và khiến một số vùng trở thành “hoang mạc kinh tế” khiến con người và các hoạt động nông nghiệp không thể tồn tại được.
Đầu tháng 11, ông Achim Steiner, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã cảnh báo là một số phần trên thế giới sẽ có thể sớm bị bỏ hoang vì thiếu nước trầm trọng và người dân tại đó phải buộc rời đi nơi khác.
Chiến tranh vì nguồn nước
Liên hiệp quốc định nghĩa tình trạng thiếu nước là khi nguồn cung cấp nước tái sinh được thấp hơn 1.000 m3/người/năm. Nếu theo định nghĩa này, một nửa dân số thế giới đang sống ở những quốc gia thiếu nước.
Tình trạng thiếu nước sạch để uống và vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính gây nên cái chết của 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới mỗi năm do bệnh tật và suy dinh dưỡng, gây nên tình trạng thiếu đói thường xuyên cho 1 tỷ người và khiến 2 tỷ người lâm vào tình trạng thiếu an ninh lương thực.
Những người này do đó lại bị lọt vào cái vòng luẩn quẩn của thiếu nước và nghèo đói: 2/3 số người bị thiếu nước cho những nhu cầu cơ bản nhất thì cũng đang sống với mức thu thấp dưới 2 USD/ngày.
Với tầm quan trọng sống còn cho cuộc sống con người, nước cũng là nguyên nhân của nhiều xung đột trên thế giới, chẳng kém gì những cuộc chiến tranh vì dầu mỏ. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon đã nói đến “Những cuộc chiến tranh vì nguồn nước”, từ tội ác diệt chủng ở Darfur đến những căng thẳng giữa các bang ở Ấn Độ và Mỹ.
Và ông chỉ là một trong những nhà lãnh đạo các tổ chức toàn cầu cảnh bảo về những tranh cãi pháp lý và xung đột vũ trang do tranh chấp nguồn nước.
Cho đến nay, nhiều nước thiếu nước trầm trọng đang giải quyết vấn đề bằng cách mua nước và lương thực từ nơi khác. Các Tiểu vương quốc Ảrập vào tháng 2 năm nay đã tuyên bố sẽ ngừng canh tác lúa mỳ trong vài năm bất chấp giá lương thực tăng cao. Nước Kuwait giàu có nhờ dầu mỏ thì có thể dùng nước ngọt được lọc từ nước biển. Nhưng những người nghèo ở Palestines thì phải sống chật vật với nguồn cung cấp nước rất hạn chế, chỉ cấp vài giờ trong một tuần.
Ở nhiều vùng sản xuất lương thực chính ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Pakistan, Afganistan, Trung Đông và Mexico, mặt bằng nước đang giảm xuống nhiều mét trong một năm, hàng ngàn giếng nước bị khô cạn và mùa vụ giảm sút. Và đó là những nước có một nửa dân số thế giới sinh sống.
Giải pháp nào?
Đã có rất nhiều bàn luận và nghiên cứu giải pháp cho vấn đề thiếu nước, từ việc lọc nước biển thành nước ngọt đến xử lý và tái sử dụng nước thải.
Nhưng đa số những giải pháp công nghệ cao đó chỉ áp dụng được cho những nước giàu vì lý do đơn giản là những nước nghèo không đủ tiền để áp dụng chúng trên diện rộng. Những nước nghèo phải tìm đến những giải pháp đơn giản hơn như loại bỏ những loại cây tiêu tốn nhiều nước và thu nước mưa vào các bồn chứa và hồ chứa để phục vụ sinh hoạt.
Các chính phủ cũng bị buộc phải tính tới một số giải pháp kinh tế cho vấn đề này như tăng giá cung cấp nước để buộc người dân sử dụng hiệu quả hơn, đầu tư vào công nghệ để nâng hiệu quả sử dụng và nguồn cung cấp nước, trao đổi thương mại để bù đắp thiếu hụt nước và hợp tác với nước láng giềng để chia sẻ nguồn nước và lương thực.
Tuy nhiên, những giải pháp này cũng có giới hạn và chỉ có thể thực hiện được với một khả năng kinh tế nhất định.