“Thoái vốn đầu tư ngoài ngành chính là sửa sai”
Nhiều ý kiến đổ tất cả “tội vạ” cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước về hoạt động đầu tư tràn lan, đầu tư ra ngoài ngành
Nhiều ý kiến đổ tất cả “tội vạ” cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước về hoạt động đầu tư tràn lan, đầu tư ra ngoài ngành.
Tuy nhiên, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá cho rằng, mặc dù, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã họat động kém, làm không ít cái sai, nhưng thực chất họat động đầu tư đa lĩnh vực của họ cũng một phần xuất phát từ chủ trương được đưa ra từ Nghị quyết 9 của Đại hội Đảng lần thứ 9 và Đại hội Đảng lần thứ 10.
Nội dung cụ thể của chủ trương này là: “Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính”.
Thưa ông, hoạt động đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong thời gian qua gặp phải thất bại là do đâu?
Đến giờ phút này, tôi cho rằng, chủ trương thành lập tập đoàn, tổng công ty lớn là có nhưng thiếu sự chuẩn bị về các văn bản pháp quy, hoặc đã có văn bản nhưng chưa đầy đủ. Các tập đoàn, tổng công ty này đã ra đời và hoạt động suốt cả 5 năm rồi nhưng đồng thời chúng ta vẫn liên tục đưa ra văn bản quy phạm pháp quy. Nên chuyện “chắp vá”, không đồng bộ là dễ hiểu.
Về cơ chế quản lý, hình như tại các tập đoàn, Thủ tướng là người quản lý trực tiếp từ sự hình thành đến nhân sự. Cách điều hành như vậy liệu có đúng không? Cần phải nhìn nhận vai trò của các bộ chủ quản ở đâu? Do đó, cơ chế quản lý chưa rõ ràng và còn nhiều vấn đề còn tranh luận. Chẳng hạn, Bộ Công Thương đóng vai trò gì trong việc quản lý Tập đoàn Dệt may?
Doanh nghiệp nhà nước lại là tài sản của dân, của cả quốc gia, do đó phải có người quản lý và phải sinh lãi. Mặt khác, một điểm yếu dễ nhận thấy trong công tác quản lý các tập đoàn này là thiếu sự chuẩn bị về nhân sự. Các tập đoàn lớn cần được những người thật giỏi quản lý. Trong khi đó, chúng ta chưa có sự chuẩn bị, điều này có thể nhìn thấy rõ nhất qua thất bại của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Ở các nước khác, việc thành lập tập đoàn nhà nước cũng gắn liền với quá trình chuyển đổi kinh tế nhưng đây là một phần của quá trình chuyển từ kinh tế công sang kinh tế tư. Nhà xưởng, máy móc, thiết bị đã có, chỉ là sự chuyển đổi sở hữu. Trong khi ở Việt Nam, việc thành lập các tập đoàn là đi từ không đến có, từ bé đến lớn, cho nên, tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ra đời đều gắn với đầu tư công.
Đầu tư công của chúng ta trong thời gian dài đã không tính đến cân đối vốn. Nếu không rõ nguồn vốn thì không nên cấp phép đầu tư. Thế nhưng, có vô số dự án không biết vốn ở đâu, cứ thấy ngày tốt là có quyết định thành lập nên cả chục năm vẫn nằm đấy. Cơ cấu đầu tư cũng không cân đối với nhu cầu dẫn đến hệ quả là đầu tư dàn trải và thua lỗ.
Về chủ trương các doanh nghiệp nhà nước phải thoái vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành, theo ông, nên thực hiện theo hướng nào để tránh những hậu quả đáng tiếc?
Đầu tư dàn trải đã là một cái sai. Nếu xử lý thoái vốn không cẩn thận thì chúng ta lại vấp phải một cái sai mới.
Việc thoái vốn cần thiết phải làm như là một trong những công việc để tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Thứ nhất, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước đầu tiên phải tái cấu trúc chức năng. Theo đó, doanh nghiệp cần xem xét có được làm lĩnh vực đó hay không chứ không phải chỉ vì không đủ vốn. Thậm chí, có những lĩnh vực đầu tư ước tính là sẽ có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận nhưng doanh nghiệp nhà nước không được “mó” tới, không được có mặt.
Thứ hai, phải bắt đầu từ việc phải có một quy chế làm thế nào để việc thoái vốn không làm thất thoát tài sản quốc gia. Hình như, chúng ta vẫn chưa có văn bản cho việc này nên doanh nghiệp lúng túng.
Thoái vốn, theo nghĩa đơn giản là bán vốn cho người khác. Tuy nhiên, việc rút vốn cũng phải đảm bảo không gây xáo trộn. Chúng ta đầu tư ồ ạt vào các doanh nghiệp, nếu khi rút ra không cẩn thận thì có thể sẽ bị một sai lầm khác nghiêm trọng hơn. Bây giờ là lúc phải thực hiện thoái vốn.
Thực chất, nói cho đến cùng, thoái vốn chính là một sự sửa sai. Do đó, phải làm cẩn trọng chứ không thể ào ào được. Thứ ba, việc thoái vốn là phải có lộ trình. Thoái vốn nhưng không gây khó khăn cho doanh nghiệp mà mình đầu tư vào. Thoái vốn phải bắt đầu từ chuyện phải xem xét lĩnh vực đó Nhà nước có cần có mặt không.
Như vậy, kinh tế nhà nước chỉ cần có mặt ở một số ngành then chốt, có ý nghĩa sống còn của nền kinh tế?
Nhà nước chỉ cần có mặt ở những nơi liên quan đến quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội, những nơi rất cần cho sự phát triển đất nước mà tư nhân không muốn hoặc không thể làm. Những lĩnh vực còn lại để tư nhân làm và Nhà nước chỉ lo quản lý và thu thuế.
Theo tinh thần đó, xin kiến nghị Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư, nên kiên quyết giới hạn hoạt động doanh nghiệp nhà nước trong 4 lĩnh vực. Thứ nhất là các ngành liên quan đến quốc phòng và an ninh. Thứ hai là các ngành cung cấp những hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu cho nền kinh tế như giao thông, thủy lợi, năng lượng. Đây cũng là những khu vực mà tư nhân không muốn làm hoặc không thể làm.
Thứ ba là những ngành công nghiệp trụ cột, công nghệ cao. Thứ tư là các ngành công nghiệp độc quyền tự nhiên, tức là có lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Nếu áp dụng nguyên tắc này thì ngay cả những tập đoàn nhà nước trong các lĩnh vực như dệt may, cao su, bất động sản... cũng không nên được duy trì.
Và với tư cách là nhà đầu tư, Chính phủ sẽ không đầu tư: thành lập doanh nghiệp để kiếm lợi tức tài chính; đầu tư góp vốn, thành lập doanh nghiệp để kiếm địa tô; đầu tư góp vốn, thành lập doanh nghiệp cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong các ngành, nghề lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân có khả năng đầu tư và phát triển.
Tuy nhiên, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá cho rằng, mặc dù, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã họat động kém, làm không ít cái sai, nhưng thực chất họat động đầu tư đa lĩnh vực của họ cũng một phần xuất phát từ chủ trương được đưa ra từ Nghị quyết 9 của Đại hội Đảng lần thứ 9 và Đại hội Đảng lần thứ 10.
Nội dung cụ thể của chủ trương này là: “Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính”.
Thưa ông, hoạt động đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong thời gian qua gặp phải thất bại là do đâu?
Đến giờ phút này, tôi cho rằng, chủ trương thành lập tập đoàn, tổng công ty lớn là có nhưng thiếu sự chuẩn bị về các văn bản pháp quy, hoặc đã có văn bản nhưng chưa đầy đủ. Các tập đoàn, tổng công ty này đã ra đời và hoạt động suốt cả 5 năm rồi nhưng đồng thời chúng ta vẫn liên tục đưa ra văn bản quy phạm pháp quy. Nên chuyện “chắp vá”, không đồng bộ là dễ hiểu.
Về cơ chế quản lý, hình như tại các tập đoàn, Thủ tướng là người quản lý trực tiếp từ sự hình thành đến nhân sự. Cách điều hành như vậy liệu có đúng không? Cần phải nhìn nhận vai trò của các bộ chủ quản ở đâu? Do đó, cơ chế quản lý chưa rõ ràng và còn nhiều vấn đề còn tranh luận. Chẳng hạn, Bộ Công Thương đóng vai trò gì trong việc quản lý Tập đoàn Dệt may?
Doanh nghiệp nhà nước lại là tài sản của dân, của cả quốc gia, do đó phải có người quản lý và phải sinh lãi. Mặt khác, một điểm yếu dễ nhận thấy trong công tác quản lý các tập đoàn này là thiếu sự chuẩn bị về nhân sự. Các tập đoàn lớn cần được những người thật giỏi quản lý. Trong khi đó, chúng ta chưa có sự chuẩn bị, điều này có thể nhìn thấy rõ nhất qua thất bại của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Ở các nước khác, việc thành lập tập đoàn nhà nước cũng gắn liền với quá trình chuyển đổi kinh tế nhưng đây là một phần của quá trình chuyển từ kinh tế công sang kinh tế tư. Nhà xưởng, máy móc, thiết bị đã có, chỉ là sự chuyển đổi sở hữu. Trong khi ở Việt Nam, việc thành lập các tập đoàn là đi từ không đến có, từ bé đến lớn, cho nên, tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ra đời đều gắn với đầu tư công.
Đầu tư công của chúng ta trong thời gian dài đã không tính đến cân đối vốn. Nếu không rõ nguồn vốn thì không nên cấp phép đầu tư. Thế nhưng, có vô số dự án không biết vốn ở đâu, cứ thấy ngày tốt là có quyết định thành lập nên cả chục năm vẫn nằm đấy. Cơ cấu đầu tư cũng không cân đối với nhu cầu dẫn đến hệ quả là đầu tư dàn trải và thua lỗ.
Về chủ trương các doanh nghiệp nhà nước phải thoái vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành, theo ông, nên thực hiện theo hướng nào để tránh những hậu quả đáng tiếc?
Đầu tư dàn trải đã là một cái sai. Nếu xử lý thoái vốn không cẩn thận thì chúng ta lại vấp phải một cái sai mới.
Việc thoái vốn cần thiết phải làm như là một trong những công việc để tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Thứ nhất, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước đầu tiên phải tái cấu trúc chức năng. Theo đó, doanh nghiệp cần xem xét có được làm lĩnh vực đó hay không chứ không phải chỉ vì không đủ vốn. Thậm chí, có những lĩnh vực đầu tư ước tính là sẽ có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận nhưng doanh nghiệp nhà nước không được “mó” tới, không được có mặt.
Thứ hai, phải bắt đầu từ việc phải có một quy chế làm thế nào để việc thoái vốn không làm thất thoát tài sản quốc gia. Hình như, chúng ta vẫn chưa có văn bản cho việc này nên doanh nghiệp lúng túng.
Thoái vốn, theo nghĩa đơn giản là bán vốn cho người khác. Tuy nhiên, việc rút vốn cũng phải đảm bảo không gây xáo trộn. Chúng ta đầu tư ồ ạt vào các doanh nghiệp, nếu khi rút ra không cẩn thận thì có thể sẽ bị một sai lầm khác nghiêm trọng hơn. Bây giờ là lúc phải thực hiện thoái vốn.
Thực chất, nói cho đến cùng, thoái vốn chính là một sự sửa sai. Do đó, phải làm cẩn trọng chứ không thể ào ào được. Thứ ba, việc thoái vốn là phải có lộ trình. Thoái vốn nhưng không gây khó khăn cho doanh nghiệp mà mình đầu tư vào. Thoái vốn phải bắt đầu từ chuyện phải xem xét lĩnh vực đó Nhà nước có cần có mặt không.
Như vậy, kinh tế nhà nước chỉ cần có mặt ở một số ngành then chốt, có ý nghĩa sống còn của nền kinh tế?
Nhà nước chỉ cần có mặt ở những nơi liên quan đến quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội, những nơi rất cần cho sự phát triển đất nước mà tư nhân không muốn hoặc không thể làm. Những lĩnh vực còn lại để tư nhân làm và Nhà nước chỉ lo quản lý và thu thuế.
Theo tinh thần đó, xin kiến nghị Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư, nên kiên quyết giới hạn hoạt động doanh nghiệp nhà nước trong 4 lĩnh vực. Thứ nhất là các ngành liên quan đến quốc phòng và an ninh. Thứ hai là các ngành cung cấp những hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu cho nền kinh tế như giao thông, thủy lợi, năng lượng. Đây cũng là những khu vực mà tư nhân không muốn làm hoặc không thể làm.
Thứ ba là những ngành công nghiệp trụ cột, công nghệ cao. Thứ tư là các ngành công nghiệp độc quyền tự nhiên, tức là có lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Nếu áp dụng nguyên tắc này thì ngay cả những tập đoàn nhà nước trong các lĩnh vực như dệt may, cao su, bất động sản... cũng không nên được duy trì.
Và với tư cách là nhà đầu tư, Chính phủ sẽ không đầu tư: thành lập doanh nghiệp để kiếm lợi tức tài chính; đầu tư góp vốn, thành lập doanh nghiệp để kiếm địa tô; đầu tư góp vốn, thành lập doanh nghiệp cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong các ngành, nghề lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân có khả năng đầu tư và phát triển.