Thời của... công ty chứng khoán
Có thể nói chưa có nghề kinh doanh nào mà lãi nhanh và lãi to như nghề... mở công ty chứng khoán
Có thể nói chưa có nghề kinh doanh nào mà lãi nhanh và lãi to như nghề... mở công ty chứng khoán.
Với 55 công ty đang hiện diện trên thị trường và thêm vài chục hồ sơ đang đợi Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp phép, các công ty chứng khoán đang chứng tỏ họ là “cỗ máy” kiếm tiền hiệu quả nhất trong ngành tài chính mới nổi tại Việt Nam...
Trong số những người sáng lập ra các công ty chứng khoán, Thái Tấn Dũng - chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán Đại Việt - được xem là một trong những người “thức thời” nhất. Đầu những năm 2000, Dũng còn là ông chủ cần mẫn của một công ty chuyên sản xuất hàng tiêu dùng. Công việc kinh doanh có phần khó khăn khi phải liên tục đối đầu với các công ty đa quốc gia khiến Dũng phải chuyển hướng, một mặt vẫn duy trì hoạt động nhà máy, một mặt anh đi đầu tư vào cổ phiếu của một số doanh nghiệp khác.
Khi thị trường chứng khoán bắt đầu khởi sắc vào năm 2006, lấy kinh nghiệm từ nhiều năm đầu tư chứng khoán, Dũng hợp tác với một số người bạn mở công ty chứng khoán vào giữa năm 2006.
Cờ tới tay ai nấy phất
Lúc ra đời, Công ty DVSC của Dũng vắng hoe, nhưng thị phần dần dần được san sẻ khi các công ty chứng khoán lớn được thành lập ở thời kỳ đầu của thị trường chứng khoán bị quá tải. Đến nay, công ty này đã có lượng khách hàng khá ổn định.
“Nhà đầu tư thật ra không khó tính lắm, chỉ cần được phục vụ tốt, giúp lệnh của họ chạy nhanh, họ sẽ không bỏ mình ra đi” - Dũng nói khi được hỏi về tình hình cạnh tranh khá gay gắt giữa các công ty chứng khoán hiện nay.
Sau DVSC, một số công ty chứng khoán và các chi nhánh của họ đi vào hoạt động sau tháng 3/2007 đang phải chịu cảnh “chợ chiều”. Dạo một vòng quanh một số công ty chứng khoán mới mở quanh “phố Wall” (quận 1, Tp.HCM) dễ dàng nhận thấy dãy ghế trước bảng giao dịch của họ trống vắng, chẳng bù với cảnh người sau đẩy người trước khi thị trường lên đỉnh vào giữa tháng ba.
Trong số 200.000 tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức đang mở thì phần lớn đang thuộc về các công ty SSI, ACBS, BSC, VCBS, BVSC... Họ cũng đang tạm dẫn đầu thị trường xét về doanh thu và lợi nhuận. Bảng công bố nhanh kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty này luôn làm giới tài chính giật mình.
Chỉ tính trong quí 1, lợi nhuận của SSI đã là 465 tỉ đồng (vốn điều lệ chỉ có 500 tỉ đồng), BVSC lợi nhuận 123 tỉ đồng (vốn điều lệ 150 tỉ đồng)... Tổng kết năm 2006, SSI vẫn dẫn đầu với doanh thu 378 tỉ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế lên đến 242 tỉ đồng, kế đến là VCBS (doanh thu 234 tỉ đồng, lợi nhuận 108,8 tỉ đồng), BSC (doanh thu 200 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 65 tỉ đồng), ACBS (doanh thu 113 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 84 tỉ đồng)...
Một trong những nguồn thu lớn nhất của các công ty chứng khoán đến từ mảng môi giới, hiện đang được tính ở mức 0,2-0,3% tổng giá trị giao dịch của các nhà đầu tư (cá biệt có công ty thu đến 0,5%). Nếu tính trung bình thị trường Tp.HCM và Hà Nội đạt tổng giá trị giao dịch hơn 1.000 tỉ đồng/phiên thì cứ mỗi phiên 55 công chứng khoán “xơi” chừng 2-3 tỉ đồng.
Tuy nhiên, một số công ty đang “phất” lên chủ yếu nhờ mảng tự doanh. Trong đó, SSI đang được xem là công ty chứng khoán có mảng tự doanh mạnh nhất trên thị trường. Năm 2006, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty này lên đến 1.786 tỉ đồng, trong khi đầu tư tài chính dài hạn chỉ có 147,8 tỉ đồng.
Giới đầu tư nói với nhau rằng chính nhờ loạt cổ phiếu mua được khi còn ở mức giá rất thấp, mỗi năm SSI chỉ việc “rung đùi” từ từ bán ra kiếm lời tiền tỉ.
Vì sao các công ty chứng khoán thường thắng lớn trong việc tự doanh cũng là một câu hỏi giới đầu tư thường đặt ra. Một chuyên gia chứng khoán cho biết các công ty chứng khoán có lợi thế bởi thường xuyên được tiếp cận với các thông tin “nhạy cảm”, đại loại như quĩ đầu tư nước ngoài nào sắp vào, đem vào bao nhiêu tiền, “gu” đầu tư của họ ra sao...
Đặc biệt, khi các quĩ này đặt lệnh mua bán thì chính các công ty chứng khoán là người đầu tiên được biết, và một số công ty cũng đặt lệnh theo cho mình. “Cầm tiền chạy trước quĩ (đầu tư)”, theo chuyên gia này, là một hành vi được xem là bất hợp pháp của các nhà môi giới mà hiện vẫn chưa được kiểm soát trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Chọn mặt gửi vàng”
Tuy chưa có một bảng xếp hạng nào cụ thể nhưng giới đầu tư vẫn đang ngầm “phân tầng” để có sự chọn lựa riêng cho mình.
Trong khi các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam còn khá mơ hồ trong việc chọn lựa các công ty chứng khoán thì các tổ chức tài chính nước ngoài đã đưa ra các tiêu chí riêng để chọn nhà cung cấp dịch vụ, trong đó công ty nào mạnh về bảo lãnh phát hành sẽ có ưu thế. Hiện nay, bảo lãnh phát hành được xem là dịch vụ cao cấp nhất trong số năm nghiệp vụ mà các công ty chứng khoán triển khai (bao gồm môi giới, tư vấn, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư và bảo lãnh phát hành).
Giám đốc một công ty chứng khoán cho biết: “Các tổ chức nước ngoài chọn công ty chúng tôi vì chúng tôi luôn có những đợt bảo lãnh phát hành lớn. Bởi khi chúng tôi đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp nào đó có nghĩa chúng tôi có thông tin chuẩn xác cho khách hàng và bảo đảm có nguồn hàng lớn để cung cấp cho họ”.
Việc cấp phép khá ồ ạt cho các công ty chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã để lộ ra nhiều bất cập. Nhiều công ty chứng khoán liên tục vi phạm các qui định về giao dịch, mà mới đây nhất là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã cảnh báo các công ty chứng khoán Tràng An, Habubank, SBS, ACBS, BVSC và Công ty chứng khoán Đệ Nhất vì đại diện giao dịch của các công ty này thực hiện hủy lệnh giao dịch trong cùng đợt khớp lệnh.
Do đây là một lỗi vi phạm được xem khá nghiêm trọng, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM khẳng định trong trường hợp tái phạm sẽ đình chỉ tư cách đại diện giao dịch các nhân viên vi phạm này.
Trở ngại hiện tại
Ngoài những khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự, hệ thống công nghệ thông tin của các công ty chứng khoán cũng là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của chính họ.
Theo một chuyên gia trong ngành, để đầu tư một hệ thống giao dịch đạt chuẩn, một công ty phải đầu tư khoảng 2 triệu USD vào phần mềm, cộng với 1 triệu USD cho các khoản đầu tư đồng bộ khác để cho 100 nhân viên làm việc và chừng 500.000 USD cho vốn lưu động.
Điều này có nghĩa một công ty chứng khoán phải có ít nhất trong tay hơn 3 triệu USD mới tính đến chuyện “làm ăn lớn”. Trong khi hiện nay, hầu hết các công ty chỉ đầu tư chừng vài chục ngàn USD vào hệ thống công nghệ thông tin, và sự khập khiễng lộ ra khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM buộc phải tạm hoãn việc giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ vì một số công ty thành viên không đáp ứng được yêu cầu.
Chủ tịch hội đồng quản trị một công ty chứng khoán nhìn nhận công ty của ông chỉ đầu tư khoảng 100.000 USD vào hạ tầng công nghệ là... hơi ít. “Lúc đầu chúng tôi sử dụng phần mềm Việt Nam, hiện nay đang chi khoảng 1 triệu USD để nâng cấp phần mềm nhằm thích ứng với hệ thống của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Chúng tôi biết chỉ có đầu tư lớn vào hạ tầng thì mới mong tồn tại được trước đòi hỏi ngày càng cao của nhà đầu tư và yêu cầu phát triển của thị trường” - ông nói.
Với 55 công ty đang hiện diện trên thị trường và thêm vài chục hồ sơ đang đợi Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp phép, các công ty chứng khoán đang chứng tỏ họ là “cỗ máy” kiếm tiền hiệu quả nhất trong ngành tài chính mới nổi tại Việt Nam...
Trong số những người sáng lập ra các công ty chứng khoán, Thái Tấn Dũng - chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán Đại Việt - được xem là một trong những người “thức thời” nhất. Đầu những năm 2000, Dũng còn là ông chủ cần mẫn của một công ty chuyên sản xuất hàng tiêu dùng. Công việc kinh doanh có phần khó khăn khi phải liên tục đối đầu với các công ty đa quốc gia khiến Dũng phải chuyển hướng, một mặt vẫn duy trì hoạt động nhà máy, một mặt anh đi đầu tư vào cổ phiếu của một số doanh nghiệp khác.
Khi thị trường chứng khoán bắt đầu khởi sắc vào năm 2006, lấy kinh nghiệm từ nhiều năm đầu tư chứng khoán, Dũng hợp tác với một số người bạn mở công ty chứng khoán vào giữa năm 2006.
Cờ tới tay ai nấy phất
Lúc ra đời, Công ty DVSC của Dũng vắng hoe, nhưng thị phần dần dần được san sẻ khi các công ty chứng khoán lớn được thành lập ở thời kỳ đầu của thị trường chứng khoán bị quá tải. Đến nay, công ty này đã có lượng khách hàng khá ổn định.
“Nhà đầu tư thật ra không khó tính lắm, chỉ cần được phục vụ tốt, giúp lệnh của họ chạy nhanh, họ sẽ không bỏ mình ra đi” - Dũng nói khi được hỏi về tình hình cạnh tranh khá gay gắt giữa các công ty chứng khoán hiện nay.
Sau DVSC, một số công ty chứng khoán và các chi nhánh của họ đi vào hoạt động sau tháng 3/2007 đang phải chịu cảnh “chợ chiều”. Dạo một vòng quanh một số công ty chứng khoán mới mở quanh “phố Wall” (quận 1, Tp.HCM) dễ dàng nhận thấy dãy ghế trước bảng giao dịch của họ trống vắng, chẳng bù với cảnh người sau đẩy người trước khi thị trường lên đỉnh vào giữa tháng ba.
Trong số 200.000 tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức đang mở thì phần lớn đang thuộc về các công ty SSI, ACBS, BSC, VCBS, BVSC... Họ cũng đang tạm dẫn đầu thị trường xét về doanh thu và lợi nhuận. Bảng công bố nhanh kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty này luôn làm giới tài chính giật mình.
Chỉ tính trong quí 1, lợi nhuận của SSI đã là 465 tỉ đồng (vốn điều lệ chỉ có 500 tỉ đồng), BVSC lợi nhuận 123 tỉ đồng (vốn điều lệ 150 tỉ đồng)... Tổng kết năm 2006, SSI vẫn dẫn đầu với doanh thu 378 tỉ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế lên đến 242 tỉ đồng, kế đến là VCBS (doanh thu 234 tỉ đồng, lợi nhuận 108,8 tỉ đồng), BSC (doanh thu 200 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 65 tỉ đồng), ACBS (doanh thu 113 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 84 tỉ đồng)...
Một trong những nguồn thu lớn nhất của các công ty chứng khoán đến từ mảng môi giới, hiện đang được tính ở mức 0,2-0,3% tổng giá trị giao dịch của các nhà đầu tư (cá biệt có công ty thu đến 0,5%). Nếu tính trung bình thị trường Tp.HCM và Hà Nội đạt tổng giá trị giao dịch hơn 1.000 tỉ đồng/phiên thì cứ mỗi phiên 55 công chứng khoán “xơi” chừng 2-3 tỉ đồng.
Tuy nhiên, một số công ty đang “phất” lên chủ yếu nhờ mảng tự doanh. Trong đó, SSI đang được xem là công ty chứng khoán có mảng tự doanh mạnh nhất trên thị trường. Năm 2006, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty này lên đến 1.786 tỉ đồng, trong khi đầu tư tài chính dài hạn chỉ có 147,8 tỉ đồng.
Giới đầu tư nói với nhau rằng chính nhờ loạt cổ phiếu mua được khi còn ở mức giá rất thấp, mỗi năm SSI chỉ việc “rung đùi” từ từ bán ra kiếm lời tiền tỉ.
Vì sao các công ty chứng khoán thường thắng lớn trong việc tự doanh cũng là một câu hỏi giới đầu tư thường đặt ra. Một chuyên gia chứng khoán cho biết các công ty chứng khoán có lợi thế bởi thường xuyên được tiếp cận với các thông tin “nhạy cảm”, đại loại như quĩ đầu tư nước ngoài nào sắp vào, đem vào bao nhiêu tiền, “gu” đầu tư của họ ra sao...
Đặc biệt, khi các quĩ này đặt lệnh mua bán thì chính các công ty chứng khoán là người đầu tiên được biết, và một số công ty cũng đặt lệnh theo cho mình. “Cầm tiền chạy trước quĩ (đầu tư)”, theo chuyên gia này, là một hành vi được xem là bất hợp pháp của các nhà môi giới mà hiện vẫn chưa được kiểm soát trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Chọn mặt gửi vàng”
Tuy chưa có một bảng xếp hạng nào cụ thể nhưng giới đầu tư vẫn đang ngầm “phân tầng” để có sự chọn lựa riêng cho mình.
Trong khi các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam còn khá mơ hồ trong việc chọn lựa các công ty chứng khoán thì các tổ chức tài chính nước ngoài đã đưa ra các tiêu chí riêng để chọn nhà cung cấp dịch vụ, trong đó công ty nào mạnh về bảo lãnh phát hành sẽ có ưu thế. Hiện nay, bảo lãnh phát hành được xem là dịch vụ cao cấp nhất trong số năm nghiệp vụ mà các công ty chứng khoán triển khai (bao gồm môi giới, tư vấn, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư và bảo lãnh phát hành).
Giám đốc một công ty chứng khoán cho biết: “Các tổ chức nước ngoài chọn công ty chúng tôi vì chúng tôi luôn có những đợt bảo lãnh phát hành lớn. Bởi khi chúng tôi đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp nào đó có nghĩa chúng tôi có thông tin chuẩn xác cho khách hàng và bảo đảm có nguồn hàng lớn để cung cấp cho họ”.
Việc cấp phép khá ồ ạt cho các công ty chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã để lộ ra nhiều bất cập. Nhiều công ty chứng khoán liên tục vi phạm các qui định về giao dịch, mà mới đây nhất là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã cảnh báo các công ty chứng khoán Tràng An, Habubank, SBS, ACBS, BVSC và Công ty chứng khoán Đệ Nhất vì đại diện giao dịch của các công ty này thực hiện hủy lệnh giao dịch trong cùng đợt khớp lệnh.
Do đây là một lỗi vi phạm được xem khá nghiêm trọng, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM khẳng định trong trường hợp tái phạm sẽ đình chỉ tư cách đại diện giao dịch các nhân viên vi phạm này.
Trở ngại hiện tại
Ngoài những khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự, hệ thống công nghệ thông tin của các công ty chứng khoán cũng là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của chính họ.
Theo một chuyên gia trong ngành, để đầu tư một hệ thống giao dịch đạt chuẩn, một công ty phải đầu tư khoảng 2 triệu USD vào phần mềm, cộng với 1 triệu USD cho các khoản đầu tư đồng bộ khác để cho 100 nhân viên làm việc và chừng 500.000 USD cho vốn lưu động.
Điều này có nghĩa một công ty chứng khoán phải có ít nhất trong tay hơn 3 triệu USD mới tính đến chuyện “làm ăn lớn”. Trong khi hiện nay, hầu hết các công ty chỉ đầu tư chừng vài chục ngàn USD vào hệ thống công nghệ thông tin, và sự khập khiễng lộ ra khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM buộc phải tạm hoãn việc giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ vì một số công ty thành viên không đáp ứng được yêu cầu.
Chủ tịch hội đồng quản trị một công ty chứng khoán nhìn nhận công ty của ông chỉ đầu tư khoảng 100.000 USD vào hạ tầng công nghệ là... hơi ít. “Lúc đầu chúng tôi sử dụng phần mềm Việt Nam, hiện nay đang chi khoảng 1 triệu USD để nâng cấp phần mềm nhằm thích ứng với hệ thống của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Chúng tôi biết chỉ có đầu tư lớn vào hạ tầng thì mới mong tồn tại được trước đòi hỏi ngày càng cao của nhà đầu tư và yêu cầu phát triển của thị trường” - ông nói.