Thời điểm “vàng” mua - bán doanh nghiệp
Lãi suất cho vay cao, môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố bất lợi, nhiều doanh nghiệp đang buộc phải “bán mình”
Đã vài tháng nay, nhà máy sản xuất lốp xe của một doanh nghiệp ngành cao su tại Hà Nội buộc phải sản xuất cầm chừng.
Không lâu trước đó, cả nhà máy còn tưng bừng trước niềm vui sản xuất thử nghiệm thành công dây chuyền lốp xe tải trị giá hàng chục tỷ đồng, thì nay hàng loạt công nhân đang phải nghỉ chờ việc, không hưởng lương.
Cũng như hàng ngàn cơ sở sản xuất trên đất nước Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty cao su nọ phải dựa vào nguồn vay thương mại để có vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh. Vào thời điểm quyết định đầu tư, việc tiếp cận thị trường vốn khá dễ dàng và lãi suất cho vay của các ngân hàng cao lắm cũng không đến 15%/năm. Nay, mọi sự đã khác.
“Lãi suất cho vay có thể lên đến 25%/năm, nhưng cũng khó tiếp cận, phát hành thêm cổ phiếu thì không bán được, thiếu vốn để hoạt động, nhiều doanh nghiệp đang buộc phải “bán mình”, ông Phan Xuân Cần, Tổng giám đốc - Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Việt Nam (TigerInvest), một công ty kết nối đầu tư có tiếng tại Hà Nội cho biết.
Trao đổi với VnEconomy, ông Cần nói:
- Có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn từ việc thiếu vốn, từ sự hoạt động không hiệu quả do chi phí đầu vào tăng cao và buộc phải đem chính mình ra rao bán. Tình trạng chung mà các doanh nghiệp đang gặp phải xuất phát từ những biến động khó lường của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế thời gian qua.
Nguyên liệu đầu vào tăng do biến động giá trên thế giới, lạm phát cao khiến nhiều chi phí cũng tăng theo. Cộng thêm vào đó là việc thắt chặt tín dụng của các ngân hàng thương mại và lãi suất cho vay cùng nhiều khoản phụ phí cao khiến cho lợi nhuận không còn.
Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng càng làm thì càng lỗ nặng hơn. Một số doanh nghiệp cố gắng cầm cự bằng việc tái cấu trúc và cắt giảm chi phí triệt để. Nhưng so với tốc độ lạm phát được đánh giá là không dưới 22% trong năm nay và người lao động đang gây sức ép tăng lương, thì điều dễ thấy là sẽ ngày càng nhiều doanh nghiệp không thể cầm cự thêm được nữa.
Khác với năm ngoái, năm nay số doanh nghiệp thông qua sàn giao dịch muabancongty.com đã tăng đột biến. Nếu như cả năm 2007, chúng tôi chỉ giới thiệu trên 200 cơ hội đầu tư, thì tính đến thời điểm này của năm 2008, trên sàn giao dịch luôn duy trì khoảng 600 cơ hội đầu tư. Trong số này, đến 70% được rao bán là do gặp những khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Thông thường thì cách thức các doanh nghiệp “bán mình” như thế nào, thưa ông?
Tùy theo thỏa thuận của các bên mà giao dịch có thể là bán một phần vốn, bán cả doanh nghiệp, hay bán tỷ lệ góp vốn trong một hạng mục đầu tư.
Những doanh nghiệp thiếu vốn cho sản xuất thường đề nghị bán một phần doanh nghiệp tính theo tỷ lệ sở hữu nào đó để có thêm nguồn vốn tiếp tục sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đối mặt với khó khăn không thể vượt qua nổi đã phải bán phần vốn chi phối cho nhà đầu tư khác.
Một số trường hợp, doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thì nay buộc phải cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình, thu hẹp hoạt động để tập trung nguồn lưc. Một bộ phận doanh nghiệp sẽ được giao bán toàn bộ cho nhà đầu tư.
Cũng có không ít trường hợp các doanh nghiệp trong thời gian trước đã mua cổ phần tại một doanh nghiệp khác, nay gặp phải khó khăn thì đem bán để thu vốn về tập trung cho lĩnh vực kinh doanh chính của mình.
Hồi đầu năm nay, một số doanh nghiệp gặp khó khăn còn sử dụng hình thức phát hành thêm cổ phần để huy động vốn. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, việc phát hành thêm cổ phần cũng đang gặp nhiều khó khăn do thị trường chứng khoán đi xuống.
Một hình thức khác cũng đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài là phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Hiện nay có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến những doanh nghiệp đang khó khăn không?
Cũng có khá nhiều nhà đầu tư quan tâm đến các giao dịch mua bán - sáp nhập công ty. Nhà đầu tư có thể là các quỹ đầu tư, các định chế tài chính, các doanh nghiệp hoặc cá nhân có tiềm lực tài chính tốt.
Nếu nhìn nhận từ nguồn tiền thì có thể phân thành nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu căn cứ trên mục đích mua doanh nghiệp thì người mua có thể là các đối tác, bạn hàng hiện có của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có khó khăn về tài chính thì bỏ tiền để vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cũng có thể người mua là những đối thủ cạnh tranh muốn nhân cơ hội doanh nghiệp gặp khó khăn, họ thông qua hình thức mua bán - sáp nhập để mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển mạng lưới phân phối.
Hoặc có thể là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, mua doanh nghiệp rồi cho cơ cấu lại, nâng cao giá trị doanh nghiệp và bán đi khi được giá…
Trước những khó khăn của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vẻ gặp khó khăn trước tiên?
Trong toàn bộ nền kinh tế, đến 95% số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, sức chống đỡ với các biến động kinh tế rất yếu nên khó cầm cự và phải đem mình ra bán trước tiên. Phổ biến trong các doanh nghiệp rao bán thời điểm hiện nay là các công ty chứng khoán quy mô nhỏ, doanh nghiệp bất động sản và đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất bị tác động bởi lạm phát cao và thị trường vốn thắt chặt.
Thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục, giá trị giao dịch thấp, giao dịch thành công ít, nhiều doanh nghiệp giãn, hoãn tiến độ cổ phần, IPO… khiến các công ty chứng khoán thiếu nguồn thu. Trong khi đó, tiền thuê địa điểm mở sàn giao dịch, tiền trả lương cho nhân viên vốn thuộc hàng cao… được cho là có thể “ngốn” từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng/công ty/tháng. Nhiều công ty đã chọn giải pháp mời chào đối tác nước ngoài trở thành cổ đông chiến lược.
Cũng tương tự là thị trường bất động sản. Do thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát, các chủ dự án rất khó tiếp cận được các khoản tín dụng từ ngân hàng, trong khi đó giao dịch thành công rất ít, giá bán đất dự án và căn hộ sụt giảm, chi phí xây dựng tăng cao, cộng với sức ép từ nhiều khoản vay đến hạn dồn doanh nghiệp vào chân tường. Và giải pháp cũng lại là chuyển nhượng.
Các đơn vị sản xuất quy mô nhỏ cũng chịu từng ấy sức ép từ thiếu vốn, từ chi phí tăng cao, nhưng phải đối đầu với một vấn đề lớn hơn nữa, đó là hoạt động không còn hiệu quả.
Và “bán mình” có thể xem là giải pháp lúc này?
Đó đúng là một giải pháp, và nó đem lại lợi ích cho các bên liên quan.
Đối với doanh nghiệp, sẽ không còn cảnh lao động mất việc, máy móc, tài sản đất đai - nhà xưởng – máy móc hao mòn, bỏ phí. Việc bán đi doanh nghiệp sẽ mang lại những nguồn lực mới từ bổ sung tài chính, công nghệ, kỹ năng quản lý, đến phát triển các giải pháp thị trường… Qua đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn.
Đối với chủ doanh nghiệp, họ sẽ có thêm nguồn tài chính để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh khác. Còn nếu khi bán một phần doanh nghiệp cho đối tác, họ sẽ thu được nhiều lợi ích từ sự hợp tác chuyển giao kinh nghiệm quản trị, năng lực điều hành… và việc mua bán - sáp nhập có thể tạo nên sự cộng hưởng giá trị tại chính doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế, hoạt động mua bán - sáp nhập sẽ thanh lọc những doanh nghiệp yếu, tạo nên những doanh nghiệp mới có tiềm lực mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn, và làm lành mạnh hóa nền sản xuất.
Cũng xuất phát từ mục địch gia tăng giá trị và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà hiện nay, nhiều công ty không gặp phải khó khăn nhưng cũng tham gia vào thị trường mua bán - sáp nhập để tìm kiếm thêm đối tác, tạo thêm sức mạnh cho mình trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.
Ông nghĩ thế nào về thị trường mua bán - sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay?
Hiện nay thị trường mua bán - sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam có tiềm năng lớn và tăng trưởng nhanh về quy mô và số lượng. Có ba đối tượng tham gia trực tiếp vào giao dịch mua bán doanh nghiệp. Đó là bản thân doanh nghiệp chào bán, nhà đầu tư mua và sở hữu hoặc bán lại doanh nghiệp khi được giá và cuối cùng là các công ty tư vấn chuyên nghiệp về mua bán - sáp nhập.
Do doanh nghiệp là một cơ thể phức tạp về pháp lý, tài chính, công nghệ, văn hoá, lao động,… Do vậy ở vị trí trung tâm, kết nối các giao dịch mua bán - sáp nhập doanh nghiệp là các công ty tư vấn - môi giới chuyên nghiệp làm nhiệm vụ khảo sát, đánh giá, xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn mua bán - sáp nhập doanh nghiệp, kết nối người mua và người bán.
Các công ty tư vấn không thể thiếu trong các giao dịch loại này, nó đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, đảm bảo giao dịch công bằng, khách quan và có lợi cho cả hai bên.
Nếu các bên cùng có lợi, hoạt động mua bán - sáp nhập doanh nghiệp sẽ còn “đất” để phát triển?
Theo nhận định của chúng tôi, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn và việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô còn mất một khoảng thời gian nữa. Như vậy, sẽ còn nhiều doanh nghiệp phải chào bán. Và trong số đó, nhiều doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt, chỉ có chút khó khăn về tài chính, hoặc kinh nghiệm quản trị, thị trường…
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến việc đầu tư vào thị trường Việt Nam, thể hiện qua con số đăng ký đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong thời gian gần đây. Các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng hình thức đầu tư thông qua hoạt động mua bán - sáp nhập công ty là cách thức tiếp cận hiệu quả, nhanh chóng và đỡ tốn kém nhất.
Đặc biệt là một số ngành có các rào cản thâm nhập ngành như bất động sản, dược, ngân hàng, tài chính, chứng khoán, quản lý quỹ, phân phối… Nhiều nhà đầu tư đang đặt hàng thông qua chúng tôi để đi vào thị trường.
Thời điểm hiện nay chính là cơ hội vàng để mua bán - sáp nhập doanh nghiệp. Rất nhiều công ty đã được đầu tư hoàn chỉnh, công nghệ hiện đại, lao động đã sẵn sàng, thị trường đều có, nhưng chỉ vì thiếu vốn mà phải bán lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, đây là thời điểm thuận lợi để sở hữu một doanh nghiệp tốt với giá hợp lý. Không dễ gì chỉ trong một thời gian ngắn mà có được một mô hình doanh nghiệp hoàn thiện, có khả năng sinh lời ngay. Thông qua hoạt động mua bán - sáp nhập sẽ tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư, nắm bắt ngay cơ hội để thâm nhập thị trường.
Với một khoản đầu tư hợp lý vào thời điểm này, sau khoảng hai đến ba năm nữa, khi nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng trở lại thì những doanh nghiệp hôm nay gặp khó khăn và phải đem bán, khi đó có thể là “vàng ròng”.
Không lâu trước đó, cả nhà máy còn tưng bừng trước niềm vui sản xuất thử nghiệm thành công dây chuyền lốp xe tải trị giá hàng chục tỷ đồng, thì nay hàng loạt công nhân đang phải nghỉ chờ việc, không hưởng lương.
Cũng như hàng ngàn cơ sở sản xuất trên đất nước Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty cao su nọ phải dựa vào nguồn vay thương mại để có vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh. Vào thời điểm quyết định đầu tư, việc tiếp cận thị trường vốn khá dễ dàng và lãi suất cho vay của các ngân hàng cao lắm cũng không đến 15%/năm. Nay, mọi sự đã khác.
“Lãi suất cho vay có thể lên đến 25%/năm, nhưng cũng khó tiếp cận, phát hành thêm cổ phiếu thì không bán được, thiếu vốn để hoạt động, nhiều doanh nghiệp đang buộc phải “bán mình”, ông Phan Xuân Cần, Tổng giám đốc - Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Việt Nam (TigerInvest), một công ty kết nối đầu tư có tiếng tại Hà Nội cho biết.
Trao đổi với VnEconomy, ông Cần nói:
- Có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn từ việc thiếu vốn, từ sự hoạt động không hiệu quả do chi phí đầu vào tăng cao và buộc phải đem chính mình ra rao bán. Tình trạng chung mà các doanh nghiệp đang gặp phải xuất phát từ những biến động khó lường của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế thời gian qua.
Nguyên liệu đầu vào tăng do biến động giá trên thế giới, lạm phát cao khiến nhiều chi phí cũng tăng theo. Cộng thêm vào đó là việc thắt chặt tín dụng của các ngân hàng thương mại và lãi suất cho vay cùng nhiều khoản phụ phí cao khiến cho lợi nhuận không còn.
Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng càng làm thì càng lỗ nặng hơn. Một số doanh nghiệp cố gắng cầm cự bằng việc tái cấu trúc và cắt giảm chi phí triệt để. Nhưng so với tốc độ lạm phát được đánh giá là không dưới 22% trong năm nay và người lao động đang gây sức ép tăng lương, thì điều dễ thấy là sẽ ngày càng nhiều doanh nghiệp không thể cầm cự thêm được nữa.
Khác với năm ngoái, năm nay số doanh nghiệp thông qua sàn giao dịch muabancongty.com đã tăng đột biến. Nếu như cả năm 2007, chúng tôi chỉ giới thiệu trên 200 cơ hội đầu tư, thì tính đến thời điểm này của năm 2008, trên sàn giao dịch luôn duy trì khoảng 600 cơ hội đầu tư. Trong số này, đến 70% được rao bán là do gặp những khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Thông thường thì cách thức các doanh nghiệp “bán mình” như thế nào, thưa ông?
Tùy theo thỏa thuận của các bên mà giao dịch có thể là bán một phần vốn, bán cả doanh nghiệp, hay bán tỷ lệ góp vốn trong một hạng mục đầu tư.
Những doanh nghiệp thiếu vốn cho sản xuất thường đề nghị bán một phần doanh nghiệp tính theo tỷ lệ sở hữu nào đó để có thêm nguồn vốn tiếp tục sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đối mặt với khó khăn không thể vượt qua nổi đã phải bán phần vốn chi phối cho nhà đầu tư khác.
Một số trường hợp, doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thì nay buộc phải cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình, thu hẹp hoạt động để tập trung nguồn lưc. Một bộ phận doanh nghiệp sẽ được giao bán toàn bộ cho nhà đầu tư.
Cũng có không ít trường hợp các doanh nghiệp trong thời gian trước đã mua cổ phần tại một doanh nghiệp khác, nay gặp phải khó khăn thì đem bán để thu vốn về tập trung cho lĩnh vực kinh doanh chính của mình.
Hồi đầu năm nay, một số doanh nghiệp gặp khó khăn còn sử dụng hình thức phát hành thêm cổ phần để huy động vốn. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, việc phát hành thêm cổ phần cũng đang gặp nhiều khó khăn do thị trường chứng khoán đi xuống.
Một hình thức khác cũng đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài là phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Hiện nay có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến những doanh nghiệp đang khó khăn không?
Cũng có khá nhiều nhà đầu tư quan tâm đến các giao dịch mua bán - sáp nhập công ty. Nhà đầu tư có thể là các quỹ đầu tư, các định chế tài chính, các doanh nghiệp hoặc cá nhân có tiềm lực tài chính tốt.
Nếu nhìn nhận từ nguồn tiền thì có thể phân thành nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu căn cứ trên mục đích mua doanh nghiệp thì người mua có thể là các đối tác, bạn hàng hiện có của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có khó khăn về tài chính thì bỏ tiền để vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cũng có thể người mua là những đối thủ cạnh tranh muốn nhân cơ hội doanh nghiệp gặp khó khăn, họ thông qua hình thức mua bán - sáp nhập để mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển mạng lưới phân phối.
Hoặc có thể là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, mua doanh nghiệp rồi cho cơ cấu lại, nâng cao giá trị doanh nghiệp và bán đi khi được giá…
Trước những khó khăn của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vẻ gặp khó khăn trước tiên?
Trong toàn bộ nền kinh tế, đến 95% số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, sức chống đỡ với các biến động kinh tế rất yếu nên khó cầm cự và phải đem mình ra bán trước tiên. Phổ biến trong các doanh nghiệp rao bán thời điểm hiện nay là các công ty chứng khoán quy mô nhỏ, doanh nghiệp bất động sản và đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất bị tác động bởi lạm phát cao và thị trường vốn thắt chặt.
Thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục, giá trị giao dịch thấp, giao dịch thành công ít, nhiều doanh nghiệp giãn, hoãn tiến độ cổ phần, IPO… khiến các công ty chứng khoán thiếu nguồn thu. Trong khi đó, tiền thuê địa điểm mở sàn giao dịch, tiền trả lương cho nhân viên vốn thuộc hàng cao… được cho là có thể “ngốn” từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng/công ty/tháng. Nhiều công ty đã chọn giải pháp mời chào đối tác nước ngoài trở thành cổ đông chiến lược.
Cũng tương tự là thị trường bất động sản. Do thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát, các chủ dự án rất khó tiếp cận được các khoản tín dụng từ ngân hàng, trong khi đó giao dịch thành công rất ít, giá bán đất dự án và căn hộ sụt giảm, chi phí xây dựng tăng cao, cộng với sức ép từ nhiều khoản vay đến hạn dồn doanh nghiệp vào chân tường. Và giải pháp cũng lại là chuyển nhượng.
Các đơn vị sản xuất quy mô nhỏ cũng chịu từng ấy sức ép từ thiếu vốn, từ chi phí tăng cao, nhưng phải đối đầu với một vấn đề lớn hơn nữa, đó là hoạt động không còn hiệu quả.
Và “bán mình” có thể xem là giải pháp lúc này?
Đó đúng là một giải pháp, và nó đem lại lợi ích cho các bên liên quan.
Đối với doanh nghiệp, sẽ không còn cảnh lao động mất việc, máy móc, tài sản đất đai - nhà xưởng – máy móc hao mòn, bỏ phí. Việc bán đi doanh nghiệp sẽ mang lại những nguồn lực mới từ bổ sung tài chính, công nghệ, kỹ năng quản lý, đến phát triển các giải pháp thị trường… Qua đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn.
Đối với chủ doanh nghiệp, họ sẽ có thêm nguồn tài chính để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh khác. Còn nếu khi bán một phần doanh nghiệp cho đối tác, họ sẽ thu được nhiều lợi ích từ sự hợp tác chuyển giao kinh nghiệm quản trị, năng lực điều hành… và việc mua bán - sáp nhập có thể tạo nên sự cộng hưởng giá trị tại chính doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế, hoạt động mua bán - sáp nhập sẽ thanh lọc những doanh nghiệp yếu, tạo nên những doanh nghiệp mới có tiềm lực mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn, và làm lành mạnh hóa nền sản xuất.
Cũng xuất phát từ mục địch gia tăng giá trị và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà hiện nay, nhiều công ty không gặp phải khó khăn nhưng cũng tham gia vào thị trường mua bán - sáp nhập để tìm kiếm thêm đối tác, tạo thêm sức mạnh cho mình trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.
Ông nghĩ thế nào về thị trường mua bán - sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay?
Hiện nay thị trường mua bán - sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam có tiềm năng lớn và tăng trưởng nhanh về quy mô và số lượng. Có ba đối tượng tham gia trực tiếp vào giao dịch mua bán doanh nghiệp. Đó là bản thân doanh nghiệp chào bán, nhà đầu tư mua và sở hữu hoặc bán lại doanh nghiệp khi được giá và cuối cùng là các công ty tư vấn chuyên nghiệp về mua bán - sáp nhập.
Do doanh nghiệp là một cơ thể phức tạp về pháp lý, tài chính, công nghệ, văn hoá, lao động,… Do vậy ở vị trí trung tâm, kết nối các giao dịch mua bán - sáp nhập doanh nghiệp là các công ty tư vấn - môi giới chuyên nghiệp làm nhiệm vụ khảo sát, đánh giá, xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn mua bán - sáp nhập doanh nghiệp, kết nối người mua và người bán.
Các công ty tư vấn không thể thiếu trong các giao dịch loại này, nó đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, đảm bảo giao dịch công bằng, khách quan và có lợi cho cả hai bên.
Nếu các bên cùng có lợi, hoạt động mua bán - sáp nhập doanh nghiệp sẽ còn “đất” để phát triển?
Theo nhận định của chúng tôi, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn và việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô còn mất một khoảng thời gian nữa. Như vậy, sẽ còn nhiều doanh nghiệp phải chào bán. Và trong số đó, nhiều doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt, chỉ có chút khó khăn về tài chính, hoặc kinh nghiệm quản trị, thị trường…
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến việc đầu tư vào thị trường Việt Nam, thể hiện qua con số đăng ký đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong thời gian gần đây. Các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng hình thức đầu tư thông qua hoạt động mua bán - sáp nhập công ty là cách thức tiếp cận hiệu quả, nhanh chóng và đỡ tốn kém nhất.
Đặc biệt là một số ngành có các rào cản thâm nhập ngành như bất động sản, dược, ngân hàng, tài chính, chứng khoán, quản lý quỹ, phân phối… Nhiều nhà đầu tư đang đặt hàng thông qua chúng tôi để đi vào thị trường.
Thời điểm hiện nay chính là cơ hội vàng để mua bán - sáp nhập doanh nghiệp. Rất nhiều công ty đã được đầu tư hoàn chỉnh, công nghệ hiện đại, lao động đã sẵn sàng, thị trường đều có, nhưng chỉ vì thiếu vốn mà phải bán lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, đây là thời điểm thuận lợi để sở hữu một doanh nghiệp tốt với giá hợp lý. Không dễ gì chỉ trong một thời gian ngắn mà có được một mô hình doanh nghiệp hoàn thiện, có khả năng sinh lời ngay. Thông qua hoạt động mua bán - sáp nhập sẽ tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư, nắm bắt ngay cơ hội để thâm nhập thị trường.
Với một khoản đầu tư hợp lý vào thời điểm này, sau khoảng hai đến ba năm nữa, khi nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng trở lại thì những doanh nghiệp hôm nay gặp khó khăn và phải đem bán, khi đó có thể là “vàng ròng”.