Thời hấp thụ vốn
Tại sao quỹ nước ngoài hôm nay bán ra một loạt cổ phiếu giá thấp, ngày mai cũng những cổ phiếu đó họ lại mua vào giá cao?
Tại sao quỹ nước ngoài hôm nay bán ra một loạt cổ phiếu giá thấp, ngày mai cũng những cổ phiếu đó họ lại mua vào giá cao?
1. Những vị khách từ Thái Lan sang Việt Nam tiếp xúc với Quỹ Đầu tư Finansa, sau khi tìm hiểu thị trường chứng khoán đã đến công ty chứng khoán A và mở tám tài khoản.
Họ quyết định chuyển tiền vào giao dịch cổ phiếu ngay vì Việt Nam vẫn chưa đánh thuế chứng khoán đối với cá nhân, trong khi ở Thái Lan những chính sách của chính phủ liên quan đến thị trường tài chính gần đây lại tỏ ra bất ổn.
Finansa, không giống như một số quỹ đầu tư khác đang có mặt ở Việt Nam trực tiếp đặt lệnh cho khách hàng, mà giới thiệu khách hàng đến công ty chứng khoán. Sự hợp tác nào cũng phải thỏa mãn lợi ích của hai bên, nhất là về lợi nhuận. Nhưng cách làm của Finansa giúp các công ty chứng khoán nội địa gầy dựng uy tín với giới đầu tư nước ngoài.
Hiện nay Việt Nam chưa có một công ty liên doanh chứng khoán nào và tên tuổi của các công ty chứng khoán địa phương vẫn chưa được đông đảo giới đầu tư bên ngoài tin cậy. Mối e ngại của họ là khi chuyển tiền vào, trong trường hợp đặt mua cổ phiếu mà không mua được, công ty chứng khoán sẽ sử dụng tiền của họ ra sao. Vì thế thay bằng mở tài khoản đầu tư trực tiếp, không ít nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ tiền vào các tổ chức đầu tư.
Các tổ chức này, đến lượt họ, trở thành nhà môi giới giữa công ty chứng khoán Việt Nam và nhà đầu tư bên ngoài. Điều này lý giải tại sao tổ chức đầu tư nước ngoài hôm nay bán ra một loạt cổ phiếu giá thấp, ngày mai cũng những cổ phiếu đó họ lại mua vào giá cao.
Thực ra các quỹ không chỉ mua bán cho họ, mà họ nhận lệnh từ khách hàng, rồi đặt lại những lệnh đó dưới tên quỹ ở công ty chứng khoán Việt Nam. Họ mua bán cổ phiếu nào; số lượng, giá trị nhiều ít; giá cao giá thấp đều là từ lệnh của nhà đầu tư bên ngoài và họ có phí môi giới.
Chỉ khổ các nhà đầu tư trong nước “hướng ngoại”, giao dịch chứng khoán theo chân nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã không thể hiểu được cách kinh doanh “kỳ lạ” của mấy ông Tây. Có người thắc mắc: “Tây chắc có vấn đề. Họ mua cổ phiếu FPT, TDH, GMD, SAM, CII, VHS, BMP... giá cao, rồi vài bữa sau bán ra giá thấp”.
Câu chuyện đơn giản chỉ là các tổ chức nước ngoài cũng có khách hàng “vào, ra” liên tục. Cùng một loại cổ phiếu, nhà đầu tư này thấy có lợi rồi, bán ra, nhà đầu tư khác mới đến lại mua vào.
2. Crédit Suisse (tập đoàn tài chính hàng đầu của Thụy Sỹ) được Indochina Capital chọn để huy động vốn cho họ từ bên ngoài nhằm đầu tư vào Việt Nam, trước khi niêm yết trên thị trường chứng khoán London. Indochina Capital dự kiến khối lượng huy động là 500 triệu đô la Mỹ, nhưng chưa đầy 24 giờ đồng hồ, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký với Crédit Suisse số tiền tới 1 tỉ đô la Mỹ.
Cái tên Việt Nam tiếp tục hấp dẫn giới đầu tư tài chính ngoại quốc. Nói như cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá, bây giờ không còn là thời điểm chúng ta phải đi quảng cáo, vận động vốn bên ngoài, mà Việt Nam đã bước vào giai đoạn hấp thụ vốn. Vấn đề là làm sao hấp thụ một cách hiệu quả nhất để vốn đẻ ra lời, đẻ ra công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
“Tuy nhiên thị trường chứng khoán đang ở trong tình trạng không hấp thụ hết vốn hoặc hấp thụ kém” - ông Trần Xuân Giá nói - “Đó là hậu quả của việc chuẩn bị không kỹ càng cả về tư duy và thực tiễn. Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã không lường trước những điểm nút thị trường vượt lên hoặc đi xuống, đột biến từng giai đoạn. Sự chuẩn bị mới chỉ dừng ở mức cho một sự phát triển tuần tự trong khi thời cuộc đang biến động nhanh”.
Ông nhấn mạnh việc phân cấp, giao cho các trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tp.HCM cấp phép niêm yết phải có sự chuẩn bị kỹ. “Phân cấp mà thiếu chuẩn bị sẽ phá vỡ cơ chế một cách ghê gớm. Bởi phân cấp rồi, mà đơn vị được phân cấp lúng túng, sẽ không giải quyết được công việc”.
1. Những vị khách từ Thái Lan sang Việt Nam tiếp xúc với Quỹ Đầu tư Finansa, sau khi tìm hiểu thị trường chứng khoán đã đến công ty chứng khoán A và mở tám tài khoản.
Họ quyết định chuyển tiền vào giao dịch cổ phiếu ngay vì Việt Nam vẫn chưa đánh thuế chứng khoán đối với cá nhân, trong khi ở Thái Lan những chính sách của chính phủ liên quan đến thị trường tài chính gần đây lại tỏ ra bất ổn.
Finansa, không giống như một số quỹ đầu tư khác đang có mặt ở Việt Nam trực tiếp đặt lệnh cho khách hàng, mà giới thiệu khách hàng đến công ty chứng khoán. Sự hợp tác nào cũng phải thỏa mãn lợi ích của hai bên, nhất là về lợi nhuận. Nhưng cách làm của Finansa giúp các công ty chứng khoán nội địa gầy dựng uy tín với giới đầu tư nước ngoài.
Hiện nay Việt Nam chưa có một công ty liên doanh chứng khoán nào và tên tuổi của các công ty chứng khoán địa phương vẫn chưa được đông đảo giới đầu tư bên ngoài tin cậy. Mối e ngại của họ là khi chuyển tiền vào, trong trường hợp đặt mua cổ phiếu mà không mua được, công ty chứng khoán sẽ sử dụng tiền của họ ra sao. Vì thế thay bằng mở tài khoản đầu tư trực tiếp, không ít nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ tiền vào các tổ chức đầu tư.
Các tổ chức này, đến lượt họ, trở thành nhà môi giới giữa công ty chứng khoán Việt Nam và nhà đầu tư bên ngoài. Điều này lý giải tại sao tổ chức đầu tư nước ngoài hôm nay bán ra một loạt cổ phiếu giá thấp, ngày mai cũng những cổ phiếu đó họ lại mua vào giá cao.
Thực ra các quỹ không chỉ mua bán cho họ, mà họ nhận lệnh từ khách hàng, rồi đặt lại những lệnh đó dưới tên quỹ ở công ty chứng khoán Việt Nam. Họ mua bán cổ phiếu nào; số lượng, giá trị nhiều ít; giá cao giá thấp đều là từ lệnh của nhà đầu tư bên ngoài và họ có phí môi giới.
Chỉ khổ các nhà đầu tư trong nước “hướng ngoại”, giao dịch chứng khoán theo chân nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã không thể hiểu được cách kinh doanh “kỳ lạ” của mấy ông Tây. Có người thắc mắc: “Tây chắc có vấn đề. Họ mua cổ phiếu FPT, TDH, GMD, SAM, CII, VHS, BMP... giá cao, rồi vài bữa sau bán ra giá thấp”.
Câu chuyện đơn giản chỉ là các tổ chức nước ngoài cũng có khách hàng “vào, ra” liên tục. Cùng một loại cổ phiếu, nhà đầu tư này thấy có lợi rồi, bán ra, nhà đầu tư khác mới đến lại mua vào.
2. Crédit Suisse (tập đoàn tài chính hàng đầu của Thụy Sỹ) được Indochina Capital chọn để huy động vốn cho họ từ bên ngoài nhằm đầu tư vào Việt Nam, trước khi niêm yết trên thị trường chứng khoán London. Indochina Capital dự kiến khối lượng huy động là 500 triệu đô la Mỹ, nhưng chưa đầy 24 giờ đồng hồ, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký với Crédit Suisse số tiền tới 1 tỉ đô la Mỹ.
Cái tên Việt Nam tiếp tục hấp dẫn giới đầu tư tài chính ngoại quốc. Nói như cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá, bây giờ không còn là thời điểm chúng ta phải đi quảng cáo, vận động vốn bên ngoài, mà Việt Nam đã bước vào giai đoạn hấp thụ vốn. Vấn đề là làm sao hấp thụ một cách hiệu quả nhất để vốn đẻ ra lời, đẻ ra công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
“Tuy nhiên thị trường chứng khoán đang ở trong tình trạng không hấp thụ hết vốn hoặc hấp thụ kém” - ông Trần Xuân Giá nói - “Đó là hậu quả của việc chuẩn bị không kỹ càng cả về tư duy và thực tiễn. Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã không lường trước những điểm nút thị trường vượt lên hoặc đi xuống, đột biến từng giai đoạn. Sự chuẩn bị mới chỉ dừng ở mức cho một sự phát triển tuần tự trong khi thời cuộc đang biến động nhanh”.
Ông nhấn mạnh việc phân cấp, giao cho các trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tp.HCM cấp phép niêm yết phải có sự chuẩn bị kỹ. “Phân cấp mà thiếu chuẩn bị sẽ phá vỡ cơ chế một cách ghê gớm. Bởi phân cấp rồi, mà đơn vị được phân cấp lúng túng, sẽ không giải quyết được công việc”.