“Thời khắc lịch sử” của Palestine đã điểm
Với việc được nâng cấp quy chế lên "nhà nước quan sát phi thành viên", Palestine sẽ được phép tiếp cận các tổ chức quốc tế
Sáng sớm nay (30/11, theo giờ Việt Nam), Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã chính thức công nhận quy chế nhà nước quan sát phi thành viên cho Palestine. Đây được xem là chiến thắng mang tính lịch sử của nhân dân Palestine.
Theo hãng tin AP, Palestines đã chính thức được nâng quy chế từ thực thể quan sát viên lên cấp nhà nước quan sát phi thành viên sau khi có được kết quả kiểm phiếu với 138 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 41 phiếu trắng. Ngay sau khi kết quả được công bố, quốc kỳ Palestine đã được treo lên tường tòa nhà Đại hội đồng, phía sau chỗ ngồi của đoàn đại biểu Palestines.
Tại thành phố Ramallah ở Bờ Tây, hàng trăm người đã đổ về quảng trường trung tâm vẫy cờ Palestine và hô vang khẩu hiệu chúc mừng. Trong khi những người theo dõi kết quả bỏ phiếu trên màn ảnh nhỏ thì ôm chầm lấy nhau, hò reo, đốt pháo hoa ăn mừng và kéo ra đường phố nhảy múa.
Tuy nhiên, theo AP, độc lập thực sự vẫn là một ước mơ khó nắm bắt chừng nào người dân Palestine có được một thỏa thuận hòa bình với Israel, nước trước giờ vẫn phản đối việc Đại hội đồng Liên hiệp quốc bỏ phiếu nâng cấp quy chế cho Palestine. Hiện Israel vẫn đang khống chế Bờ Tây, Đông Jerusalem và đường vào Gaza.
Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu chính thức được công bố, Mỹ đã lên tiếng chỉ trích cuộc bỏ phiếu này. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã gọi cuộc bỏ phiếu này là "điều đáng tiếc" và "phản tác dụng". Còn Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thì cho rằng hành động của Liên hiệp quốc đã vi phạm các thỏa ước giữa Israel và Palestine.
Hãng tin AP cho hay, 9 lá phiếu chống thuộc về Mỹ, Israel, Canada, Cộng hòa Czech, Marshall Islands, Micronesia, Nauru, Palau và Panama.
Theo quy định, để được công nhận tình trạng nhà nước quan sát phi thành viên, Palestine phải nhận được sự đồng ý của ít nhất 2/3 số nước thành viên Liên hiệp quốc. Trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu đã có 130 quốc gia lên tiếng ủng hộ nhà nước Palestine độc lập. Trong đó ngoài các nước đang phát triển, còn có cả các nước châu Âu như Pháp, Áo, Đan Mạch, Tây Ban Nha....
Với việc được nâng cấp quy chế lên cấp "nhà nước quan sát phi thành viên", Palestine sẽ được phép tiếp cận các tổ chức quốc tế. Chính quyền Palestine trước đó đã cam kết sẽ khởi động lại tiến trình hòa bình bị bế tắc trong hai năm qua, chủ yếu liên quan đến vấn đề định cư của người Do Thái tại khu vực Bờ Tây, ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu nâng cấp quy chế tại Liên hiệp quốc.
Theo hãng tin AP, Palestines đã chính thức được nâng quy chế từ thực thể quan sát viên lên cấp nhà nước quan sát phi thành viên sau khi có được kết quả kiểm phiếu với 138 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 41 phiếu trắng. Ngay sau khi kết quả được công bố, quốc kỳ Palestine đã được treo lên tường tòa nhà Đại hội đồng, phía sau chỗ ngồi của đoàn đại biểu Palestines.
Tại thành phố Ramallah ở Bờ Tây, hàng trăm người đã đổ về quảng trường trung tâm vẫy cờ Palestine và hô vang khẩu hiệu chúc mừng. Trong khi những người theo dõi kết quả bỏ phiếu trên màn ảnh nhỏ thì ôm chầm lấy nhau, hò reo, đốt pháo hoa ăn mừng và kéo ra đường phố nhảy múa.
Tuy nhiên, theo AP, độc lập thực sự vẫn là một ước mơ khó nắm bắt chừng nào người dân Palestine có được một thỏa thuận hòa bình với Israel, nước trước giờ vẫn phản đối việc Đại hội đồng Liên hiệp quốc bỏ phiếu nâng cấp quy chế cho Palestine. Hiện Israel vẫn đang khống chế Bờ Tây, Đông Jerusalem và đường vào Gaza.
Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu chính thức được công bố, Mỹ đã lên tiếng chỉ trích cuộc bỏ phiếu này. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã gọi cuộc bỏ phiếu này là "điều đáng tiếc" và "phản tác dụng". Còn Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thì cho rằng hành động của Liên hiệp quốc đã vi phạm các thỏa ước giữa Israel và Palestine.
Hãng tin AP cho hay, 9 lá phiếu chống thuộc về Mỹ, Israel, Canada, Cộng hòa Czech, Marshall Islands, Micronesia, Nauru, Palau và Panama.
Theo quy định, để được công nhận tình trạng nhà nước quan sát phi thành viên, Palestine phải nhận được sự đồng ý của ít nhất 2/3 số nước thành viên Liên hiệp quốc. Trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu đã có 130 quốc gia lên tiếng ủng hộ nhà nước Palestine độc lập. Trong đó ngoài các nước đang phát triển, còn có cả các nước châu Âu như Pháp, Áo, Đan Mạch, Tây Ban Nha....
Với việc được nâng cấp quy chế lên cấp "nhà nước quan sát phi thành viên", Palestine sẽ được phép tiếp cận các tổ chức quốc tế. Chính quyền Palestine trước đó đã cam kết sẽ khởi động lại tiến trình hòa bình bị bế tắc trong hai năm qua, chủ yếu liên quan đến vấn đề định cư của người Do Thái tại khu vực Bờ Tây, ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu nâng cấp quy chế tại Liên hiệp quốc.