15:30 20/10/2015

Thủ tướng: 13/14 chỉ tiêu 2015 đạt kế hoạch

Nguyên Vũ

Thủ tướng báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội 5 năm qua và kế hoạch 5 năm tới

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dùng báo cáo Quốc hội tình hình kinh tế xã hội tai phiên khai mạc kỳ họp thứ 10.<br>
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dùng báo cáo Quốc hội tình hình kinh tế xã hội tai phiên khai mạc kỳ họp thứ 10.<br>
Sáng 20/10, báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội 2015 và 5 năm qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập nhiều nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, yếu kém.

Trong đó có nguyên nhân từ phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh tế xã hội chưa thật phù hợp, hiệu lực hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Không đạt, nhưng chuyển biến tích cực

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, trong 14 chỉ tiêu kế hoạch của năm 2015, ước tính có 13 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, chỉ có chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng không đạt (42%).
 
Còn trong số 26 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011-2015, có 17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 9 chỉ tiêu không đạt, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP nhưng chỉ tiêu này năm 2014 và 2015 đã có chuyển biến tích cực, vượt kế hoạch đề ra.

GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỉ USD, bình quân đầu người 2.228 USD (tính theo sức mua ngang giá là trên 5.600 USD), Thủ tướng nói.

Cụ thể hơn ở từng lĩnh vực, Thủ tướng cho biết đến tháng 9/2015, nợ xấu còn 2,9% (tháng 9/2012 là 17,43%) và đã giảm 17 tổ chức tín dụng, thanh khoản và an toàn hệ thống được bảo đảm, cung ứngvốn tốt hơn cho nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Quy mô thị trường chứng khoán tăng, mức vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt khoảng 33%GDP và thị trường trái phiếu đạt khoảng 23% vào cuối năm 2015.

Hạn chế, yếu kém được chỉ ra tại báo cáo của Thủ tướng là kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc. Cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, bội chi còn cao. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn.

Chất lượng tín dụng chưa cao, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém còn nhiều khó khăn. Huy động nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước còn hạn chế, Thủ tướng đánh giá.

Nhiều hạn chế trong các lĩnh vực khác được Thủ tướng nhìn nhận, như khoảng cách giàu nghèo còn lớn, nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong nhânh dân, tai nạn giao thông còn nghiêm trọng...

Xây dựng thể chế còn lúng túng

Những hạn chế, yếu kém nói trên, theo Thủ tướng do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân chủ quan đầu tiên được Thủ tướng đề cập là nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên nhiều lĩnh vực chưa đủ rõ và còn khác nhau .

Vì vậy, việc xây dựng thể chế, chính sách nhiều mặt còn lúng túng, thiếu nhất quán, chưa thật phù hợp với kinh tế thị trường, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Nguyên nhân chủ quan thứ hai được Thủ tướng đề cập là tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước nhiều mặt còn hạn chế. Việc quán triệt và thể chế hóa thành luật pháp, cơ chế, chính sách trong nhiều trường hợp chưa sâu, còn chậm, chất lượng thấp, tính khả thi chưa cao. , thiếu trách nhiệm, thực thi nhiệm vụ kém hiệu quả, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nguyên nhân tiếp theo, theo người đứng đầu Chính phủ là phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh tế xã hội chưa thật phù hợp, hiệu lực hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Tổ chức bộ máy và phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức nhiều mặt còn hạn chế. Khả năng phân tích, dự báo và phản ứng chính sách chưa đáp ứng yêu cầu trước tình hình quốc tế biến động rất nhanh, phức tạp.

Chưa tập trung được cao nhất thời gian và mọi nỗ lực để ứng phó với tác động nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Chưa làm tốt công tác phối hợp và sơ kết tổng kết thực tiễn, Thủ tướng khái quát.

Nhìn lại 5 năm qua, Thủ tướng rút ra các bài học kinh nghiệm.

Theo đó, sáng tạo trong tư duy phát triển, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân làm mục tiêu cao nhất là nội dung được thể hiện ở bài học thứ nhất. Còn đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu là yếu tố được nhắc đến ở bài học thứ hai.

Đến bài học thứ ba, Thủ tướng nêu rõ, tăng cường quyền làm chủ của người dân, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm,là chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.