“Loại trừ người tham nhũng khỏi hàng ngũ lãnh đạo”
Cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng lần thứ 12
Trình bày tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 của Quốc hội sáng 20/10, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết, cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng lần thứ 12.
“Cử tri mong muốn những người được bầu giữ các chức vụ chủ chốt trong Đảng, chính quyền có đủ đức, đủ tài để xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đồng thời cần kiên quyết loại trừ những trường hợp thoái hóa, biến chất, có biểu hiện tham nhũng, lợi ích nhóm tham gia vào bộ máy lãnh đạo các cấp”, ông Nhân phản ánh.
Tập hợp qua gần 5.000 ý kiến, kiến nghị của cử tri cũng cho thấy, cử tri và nhân dân vẫn còn nhiều tâm tư, lo lắng trước tình hình kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững.
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, chưa đạt tiến độ đề ra. Chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động chưa cao, giá một số sản phẩm nông nghiệp giảm, ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết tốt.
Bên cạnh đó là an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đảm bảo, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông vẫn diễn ra phức tạp. Tình hình cháy, nổ xảy ra ở nhiều nơi gây thiệt hại lớn về người và tài sản…
Cử tri và nhân dân cũng bày tỏ sự bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng trái luật pháp quốc tế các công trình tại các đảo chìm, bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam, báo cáo nêu rõ.
Theo phản ánh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân cũng chưa hài lòng về việc một số văn bản pháp luật cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và hướng dẫn thi hành luật mới ban hành còn chậm. Như Luật Về hội, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Biểu tình.
Một số văn bản hướng dẫn thi hành luật mới ban hành còn chậm như hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Hộ tịch, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Căn cước công dân.
Mong muốn cử tri gửi đến Quốc hội là các cơ quan liên quan đề cao trách nhiệm giám sát, yêu cầu các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc việc giải quyết và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành trong việc thực hiện trách nhiệm này.
Cử tri và nhân dân cũng đề nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, làm rõ trách nhiệm bồi thường đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.
Thực hiện lộ trình tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2016 cũng nằm trong đề nghị của cử tri gửi đến Quốc hội.
“Cử tri mong muốn những người được bầu giữ các chức vụ chủ chốt trong Đảng, chính quyền có đủ đức, đủ tài để xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đồng thời cần kiên quyết loại trừ những trường hợp thoái hóa, biến chất, có biểu hiện tham nhũng, lợi ích nhóm tham gia vào bộ máy lãnh đạo các cấp”, ông Nhân phản ánh.
Tập hợp qua gần 5.000 ý kiến, kiến nghị của cử tri cũng cho thấy, cử tri và nhân dân vẫn còn nhiều tâm tư, lo lắng trước tình hình kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững.
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, chưa đạt tiến độ đề ra. Chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động chưa cao, giá một số sản phẩm nông nghiệp giảm, ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết tốt.
Bên cạnh đó là an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đảm bảo, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông vẫn diễn ra phức tạp. Tình hình cháy, nổ xảy ra ở nhiều nơi gây thiệt hại lớn về người và tài sản…
Cử tri và nhân dân cũng bày tỏ sự bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng trái luật pháp quốc tế các công trình tại các đảo chìm, bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam, báo cáo nêu rõ.
Theo phản ánh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân cũng chưa hài lòng về việc một số văn bản pháp luật cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và hướng dẫn thi hành luật mới ban hành còn chậm. Như Luật Về hội, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Biểu tình.
Một số văn bản hướng dẫn thi hành luật mới ban hành còn chậm như hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Hộ tịch, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Căn cước công dân.
Mong muốn cử tri gửi đến Quốc hội là các cơ quan liên quan đề cao trách nhiệm giám sát, yêu cầu các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc việc giải quyết và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành trong việc thực hiện trách nhiệm này.
Cử tri và nhân dân cũng đề nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, làm rõ trách nhiệm bồi thường đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.
Thực hiện lộ trình tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2016 cũng nằm trong đề nghị của cử tri gửi đến Quốc hội.