“Quốc hội sẽ quyết nhiều nội dung quan trọng”
Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
“Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định khi phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, sáng 20/10 tại Hà Nội.
Chủ tịch nhấn mạnh, năm 2015, tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn giảm, giá dầu giảm sâu, tình hình biển Đông tiếp tục diễn biến nguy hiểm, khó lường… đã tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam.
Ở trong nước, theo Chủ tịch, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.
Tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi, đạt mức cao hơn kế hoạch đề ra; cải cách hành chính có bước tiến mới, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt những kết quả tích cực.
Lĩnh vực văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm; phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quan tâm tích cực triển khai; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vừng; công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế thu được những kết quả nổi bật, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao...
Mặc dù vậy, Chủ tịch cũng nhấn mạnh, tình hình kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Biểu hiện cụ thể là cơ cấu ngân sách nhà nước thiếu bền vững, bội chi cao, nợ công tăng, nông nghiệp tăng trưởng thấp, xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn.
Nền kinh tế thị trường vận hành chưa thật thông suốt, thị trường vốn, thị trường khoa học-công nghệ phát triển chậm, thị trường lao động, thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn, năng suất lao động thấp.
Tình hình trật tự, trị an, an toàn giao thông diễn biến phức tạp; nhiều biểu hiện xấu về văn hóa, đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội…, Chủ tịch Quốc hội đánh giá.
Tại kỳ họp này, Chủ tịch cho biết Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.
Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 18 dự án luật, nhiều nghị quyết; cho ý kiến về 8 dự án luật khác. Công tác xây dựng pháp luật được xác định là một nội dung trọng tâm với số lượng lớn các dự án luật nhằm tiếp tục triển khai đưa Hiến pháp vào cuộc sống, ông nhấn mạnh.
“Sau khi cơ bản hoàn thành việc xây dựng các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, tại kỳ họp này, với tinh thần thượng tôn pháp luật, Quốc hội sẽ dành thời gian tập trung thảo luận, xem xét, thông qua các dự án luật, bộ luật nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, củng cố quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, tổ chức và hoạt động của Quốc hội... theo tinh thần của Hiến pháp”, ông nói.
Nội dung đáng chú ý khác là các vị đại diện cho dân sẽ dành thời gian thích đáng để xem xét báo cáo của Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát, chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Quốc hội cũng sẽ quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và hội đồng nhân dân các cấp 2016-2021, thành lập Hội đồng Bầu cử Quốc gia, bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và phê chuẩn Phó chủ tịch, uỷ viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia; bầu Tổng thư ký Quốc hội.
Nhấn mạnh kỳ họp thứ 10 có khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng diễn ra trong thời điểm đại hội Đảng nhiều địa phương chuẩn bị được tổ chức, trong phiên họp trù bị, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu: nếu là đại biểu chính thức hay thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư đi chỉ đạo đại hội thì đương nhiên phải có mặt.
“Còn với các vị nếu chỉ được mời dự vì tình cảm quê hương, vì nguyên là bí thư tỉnh, thành đó thì xin tập trung dành ưu tiên cho kỳ họp”, ông nói.
Chủ tịch nhấn mạnh, năm 2015, tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn giảm, giá dầu giảm sâu, tình hình biển Đông tiếp tục diễn biến nguy hiểm, khó lường… đã tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam.
Ở trong nước, theo Chủ tịch, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.
Tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi, đạt mức cao hơn kế hoạch đề ra; cải cách hành chính có bước tiến mới, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt những kết quả tích cực.
Lĩnh vực văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm; phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quan tâm tích cực triển khai; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vừng; công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế thu được những kết quả nổi bật, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao...
Mặc dù vậy, Chủ tịch cũng nhấn mạnh, tình hình kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Biểu hiện cụ thể là cơ cấu ngân sách nhà nước thiếu bền vững, bội chi cao, nợ công tăng, nông nghiệp tăng trưởng thấp, xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn.
Nền kinh tế thị trường vận hành chưa thật thông suốt, thị trường vốn, thị trường khoa học-công nghệ phát triển chậm, thị trường lao động, thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn, năng suất lao động thấp.
Tình hình trật tự, trị an, an toàn giao thông diễn biến phức tạp; nhiều biểu hiện xấu về văn hóa, đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội…, Chủ tịch Quốc hội đánh giá.
Tại kỳ họp này, Chủ tịch cho biết Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.
Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 18 dự án luật, nhiều nghị quyết; cho ý kiến về 8 dự án luật khác. Công tác xây dựng pháp luật được xác định là một nội dung trọng tâm với số lượng lớn các dự án luật nhằm tiếp tục triển khai đưa Hiến pháp vào cuộc sống, ông nhấn mạnh.
“Sau khi cơ bản hoàn thành việc xây dựng các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, tại kỳ họp này, với tinh thần thượng tôn pháp luật, Quốc hội sẽ dành thời gian tập trung thảo luận, xem xét, thông qua các dự án luật, bộ luật nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, củng cố quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, tổ chức và hoạt động của Quốc hội... theo tinh thần của Hiến pháp”, ông nói.
Nội dung đáng chú ý khác là các vị đại diện cho dân sẽ dành thời gian thích đáng để xem xét báo cáo của Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát, chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Quốc hội cũng sẽ quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và hội đồng nhân dân các cấp 2016-2021, thành lập Hội đồng Bầu cử Quốc gia, bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và phê chuẩn Phó chủ tịch, uỷ viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia; bầu Tổng thư ký Quốc hội.
Nhấn mạnh kỳ họp thứ 10 có khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng diễn ra trong thời điểm đại hội Đảng nhiều địa phương chuẩn bị được tổ chức, trong phiên họp trù bị, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu: nếu là đại biểu chính thức hay thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư đi chỉ đạo đại hội thì đương nhiên phải có mặt.
“Còn với các vị nếu chỉ được mời dự vì tình cảm quê hương, vì nguyên là bí thư tỉnh, thành đó thì xin tập trung dành ưu tiên cho kỳ họp”, ông nói.