“Thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ”
Một phân tích cho rằng, những điều chỉnh chính sách gần đây của Ngân hàng Nhà nước được gắn với thông điệp thắt chặt tiền tệ
Một phân tích cho rằng, những điều chỉnh chính sách gần đây của Ngân hàng Nhà nước được gắn với thông điệp thắt chặt tiền tệ.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa gửi tới nhà đầu tư bản “báo cáo đặc biệt” với chủ đề: “Tăng lãi suất cơ bản - Thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ”.
Điểm xuất phát của bản báo cáo là quyết định nâng một loạt các mức lãi suất chủ chốt, trong đó nổi bật là việc tăng lãi suất cơ bản lên mức 9% lần đầu tiên sau 11 tháng liên tục duy trì ở mức 8%, của Ngân hàng Nhà nước trong ngày 5/11.
“Đây có thể là quyết định bất ngờ đối với nhiều nhà đầu tư song lại là điều không quá bất ngờ đối với giới ngân hàng khi biểu đồ lãi suất liên ngân hàng trong những ngày qua đã liên tục tăng mạnh, vốn là những biểu hiện đầu tiên về khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất cơ bản”, bản báo cáo nhận định.
Phân tích từ điều chỉnh trên, hai thông điệp mà BVSC cho là rất rõ đã được phát đi từ quyết định tăng lãi suất cơ bản lần này của Ngân hàng Nhà nước: thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và trả lãi suất về đúng diễn biến cung cầu của thị trường, góp phần hạ nhiệt tỷ giá.
Định hướng hạ mặt bằng lãi suất của Chính phủ trong thời gian qua mặc dù rất hợp lý trong việc giảm bớt chi phí lãi vay cho doanh nghiệp song dường như mong muốn này không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay, khi rủi ro tỷ giá và lạm phát đang không ngừng leo thang.
Theo BVSC, thông điệp về việc thắt chặt tiền tệ là khá rõ ràng. Thực chất hiện nay, lãi suất cơ bản không còn đóng vai trò quan trọng như trước kia, nhưng đây vẫn được coi là tín hiệu đi đầu làm tham chiếu cho các loại lãi suất khác. Và không phải đợi đến khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản mà thực chất những biểu hiện về việc thắt chặt tiền tệ đã được thể hiện thông qua động thái điều chỉnh kỳ hạn và khối lượng bơm tiền qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) kể từ giữa tháng 10.
Cụ thể, kỳ hạn OMO được điều chỉnh từ 14 ngày xuống 7 ngày, khối lượng cũng chỉ tập trung đa phần ở các kỳ hạn 7 ngày đã cho thấy định hướng tập trung hỗ trợ thanh khoản và rút dần tiền về của Ngân hàng Nhà nước. Công ty chứng khoán này cũng cho biết, kể từ đầu tháng 11 trở lại đây, mặc dù khối lượng vốn bơm qua OMO hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước là tương đối nhiều (trung bình khoảng 12 nghìn tỷ đồng/ngày) nhưng đa phần con số này là vừa đủ để bù đắp lượng tiền đáo hạn hút về.
“Thắt chặt cung tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở thực chất đã là bước đi đầu tiên của quá trình thắt chặt tiền tệ. BVSC cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất cơ bản ở mức 9% ít nhất là đến hết tháng 2/2011 (sau dịp Tết Nguyên Đán) cho đến khi lạm phát bắt đầu thực sự giảm”, BVSC đưa ra dự báo.
Ở một nội dung khác, bản báo cáo đặt vấn đề tăng lãi suất cơ bản liệu có giúp hạ nhiệt cơn sốt tỷ giá hay không? Và việc lãi suất cơ bản tăng cùng với chủ trương trả lãi suất về với thị trường, nhằm rộng đường cho các ngân hàng tăng lãi suất trở lại, đang được coi là một trong những biện pháp để tăng cường niềm tin của người dân vào đồng nội tệ.
Về lý thuyết, chừng nào khoảng cách chênh lệch lãi suất giữa VND và USD vẫn còn đủ lớn để bù đắp cho kỳ vọng giảm giá VND thì người dân vẫn sẽ tin tưởng vào đồng nội tệ. Tuy nhiên, trong thực tế từ đầu năm đến nay, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD luôn ở mức 7- 8% trong khi tỷ giá mới chỉ điều chỉnh hơn 5% nhưng người dân vẫn ưa thích nắm giữ USD hơn.
Theo đó, các tác giả của bản báo cáo bình luận: “Như vậy có thể thấy, tăng lãi suất VND chỉ là một trong những nguyên nhân giúp người dân yên tâm nắm giữ đồng nội tệ, biện pháp quan trọng hơn vẫn là sự chủ động và minh bạch trong chính sách tỷ giá của nhà điều hành. Một chính sách điều chỉnh tỷ giá có lộ trình sẽ khiến mọi chủ thể trong nền kinh tế tự biết cân đối thiệt hơn trong việc lựa chọn giữa VND hay USD để nắm giữ, tránh được hiện tượng đầu cơ không đáng có”.
Cũng liên quan đến vấn đề tỷ giá, mặc dù Chính phủ mới đây đã tuyên bố sẽ bán mạnh USD ra thị trường và cam kết không tăng tỷ giá từ nay đến cuối năm, tuy nhiên đối tượng tiếp cận được nguồn USD này của Ngân hàng Nhà nước được BVSC dự tính có thể sẽ rất hạn chế. Nhiều khả năng sẽ chỉ là những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như lương thực- thực phẩm, xăng dầu, phân bón… mới mua được USD với giá trần niêm yết; còn đa phần các doanh nghiệp còn lại (đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu hàng xa xỉ) sẽ phải tìm mua USD với giá trên thị trường tự do. Và theo đó, “rất có thể kinh tế Việt Nam sẽ chứng kiến hiện tượng 2 tỷ giá trong các tháng cuối năm”.
Do vậy, BVSC cho rằng, việc tăng lãi suất cơ bản sẽ góp phần nâng cao niềm tin đối với VND trong trung và dài hạn. “Tuy nhiên chúng tôi có phần e ngại tác động của việc tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt tỷ giá trong ngắn hạn có thể sẽ không được nhiều như nhà điều hành mong muốn”.
Sau khi quyết định lãi suất cơ bản được thi hành, chắc chắn mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian tới sẽ được điều chỉnh tăng theo. Đối tượng đầu tiên phải chịu thiệt sẽ là các doanh nghiệp khi phải đi vay với mặt bằng lãi suất cao hơn.
Việc chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao do lãi suất tăng lên một vài phần trăm có thể sẽ lại ảnh hưởng vào lạm phát, tuy nhiên, BVSC cho rằng ảnh hưởng này có thể sẽ không lớn và có độ trễ nhất định. Nếu như xét lại trong suốt nửa đầu năm 2010 thì doanh nghiệp vốn đã phải chịu mức lãi suất cho vay đến 16 - 17% nhưng chỉ số CPI cũng không tăng mạnh. Nguyên nhân chính của việc lạm phát tăng mạnh trong thời điểm cuối năm phần nhiều sẽ do nhóm hàng lương thực thực phẩm với tình hình thời tiết phức tạp. Việc giá USD trên thị trường tự do leo thang có thể cũng sẽ làm cho giá cả nhóm hàng nhập khẩu trong dịp Tết thêm căng thẳng.
Về tổng thể, báo cáo của BVSC kết luận: “Quyết định tăng lãi suất cơ bản lên 9% của Ngân hàng Nhà nước sẽ có tác động tích cực đối với lạm phát và tỷ giá trong trung và dài hạn, còn trong ngắn hạn, hiện những rủi ro này vẫn còn rất lớn. Dẫu sao, có thể thấy một điểm rất đáng lưu ý là Chính phủ đang tập trung mọi nỗ lực cho việc bình ổn kinh tế vĩ mô, thậm chí là phải hi sinh mục tiêu tăng trưởng. Đây có thể là tiền đề cho sự phát triển ổn định của kinh tế vĩ mô Việt Nam trong năm 2011”.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa gửi tới nhà đầu tư bản “báo cáo đặc biệt” với chủ đề: “Tăng lãi suất cơ bản - Thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ”.
Điểm xuất phát của bản báo cáo là quyết định nâng một loạt các mức lãi suất chủ chốt, trong đó nổi bật là việc tăng lãi suất cơ bản lên mức 9% lần đầu tiên sau 11 tháng liên tục duy trì ở mức 8%, của Ngân hàng Nhà nước trong ngày 5/11.
“Đây có thể là quyết định bất ngờ đối với nhiều nhà đầu tư song lại là điều không quá bất ngờ đối với giới ngân hàng khi biểu đồ lãi suất liên ngân hàng trong những ngày qua đã liên tục tăng mạnh, vốn là những biểu hiện đầu tiên về khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất cơ bản”, bản báo cáo nhận định.
Phân tích từ điều chỉnh trên, hai thông điệp mà BVSC cho là rất rõ đã được phát đi từ quyết định tăng lãi suất cơ bản lần này của Ngân hàng Nhà nước: thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và trả lãi suất về đúng diễn biến cung cầu của thị trường, góp phần hạ nhiệt tỷ giá.
Định hướng hạ mặt bằng lãi suất của Chính phủ trong thời gian qua mặc dù rất hợp lý trong việc giảm bớt chi phí lãi vay cho doanh nghiệp song dường như mong muốn này không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay, khi rủi ro tỷ giá và lạm phát đang không ngừng leo thang.
Theo BVSC, thông điệp về việc thắt chặt tiền tệ là khá rõ ràng. Thực chất hiện nay, lãi suất cơ bản không còn đóng vai trò quan trọng như trước kia, nhưng đây vẫn được coi là tín hiệu đi đầu làm tham chiếu cho các loại lãi suất khác. Và không phải đợi đến khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản mà thực chất những biểu hiện về việc thắt chặt tiền tệ đã được thể hiện thông qua động thái điều chỉnh kỳ hạn và khối lượng bơm tiền qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) kể từ giữa tháng 10.
Cụ thể, kỳ hạn OMO được điều chỉnh từ 14 ngày xuống 7 ngày, khối lượng cũng chỉ tập trung đa phần ở các kỳ hạn 7 ngày đã cho thấy định hướng tập trung hỗ trợ thanh khoản và rút dần tiền về của Ngân hàng Nhà nước. Công ty chứng khoán này cũng cho biết, kể từ đầu tháng 11 trở lại đây, mặc dù khối lượng vốn bơm qua OMO hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước là tương đối nhiều (trung bình khoảng 12 nghìn tỷ đồng/ngày) nhưng đa phần con số này là vừa đủ để bù đắp lượng tiền đáo hạn hút về.
“Thắt chặt cung tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở thực chất đã là bước đi đầu tiên của quá trình thắt chặt tiền tệ. BVSC cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất cơ bản ở mức 9% ít nhất là đến hết tháng 2/2011 (sau dịp Tết Nguyên Đán) cho đến khi lạm phát bắt đầu thực sự giảm”, BVSC đưa ra dự báo.
Ở một nội dung khác, bản báo cáo đặt vấn đề tăng lãi suất cơ bản liệu có giúp hạ nhiệt cơn sốt tỷ giá hay không? Và việc lãi suất cơ bản tăng cùng với chủ trương trả lãi suất về với thị trường, nhằm rộng đường cho các ngân hàng tăng lãi suất trở lại, đang được coi là một trong những biện pháp để tăng cường niềm tin của người dân vào đồng nội tệ.
Về lý thuyết, chừng nào khoảng cách chênh lệch lãi suất giữa VND và USD vẫn còn đủ lớn để bù đắp cho kỳ vọng giảm giá VND thì người dân vẫn sẽ tin tưởng vào đồng nội tệ. Tuy nhiên, trong thực tế từ đầu năm đến nay, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD luôn ở mức 7- 8% trong khi tỷ giá mới chỉ điều chỉnh hơn 5% nhưng người dân vẫn ưa thích nắm giữ USD hơn.
Theo đó, các tác giả của bản báo cáo bình luận: “Như vậy có thể thấy, tăng lãi suất VND chỉ là một trong những nguyên nhân giúp người dân yên tâm nắm giữ đồng nội tệ, biện pháp quan trọng hơn vẫn là sự chủ động và minh bạch trong chính sách tỷ giá của nhà điều hành. Một chính sách điều chỉnh tỷ giá có lộ trình sẽ khiến mọi chủ thể trong nền kinh tế tự biết cân đối thiệt hơn trong việc lựa chọn giữa VND hay USD để nắm giữ, tránh được hiện tượng đầu cơ không đáng có”.
Cũng liên quan đến vấn đề tỷ giá, mặc dù Chính phủ mới đây đã tuyên bố sẽ bán mạnh USD ra thị trường và cam kết không tăng tỷ giá từ nay đến cuối năm, tuy nhiên đối tượng tiếp cận được nguồn USD này của Ngân hàng Nhà nước được BVSC dự tính có thể sẽ rất hạn chế. Nhiều khả năng sẽ chỉ là những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như lương thực- thực phẩm, xăng dầu, phân bón… mới mua được USD với giá trần niêm yết; còn đa phần các doanh nghiệp còn lại (đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu hàng xa xỉ) sẽ phải tìm mua USD với giá trên thị trường tự do. Và theo đó, “rất có thể kinh tế Việt Nam sẽ chứng kiến hiện tượng 2 tỷ giá trong các tháng cuối năm”.
Do vậy, BVSC cho rằng, việc tăng lãi suất cơ bản sẽ góp phần nâng cao niềm tin đối với VND trong trung và dài hạn. “Tuy nhiên chúng tôi có phần e ngại tác động của việc tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt tỷ giá trong ngắn hạn có thể sẽ không được nhiều như nhà điều hành mong muốn”.
Sau khi quyết định lãi suất cơ bản được thi hành, chắc chắn mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian tới sẽ được điều chỉnh tăng theo. Đối tượng đầu tiên phải chịu thiệt sẽ là các doanh nghiệp khi phải đi vay với mặt bằng lãi suất cao hơn.
Việc chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao do lãi suất tăng lên một vài phần trăm có thể sẽ lại ảnh hưởng vào lạm phát, tuy nhiên, BVSC cho rằng ảnh hưởng này có thể sẽ không lớn và có độ trễ nhất định. Nếu như xét lại trong suốt nửa đầu năm 2010 thì doanh nghiệp vốn đã phải chịu mức lãi suất cho vay đến 16 - 17% nhưng chỉ số CPI cũng không tăng mạnh. Nguyên nhân chính của việc lạm phát tăng mạnh trong thời điểm cuối năm phần nhiều sẽ do nhóm hàng lương thực thực phẩm với tình hình thời tiết phức tạp. Việc giá USD trên thị trường tự do leo thang có thể cũng sẽ làm cho giá cả nhóm hàng nhập khẩu trong dịp Tết thêm căng thẳng.
Về tổng thể, báo cáo của BVSC kết luận: “Quyết định tăng lãi suất cơ bản lên 9% của Ngân hàng Nhà nước sẽ có tác động tích cực đối với lạm phát và tỷ giá trong trung và dài hạn, còn trong ngắn hạn, hiện những rủi ro này vẫn còn rất lớn. Dẫu sao, có thể thấy một điểm rất đáng lưu ý là Chính phủ đang tập trung mọi nỗ lực cho việc bình ổn kinh tế vĩ mô, thậm chí là phải hi sinh mục tiêu tăng trưởng. Đây có thể là tiền đề cho sự phát triển ổn định của kinh tế vĩ mô Việt Nam trong năm 2011”.