Thông điệp từ “địa ngục”
“Sự mất mát vật chất không là gì. Đau lòng là khi thấy cuộc sống đã ra đi... sẽ không bao giờ trở lại được như trước”
Miền Bắc bang Victoria Úc tháng 2/2009 được báo chí thế giới đề cập đến như “Địa ngục lửa”.
Vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Úc đã cướp đi sinh mạng hàng trăm con người. Bốn tháng trôi qua, từ thị trấn Marysville, từng là trung tâm của địa ngục lửa, vẫn như có nhiều thông điệp nhắn gửi con người trong thời buổi bị đe dọa bởi nhiều thảm họa.
Từ trung tâm Melbourne đi khoảng một tiếng về phía Bắc là đến quãng đường đèo ngoằn ngoèo của xa lộ Maroondah. Cũng chính nơi đây người đi đường bắt đầu cảm thấy sự hiện diện của thần hỏa. Hai bên đoạn đường xa lộ dài hàng chục cây số một thời là rừng cây trùng điệp bao phủ đồi núi chập chùng, xen lẫn những thung lũng sâu. Bây giờ, tất cả chỉ còn lại những thân cây cháy đen nhánh gầy yếu vươn cao hàng 20 - 30 mét như những bộ xương khô, tạo thành một cảnh tượng vừa bi thương vừa hoang tàn.
Đi thêm chút nữa, đoạn đường xa lộ đột ngột hẹp lại để báo hiệu bắt đầu con đường đèo hơn 10 ki lô mét nổi tiếng. Đó là Fernshaw. Với ai yêu màu xanh của dương xỉ, đây là đoạn đường đẹp nhất của nước Úc, cửa ngõ vào khu vực Marysville. Khu vực rừng này vài năm trước nổi tiếng với những cây sồi cao to vào loại bậc nhất ở Úc (theo số liệu chính thức có cây cao gần 100 mét) xen lẫn là vô số những tán dương xỉ chen chúc vươn mình. Dương xỉ tràn ngập những thung lũng ven đường, dương xỉ tràn ngập trên những thân cây sồi, dương xỉ tràn ngập ra cả hai bên vệ đường. Khắp nơi một màu xanh huyền thoại như muốn nuốt chửng con đường nhựa đen vòng vo.
Con đường huyền thoại này cũng có một lịch sử gắn liền với sự phát triển của bang Victoria. Được khai thông vào khoảng giữa thế kỷ 18, cùng với sự ra đời của khu vực Marysville địa danh được xem như nơi dừng chân của những người ở khu vực Melbourne lên non tìm vàng. Khi cơn sốt vàng nhanh chóng xẹp xuống vào cuối thế kỷ, với vẻ đẹp của núi rừng nên thơ hùng vĩ, Fernshaw và Marysville nhanh chóng trở nên địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch.
Nhưng tất cả chỉ là quá khứ. Bây giờ ngay tại trạm dừng chân vốn là nơi bắt đầu những đường mòn xuyên rừng nổi tiếng cho khách du lịch như Morley Track, Dom Dom Sadle... đã bị rào lại với một thông báo “đường đóng - phạm vi tàn phá vì cháy rừng”.
Đến nay nguyên nhân cháy rừng vẫn còn đang tiếp tục điều tra, nhưng đã có những tuyên bố chính thức cho thấy cháy là do con người đốt. Tòa án đang chuẩn bị hoàn tất hồ sơ để chuẩn bị xét xử thủ phạm.
Sự điên loạn trong vài phút của một số người có thể nhanh chóng tiêu hủy khu bảo tồn quý giá hàng trăm năm, có thể làm xóa nhòa những địa danh lịch sử được tạo dựng bởi hàng triệu người. Thảm họa từ sự điên loạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, ngay cả những nơi chúng ta tưởng là đã bảo vệ nghiêm ngặt.
* * *
Qua khỏi đèo Fernshaw khoảng hơn 10 cây số là đến ngã ba rẽ vào khu vực Marysville. Từ đây vào trung tâm thị trấn còn 6-7 cây số nữa, nhưng không cần phải đi đâu xa, cách đó chừng 100 mét đã thấy hàng ngàn mét vuông cỏ cháy sém, tô điểm bên trên là những xác xe, xác nhà nám đen vì lửa. Trên xác một chiếc xe tải nhỏ bị biến dạng hoàn toàn, chúng tôi đọc được dòng chữ viết vội: “Garage xe... đã dời về...”.
Cũng từ đây, mặc dù đám cháy đã tắt nhiều tháng rồi và đã bước vào mùa đông mưa gió nhưng không khí vẫn mang nặng một mùi khét lẹt. Con đường vào trung tâm Marysville quanh co, nhưng rộng rãi và trải nhựa phẳng lì. Chắc chắn là ai đi trên con đường này đều phải chợt hỏi vì sao vụ cháy rừng khủng khiếp vừa qua đã có thể cướp đi sinh mạng của một phần mười dân số của thị trấn 500 dân này chỉ trong một ngày được báo chí gọi là “thứ Bảy đen tối” 7 tháng 2.
Ngày đó, ngoài Marysville còn có King Lake, vốn là hai thị trấn bình yên luôn được xếp hàng đầu trong danh sách những thị trấn du lịch được yêu thích, đã bị xóa sổ hoàn toàn. Đa số người chết cháy là vì họ ở lại để cứu nhà. Chắc rằng lúc đó dân Marysville cũng nghĩ đơn giản, khi lửa đến gần là leo lên xe hơi và chạy nhanh trên con đường nhựa rộng phẳng lì mà tôi đang đi để thoát ra ngoài. Nhưng thực tế không phải như họ nghĩ, những thân cây rừng quá lớn mọc ngay sát bên con đường đã bị cháy gãy đổ và chắn hết đường đi. Lính cứu hộ cho biết khi dọn dẹp hiện trường đã phát hiện không ít trường hợp xe bị đè dưới các thân cây cháy đen cùng người chủ bên trong.
Ngay ở đầu ngõ vào thị trấn lẩn khuất sau eo đất nhỏ là một ngôi nhà còn nguyên vẹn, dù bờ tường đã bị ám khói. Có thể đó là căn nhà nổi tiếng cách đây không lâu khi được báo chí đề cặp đến như sự tồn tại kỳ diệu giữa biển lửa.
Căn nhà còn tồn tại là vì người chủ làm liều. Bất chấp quy định bảo vệ rừng nghiêm ngặt, người chủ nhà đã chặt tất cả cây xung quanh nhà để giữ một khoảng trống an toàn khi có hỏa hoạn, và chịu đóng hàng chục ngàn đô la tiền phạt. Và quả thực, qua cơn biển lửa, bất chấp lưới lửa cuốn đi hầu hết các căn nhà xung quanh, lấy đi sinh mạng của hàng xóm, lấy đi cuộc sống của hàng chục ngàn sinh vật, căn nhà của ông vẫn tồn tại nguyên vẹn.
Bây giờ thì dư luận đang bàn tán xem ông là người có tội xem thường pháp luật hay là một người khôn ngoan. Nghe nói ông đang đòi lại tiền phạt, và nếu vậy thì không biết các cơ quan chức năng sẽ giải quyết thế nào.
* * *
Khi chúng tôi đến khu vực trung tâm thị trấn thì trời lại mưa nặng hạt như tô đậm thêm cho cái không khí ảm đạm. Đúng như chúng tôi hình dung trong đầu, thị trấn hầu như đã thành bình địa. Đường phố vắng lặng, Sự sống chỉ thể hiện qua những con người mặc áo quần bảo hộ đào bới, dọn dẹp những đóng đổ nát để bắt đầu xây lại những nền nhà mới.
Nơi đông người nhất là quán cà phê ở ngay giao lộ trung tâm. Quán mang cái tên đơn giản “Bakery-Café” (cà phê và bánh mì). Ngay ở cửa ra vào có gắn một tấm bảng “chúng tôi đang làm việc và phục vụ trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Xin quí khách thông cảm về những sự sơ sót có thể xảy ra”. Bên cạnh là một tấm bảng nhỏ hơn “cần người”.
Nhưng có lẽ ở giờ phút này không ai nghĩ đến chuyện phàn nàn dù thái độ phục vụ của quán có như thế nào đi nữa. Nhất là khi tôi mua một cốc cà phê, người phụ nữ bán hàng trạc tứ tuần nói năng nhẹ nhàng nhẫn nại nhìn tôi với một ánh mắt buồn pha lẫn sự biết ơn. Không phải biết ơn vì tôi ghé quán, mà có lẽ vì bà nghĩ rằng những ai đã đến đây trong giờ phút này đều đáng cảm ơn vì sự chia sẻ với sự mất mát của thị trấn.
Đang là giờ ăn trưa, hơn mấy chục cái bàn trong quán đều có người. Đa số, qua vẻ bề ngoài có thể đoán được là những người đang làm công tác dọn dẹp, xây dựng. Họ thoáng liếc chúng tôi như để đánh giá xem là ai, đến đây làm gì và rồi lại cặm cụi ăn. Họ quá mệt mỏi và bận rộn.
Ngồi ở bàn cạnh tôi là ba người đàn ông vạm vỡ, vừa ăn vừa bàn chuyện chuyên chở vật liệu xây dựng. Khi ăn xong, họ cũng quay qua hỏi chúng tôi vài câu xã giao rồi vội vã đứng dậy rời quán sau khi không quên nói “Chào mừng đến với Marysville”. Bầu không khí u ám nhưng rất dễ nhận thấy một guồng máy đang vận hành liên tục để làm Marysville sống lại.
Ở góc quán, có kê một cái bàn để dán đủ loại thông báo. Trên bàn còn bày một vài món đồ lưu niệm, bên cạnh là một cái hộp quyên tiền với ghi chú “bán đồ quyên góp để xây dựng lại trung tâm thanh thiếu niên Marysville”. Tất cả việc mua bán là tự nguyện, tự bỏ tiền vào hộp bao nhiêu tùy hỷ, và tự lấy đồ lưu niệm bao nhiêu cũng được.
Không xa đó là chồng báo Triangle News của Marysville trình bày đơn giản trên những mảnh giấy khổ A4. Tờ báo không dày, tràn ngập những tin tức về việc xây dựng lại Marysville. Ở trang đầu là một bài viết về một nhóm phụ nữ từ nhà máy ở khu vực Footscray chở một xe đầy đồ dùng đến hỗ trợ các gia đình ở Marysville. Mấy ngày này những tin tức như vậy không hiếm.
Báo dành hẳn một trang để quảng cáo về ngày lễ hội du lịch mùa đông vào đầu tháng Sáu ở Lake Mountain là địa danh nổi tiếng trong khu vực này với dòng chữ lớn “Chúng tôi đã mở cửa lại!”. Cuốc bộ vòng quanh thị trấn, chúng tôi bắt gặp những bản thông báo gắn trên cột điện hay góc cây cháy dở dang: “Quyên góp cây kiểng để khôi phục màu xanh cho thị trấn, xin gọi số...” , “Quyên góp đồ kim khí cũ để xây dựng tượng cho thị trấn, liên hệ...”.
Dù đã bốn tháng sau vụ cháy nhưng thiết bị đo độ ô nhiễm không khí vẫn còn được đặt ở giữa thị trấn. Còn những biển cảnh báo “không khí bị ô nhiễm sau vụ cháy, những ai vào khu vực này cần phải ý thức sự ô nhiễm đó có thể gây hại cho sức khỏe”. Sau vụ cháy các nhà khoa học khuyến cáo những bụi than nhỏ li ti từ các căn nhà cũ bị cháy phát tán khắp nơi trong không khí, và nếu hít vào phổi sẽ có nguy cơ gây ung thư.
Bất chấp không khí ô nhiễm, bất chấp thị trấn hầu như bị tàn phá hoàn toàn, những đoàn người vẫn tiếp tục đến đây từ nhiều nơi để cùng cư dân thị trấn xây dựng lại cuộc sống. Trên khắp những thân cây cháy đen mầm xanh đã bắt đầu nhú tạo một ấn tượng sống tuyệt diệu. Marysville có thể bị mất mát nhiều thứ nhưng tình người thì không. Con người luôn chứng tỏ có đủ sức mạnh và thừa sự kiên nhẫn để gầy dựng lại những gì mình phá hủy.
Trên đường quay về Melbourne, tôi chợt nhớ đến bài phóng sự trên tờ báo Courrier Mail của Úc về cảm xúc của những cư dân Marysville quay lại thị trấn bị tàn phá một tuần lễ sau ngày “thứ Bảy đen tối”. Ông Doof, chủ một tiệm làm bánh tại đây, đã nói trong nước mắt khi đứng trước nền nhà cháy nham nhở của mình: “Sự mất mát vật chất không là gì. Đau lòng là khi thấy cuộc sống đã ra đi... sẽ không bao giờ trở lại được như trước”.
Tôi nhớ mãi câu nói ấy như là bức thông điệp cuối cùng từ Marysville: sẽ không bao giờ trở lại như trước sau một thảm họa.
Minh Hùng (TBKTSG)
Vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Úc đã cướp đi sinh mạng hàng trăm con người. Bốn tháng trôi qua, từ thị trấn Marysville, từng là trung tâm của địa ngục lửa, vẫn như có nhiều thông điệp nhắn gửi con người trong thời buổi bị đe dọa bởi nhiều thảm họa.
Từ trung tâm Melbourne đi khoảng một tiếng về phía Bắc là đến quãng đường đèo ngoằn ngoèo của xa lộ Maroondah. Cũng chính nơi đây người đi đường bắt đầu cảm thấy sự hiện diện của thần hỏa. Hai bên đoạn đường xa lộ dài hàng chục cây số một thời là rừng cây trùng điệp bao phủ đồi núi chập chùng, xen lẫn những thung lũng sâu. Bây giờ, tất cả chỉ còn lại những thân cây cháy đen nhánh gầy yếu vươn cao hàng 20 - 30 mét như những bộ xương khô, tạo thành một cảnh tượng vừa bi thương vừa hoang tàn.
Đi thêm chút nữa, đoạn đường xa lộ đột ngột hẹp lại để báo hiệu bắt đầu con đường đèo hơn 10 ki lô mét nổi tiếng. Đó là Fernshaw. Với ai yêu màu xanh của dương xỉ, đây là đoạn đường đẹp nhất của nước Úc, cửa ngõ vào khu vực Marysville. Khu vực rừng này vài năm trước nổi tiếng với những cây sồi cao to vào loại bậc nhất ở Úc (theo số liệu chính thức có cây cao gần 100 mét) xen lẫn là vô số những tán dương xỉ chen chúc vươn mình. Dương xỉ tràn ngập những thung lũng ven đường, dương xỉ tràn ngập trên những thân cây sồi, dương xỉ tràn ngập ra cả hai bên vệ đường. Khắp nơi một màu xanh huyền thoại như muốn nuốt chửng con đường nhựa đen vòng vo.
Con đường huyền thoại này cũng có một lịch sử gắn liền với sự phát triển của bang Victoria. Được khai thông vào khoảng giữa thế kỷ 18, cùng với sự ra đời của khu vực Marysville địa danh được xem như nơi dừng chân của những người ở khu vực Melbourne lên non tìm vàng. Khi cơn sốt vàng nhanh chóng xẹp xuống vào cuối thế kỷ, với vẻ đẹp của núi rừng nên thơ hùng vĩ, Fernshaw và Marysville nhanh chóng trở nên địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch.
Nhưng tất cả chỉ là quá khứ. Bây giờ ngay tại trạm dừng chân vốn là nơi bắt đầu những đường mòn xuyên rừng nổi tiếng cho khách du lịch như Morley Track, Dom Dom Sadle... đã bị rào lại với một thông báo “đường đóng - phạm vi tàn phá vì cháy rừng”.
Đến nay nguyên nhân cháy rừng vẫn còn đang tiếp tục điều tra, nhưng đã có những tuyên bố chính thức cho thấy cháy là do con người đốt. Tòa án đang chuẩn bị hoàn tất hồ sơ để chuẩn bị xét xử thủ phạm.
Sự điên loạn trong vài phút của một số người có thể nhanh chóng tiêu hủy khu bảo tồn quý giá hàng trăm năm, có thể làm xóa nhòa những địa danh lịch sử được tạo dựng bởi hàng triệu người. Thảm họa từ sự điên loạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, ngay cả những nơi chúng ta tưởng là đã bảo vệ nghiêm ngặt.
* * *
Qua khỏi đèo Fernshaw khoảng hơn 10 cây số là đến ngã ba rẽ vào khu vực Marysville. Từ đây vào trung tâm thị trấn còn 6-7 cây số nữa, nhưng không cần phải đi đâu xa, cách đó chừng 100 mét đã thấy hàng ngàn mét vuông cỏ cháy sém, tô điểm bên trên là những xác xe, xác nhà nám đen vì lửa. Trên xác một chiếc xe tải nhỏ bị biến dạng hoàn toàn, chúng tôi đọc được dòng chữ viết vội: “Garage xe... đã dời về...”.
Cũng từ đây, mặc dù đám cháy đã tắt nhiều tháng rồi và đã bước vào mùa đông mưa gió nhưng không khí vẫn mang nặng một mùi khét lẹt. Con đường vào trung tâm Marysville quanh co, nhưng rộng rãi và trải nhựa phẳng lì. Chắc chắn là ai đi trên con đường này đều phải chợt hỏi vì sao vụ cháy rừng khủng khiếp vừa qua đã có thể cướp đi sinh mạng của một phần mười dân số của thị trấn 500 dân này chỉ trong một ngày được báo chí gọi là “thứ Bảy đen tối” 7 tháng 2.
Ngày đó, ngoài Marysville còn có King Lake, vốn là hai thị trấn bình yên luôn được xếp hàng đầu trong danh sách những thị trấn du lịch được yêu thích, đã bị xóa sổ hoàn toàn. Đa số người chết cháy là vì họ ở lại để cứu nhà. Chắc rằng lúc đó dân Marysville cũng nghĩ đơn giản, khi lửa đến gần là leo lên xe hơi và chạy nhanh trên con đường nhựa rộng phẳng lì mà tôi đang đi để thoát ra ngoài. Nhưng thực tế không phải như họ nghĩ, những thân cây rừng quá lớn mọc ngay sát bên con đường đã bị cháy gãy đổ và chắn hết đường đi. Lính cứu hộ cho biết khi dọn dẹp hiện trường đã phát hiện không ít trường hợp xe bị đè dưới các thân cây cháy đen cùng người chủ bên trong.
Ngay ở đầu ngõ vào thị trấn lẩn khuất sau eo đất nhỏ là một ngôi nhà còn nguyên vẹn, dù bờ tường đã bị ám khói. Có thể đó là căn nhà nổi tiếng cách đây không lâu khi được báo chí đề cặp đến như sự tồn tại kỳ diệu giữa biển lửa.
Căn nhà còn tồn tại là vì người chủ làm liều. Bất chấp quy định bảo vệ rừng nghiêm ngặt, người chủ nhà đã chặt tất cả cây xung quanh nhà để giữ một khoảng trống an toàn khi có hỏa hoạn, và chịu đóng hàng chục ngàn đô la tiền phạt. Và quả thực, qua cơn biển lửa, bất chấp lưới lửa cuốn đi hầu hết các căn nhà xung quanh, lấy đi sinh mạng của hàng xóm, lấy đi cuộc sống của hàng chục ngàn sinh vật, căn nhà của ông vẫn tồn tại nguyên vẹn.
Bây giờ thì dư luận đang bàn tán xem ông là người có tội xem thường pháp luật hay là một người khôn ngoan. Nghe nói ông đang đòi lại tiền phạt, và nếu vậy thì không biết các cơ quan chức năng sẽ giải quyết thế nào.
* * *
Khi chúng tôi đến khu vực trung tâm thị trấn thì trời lại mưa nặng hạt như tô đậm thêm cho cái không khí ảm đạm. Đúng như chúng tôi hình dung trong đầu, thị trấn hầu như đã thành bình địa. Đường phố vắng lặng, Sự sống chỉ thể hiện qua những con người mặc áo quần bảo hộ đào bới, dọn dẹp những đóng đổ nát để bắt đầu xây lại những nền nhà mới.
Nơi đông người nhất là quán cà phê ở ngay giao lộ trung tâm. Quán mang cái tên đơn giản “Bakery-Café” (cà phê và bánh mì). Ngay ở cửa ra vào có gắn một tấm bảng “chúng tôi đang làm việc và phục vụ trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Xin quí khách thông cảm về những sự sơ sót có thể xảy ra”. Bên cạnh là một tấm bảng nhỏ hơn “cần người”.
Nhưng có lẽ ở giờ phút này không ai nghĩ đến chuyện phàn nàn dù thái độ phục vụ của quán có như thế nào đi nữa. Nhất là khi tôi mua một cốc cà phê, người phụ nữ bán hàng trạc tứ tuần nói năng nhẹ nhàng nhẫn nại nhìn tôi với một ánh mắt buồn pha lẫn sự biết ơn. Không phải biết ơn vì tôi ghé quán, mà có lẽ vì bà nghĩ rằng những ai đã đến đây trong giờ phút này đều đáng cảm ơn vì sự chia sẻ với sự mất mát của thị trấn.
Đang là giờ ăn trưa, hơn mấy chục cái bàn trong quán đều có người. Đa số, qua vẻ bề ngoài có thể đoán được là những người đang làm công tác dọn dẹp, xây dựng. Họ thoáng liếc chúng tôi như để đánh giá xem là ai, đến đây làm gì và rồi lại cặm cụi ăn. Họ quá mệt mỏi và bận rộn.
Ngồi ở bàn cạnh tôi là ba người đàn ông vạm vỡ, vừa ăn vừa bàn chuyện chuyên chở vật liệu xây dựng. Khi ăn xong, họ cũng quay qua hỏi chúng tôi vài câu xã giao rồi vội vã đứng dậy rời quán sau khi không quên nói “Chào mừng đến với Marysville”. Bầu không khí u ám nhưng rất dễ nhận thấy một guồng máy đang vận hành liên tục để làm Marysville sống lại.
Ở góc quán, có kê một cái bàn để dán đủ loại thông báo. Trên bàn còn bày một vài món đồ lưu niệm, bên cạnh là một cái hộp quyên tiền với ghi chú “bán đồ quyên góp để xây dựng lại trung tâm thanh thiếu niên Marysville”. Tất cả việc mua bán là tự nguyện, tự bỏ tiền vào hộp bao nhiêu tùy hỷ, và tự lấy đồ lưu niệm bao nhiêu cũng được.
Không xa đó là chồng báo Triangle News của Marysville trình bày đơn giản trên những mảnh giấy khổ A4. Tờ báo không dày, tràn ngập những tin tức về việc xây dựng lại Marysville. Ở trang đầu là một bài viết về một nhóm phụ nữ từ nhà máy ở khu vực Footscray chở một xe đầy đồ dùng đến hỗ trợ các gia đình ở Marysville. Mấy ngày này những tin tức như vậy không hiếm.
Báo dành hẳn một trang để quảng cáo về ngày lễ hội du lịch mùa đông vào đầu tháng Sáu ở Lake Mountain là địa danh nổi tiếng trong khu vực này với dòng chữ lớn “Chúng tôi đã mở cửa lại!”. Cuốc bộ vòng quanh thị trấn, chúng tôi bắt gặp những bản thông báo gắn trên cột điện hay góc cây cháy dở dang: “Quyên góp cây kiểng để khôi phục màu xanh cho thị trấn, xin gọi số...” , “Quyên góp đồ kim khí cũ để xây dựng tượng cho thị trấn, liên hệ...”.
Dù đã bốn tháng sau vụ cháy nhưng thiết bị đo độ ô nhiễm không khí vẫn còn được đặt ở giữa thị trấn. Còn những biển cảnh báo “không khí bị ô nhiễm sau vụ cháy, những ai vào khu vực này cần phải ý thức sự ô nhiễm đó có thể gây hại cho sức khỏe”. Sau vụ cháy các nhà khoa học khuyến cáo những bụi than nhỏ li ti từ các căn nhà cũ bị cháy phát tán khắp nơi trong không khí, và nếu hít vào phổi sẽ có nguy cơ gây ung thư.
Bất chấp không khí ô nhiễm, bất chấp thị trấn hầu như bị tàn phá hoàn toàn, những đoàn người vẫn tiếp tục đến đây từ nhiều nơi để cùng cư dân thị trấn xây dựng lại cuộc sống. Trên khắp những thân cây cháy đen mầm xanh đã bắt đầu nhú tạo một ấn tượng sống tuyệt diệu. Marysville có thể bị mất mát nhiều thứ nhưng tình người thì không. Con người luôn chứng tỏ có đủ sức mạnh và thừa sự kiên nhẫn để gầy dựng lại những gì mình phá hủy.
Trên đường quay về Melbourne, tôi chợt nhớ đến bài phóng sự trên tờ báo Courrier Mail của Úc về cảm xúc của những cư dân Marysville quay lại thị trấn bị tàn phá một tuần lễ sau ngày “thứ Bảy đen tối”. Ông Doof, chủ một tiệm làm bánh tại đây, đã nói trong nước mắt khi đứng trước nền nhà cháy nham nhở của mình: “Sự mất mát vật chất không là gì. Đau lòng là khi thấy cuộc sống đã ra đi... sẽ không bao giờ trở lại được như trước”.
Tôi nhớ mãi câu nói ấy như là bức thông điệp cuối cùng từ Marysville: sẽ không bao giờ trở lại như trước sau một thảm họa.
Minh Hùng (TBKTSG)