Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “Chính sách tiền tệ đang đúng hướng”
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trao đổi về vấn đề trần lãi suất, mua ngoại tệ và biến động các dòng vốn
Trước những bàn luận về trần lãi suất, về hoạt động mua vào ngoại tệ, lo ngại khi huy động vốn VND sụt giảm…, chiều 26/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức có ý kiến với VnEconomy.
Thưa Thống đốc, hiện đang có lo ngại huy động VND bị giảm, Thống đốc nói gì về vấn đề này?
Tới ngày 23/5 so với cuối năm 2010, tốc độ tăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống ngân hàng tăng 1,48%. Trong đó, tốc độ huy động vốn VND giảm 2,75% nhưng tốc độ huy động ngoại tệ tăng 18,84%.
Tuy nhiên, vốn huy động VND giảm nhưng chủ yếu ở khu vực tổ chức kinh tế với số tuyệt đối 156.700 tỷ đồng. Chúng tôi cho rằng, khi lãi suất tăng cao, bao giờ doanh nghiệp cũng rút tiền ra để sản xuất kinh doanh. Điều này là hoàn toàn lành mạnh. Vì nhờ đó, giá thành sản xuất giảm, thanh khoản nền kinh tế được cải thiện và góp phần làm giảm hệ số nở tiền trong nền kinh tế.
Ngược lại, tiền gửi dân cư tăng tới 11,84%; trong đó, VND tăng 107.300 tỷ đồng, tương ứng 11,39% và tiền gửi ngoại tệ tăng 8,63%.
Như thế, chính sách giảm tổng cầu và các giải pháp điều hành về lãi suất, tỷ giá đang có hiệu ứng tích cực, ở chỗ: dòng tiền gửi từ dân cư đang chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng. Thử hình dung, nếu số tiền 107.300 tỷ đồng nói trên tiếp tục ngoài hệ thống ngân hàng thì chúng sẽ tấn công và tác động xấu đến giá cả hàng hóa như thế nào.
Còn một số liệu quan trọng nữa là đến ngày 25/5/2011 so với 30/4/2011, tiền gửi ngoại tệ của dân cư giảm 2,89%, điều đó cho thấy một bộ phận lớn dân chúng đã bán mạnh ngoại tệ cho ngân hàng.
Tóm lại, tiền gửi tổ chức kinh tế giảm nhưng lại tăng thanh khoản cho nền kinh tế, trong khi tiền gửi dân cư tăng, điều đó cho thấy diễn biến thị trường đã và đang đi đúng ý đồ điều hành của Chính phủ.
Còn về tín dụng thì sao, thưa Thống đốc?
Cũng so với cuối 2010 thì tính đến 23/5/2011, tổng dư nợ tín dụng tăng 6,2%. Trong đó, VND tăng 2,59%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,9%. Khối lượng tín dụng tăng ròng cho nền kinh tế đạt 135.800 tỷ đồng, sau gần 5 tháng, mức tăng này đạt khoảng 33% so với dự kiến khối lượng tín dụng cả năm nay. Mức tăng này hoàn toàn an toàn và nằm trong tầm kiểm soát.
Có một vấn đề ở đây, hẳn mọi người sẽ phân vân rằng: huy động VND giảm 2,75% thì lấy đâu ra tiền để tín dụng VND tăng 2,59%. Thực ra, nguồn vốn của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào huy động thị trường 1, họ còn có nhiều kênh vốn khác nên tín dụng vẫn tăng cao hơn huy động là điều bình thường.
Tôi thấy mừng vì Chính phủ kiên quyết đi theo Nghị quyết 11. Thủ tướng có nói với tôi rằng, nếu ngân hàng nào vượt tăng trưởng tín dụng 20% thì phải xử lý ngay. Chúng tôi đang làm và chờ tổng hợp để giải quyết cùng một lúc. Hiện có 14 ngân hàng vượt trần sẽ bị xử lý.
Nhưng mức tăng nói trên có dồn về cho khu vực sản xuất như mong muốn của Chính phủ hay không?
Theo Nghị quyết 11 của Chính phủ thì phải tập trung tín dụng cho khu vực sản xuất, đặc biệt là cho vay nông nghiệp - nông thôn và xuất khẩu. Hiện tại, tăng trưởng tín dụng khu vực này đang đạt 22,2%, so với mức tăng chung thì cao hơn 3,5 lần.
Trong khi đó, xét về cơ cấu tín dụng thì tỷ trọng phi sản xuất hiện giảm được 1,92% và so với mức 18,87% cuối 2010, cơ cấu tín dụng phi sản xuất hiện nay là 16,95%. Tôi nghĩ, từ nay đến cuối 2011, toàn ngành có thể đưa tỷ trọng tín dụng phi sản xuất về mục tiêu 16% như mong muốn của Chính phủ.
Tôi cũng muốn nói thêm, tới ngày 24/5/2011, có hai tổ chức tín dụng vẫn để tăng trưởng tín dụng vượt 20% so với yêu cầu của Nghị quyết 11 của Chính phủ như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây 24%, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương tín 26%. Tôi đã có chỉ đạo thanh tra hai ngân hàng này.
Ngoài ra, một số ngân hàng nước ngoài có mức tăng tín dụng vượt quá 20% có đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép vượt chỉ tiêu với lý do là quy mô nhỏ, mức tăng của họ không ảnh hưởng đến thị trường nhưng Ngân hàng Nhà nước kiên quyết không đồng ý. Bởi lẽ, đã ban hành chính sách thì tất cả phải thực hiện như nhau, không phân biệt. Quy mô lớn thì hoạt động lớn, quy mô nhỏ thì hoạt động nhỏ, không phải vì nhỏ mà có thể vượt quá tỷ lệ Ngân hàng Nhà nước cho phép. .
Hơn nữa, trong điều kiện Nhà nước đã có những quy định áp dụng chung cho cả hệ thống thì tất cả phải nhất quán thực hiện, không có cá biệt. Rất có thể, khi thực hiện nghiêm túc thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng nhưng trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn khó khăn, mọi thành phần trong nền kinh tế phải chung vai chia sẻ.
Hiện tại, nhiều tổ chức tín dụng xé rào lãi suất huy động 14%, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến gì?
Khi vi phạm thì phải xử lý và kỷ luật nghiêm, Ngân hàng Nhà nước không thể nương nhẹ với biểu hiện này. Những chi nhánh ngân hàng thương mại nào vi phạm nếu Ngân hàng Nhà nước phát hiện sẽ kỷ luật giám đốc chi nhánh, thậm chí xem xét tới việc dừng hoạt động chi nhánh đó. Khi đất nước khó khăn thì nên giảm bớt lợi nhuận, thậm chí phải “đồng cam cộng khổ”, đừng vin vào cớ lạm phát cao để làm loạn thị trường và gây ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội.
Tới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật và báo chí để phát hiện, điều tra và xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạm nói trên.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tập trung xử lý một vụ việc phi phạm xé rào lãi suất tại Tp.HCM, khi nào xong, chúng tôi sẽ công bố công khai.
Hiện xôn xao thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ khống chế trần lãi suất cho vay, Thống đốc nói gì về vấn đề này?
Cũng có ý kiến về vấn đề này nhưng đã có chủ trương, chính sách gì đâu? Đừng nghĩ quy định trần lãi suất cho vay thì dễ quản lý nhờ vào “tố cáo” của khách hàng! Thực tiễn cuộc sống không đơn giản như vậy. Bởi lẽ, khi cung tín dụng dư thừa thì có thể làm như thế nhưng cung đang thiếu thì làm thế sao được? Hơn nữa, tố cáo được một ông thì cả trăm ông không được vay đâu. Thế rồi ngân hàng không cho doanh nghiệp vay mà mang tiền đi làm đủ chuyện: bán vốn cho nhau, mua bán ngoại tệ, mua giấy tờ có giá và cuối cùng thì tín dụng không đi vào nền kinh tế, hóa ra lợi bất cập hại.
Mới đây, thị trường xôn xao thông tin Ngân hàng Nhà nước mua 1 tỷ USD, cung ra thị trường khoảng 20 nghìn tỷ đồng vì thế, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ phát hành tín phiếu bắt buộc để hút số tiền này về. Thống đốc giải thích như thế nào?
Ngân hàng Nhà nước mua bán ngoại tệ như thế nào, giá cả, số lượng ra sao là nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước. Không phải Ngân hàng Nhà nước làm cái gì là cứ công bố tất thảy được.
Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra trên thị trường ngoại tệ, đã cho thấy chúng tôi đang điều hành chính sách ngoại hối đúng hướng và điều này nằm trong cả gói chính sách quản lý từ quản lý thị trường vàng, ngoại tệ đến lãi suất. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương phát hành tín phiếu bắt buộc.
Thưa Thống đốc, hiện đang có lo ngại huy động VND bị giảm, Thống đốc nói gì về vấn đề này?
Tới ngày 23/5 so với cuối năm 2010, tốc độ tăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống ngân hàng tăng 1,48%. Trong đó, tốc độ huy động vốn VND giảm 2,75% nhưng tốc độ huy động ngoại tệ tăng 18,84%.
Tuy nhiên, vốn huy động VND giảm nhưng chủ yếu ở khu vực tổ chức kinh tế với số tuyệt đối 156.700 tỷ đồng. Chúng tôi cho rằng, khi lãi suất tăng cao, bao giờ doanh nghiệp cũng rút tiền ra để sản xuất kinh doanh. Điều này là hoàn toàn lành mạnh. Vì nhờ đó, giá thành sản xuất giảm, thanh khoản nền kinh tế được cải thiện và góp phần làm giảm hệ số nở tiền trong nền kinh tế.
Ngược lại, tiền gửi dân cư tăng tới 11,84%; trong đó, VND tăng 107.300 tỷ đồng, tương ứng 11,39% và tiền gửi ngoại tệ tăng 8,63%.
Như thế, chính sách giảm tổng cầu và các giải pháp điều hành về lãi suất, tỷ giá đang có hiệu ứng tích cực, ở chỗ: dòng tiền gửi từ dân cư đang chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng. Thử hình dung, nếu số tiền 107.300 tỷ đồng nói trên tiếp tục ngoài hệ thống ngân hàng thì chúng sẽ tấn công và tác động xấu đến giá cả hàng hóa như thế nào.
Còn một số liệu quan trọng nữa là đến ngày 25/5/2011 so với 30/4/2011, tiền gửi ngoại tệ của dân cư giảm 2,89%, điều đó cho thấy một bộ phận lớn dân chúng đã bán mạnh ngoại tệ cho ngân hàng.
Tóm lại, tiền gửi tổ chức kinh tế giảm nhưng lại tăng thanh khoản cho nền kinh tế, trong khi tiền gửi dân cư tăng, điều đó cho thấy diễn biến thị trường đã và đang đi đúng ý đồ điều hành của Chính phủ.
Còn về tín dụng thì sao, thưa Thống đốc?
Cũng so với cuối 2010 thì tính đến 23/5/2011, tổng dư nợ tín dụng tăng 6,2%. Trong đó, VND tăng 2,59%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,9%. Khối lượng tín dụng tăng ròng cho nền kinh tế đạt 135.800 tỷ đồng, sau gần 5 tháng, mức tăng này đạt khoảng 33% so với dự kiến khối lượng tín dụng cả năm nay. Mức tăng này hoàn toàn an toàn và nằm trong tầm kiểm soát.
Có một vấn đề ở đây, hẳn mọi người sẽ phân vân rằng: huy động VND giảm 2,75% thì lấy đâu ra tiền để tín dụng VND tăng 2,59%. Thực ra, nguồn vốn của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào huy động thị trường 1, họ còn có nhiều kênh vốn khác nên tín dụng vẫn tăng cao hơn huy động là điều bình thường.
Tôi thấy mừng vì Chính phủ kiên quyết đi theo Nghị quyết 11. Thủ tướng có nói với tôi rằng, nếu ngân hàng nào vượt tăng trưởng tín dụng 20% thì phải xử lý ngay. Chúng tôi đang làm và chờ tổng hợp để giải quyết cùng một lúc. Hiện có 14 ngân hàng vượt trần sẽ bị xử lý.
Nhưng mức tăng nói trên có dồn về cho khu vực sản xuất như mong muốn của Chính phủ hay không?
Theo Nghị quyết 11 của Chính phủ thì phải tập trung tín dụng cho khu vực sản xuất, đặc biệt là cho vay nông nghiệp - nông thôn và xuất khẩu. Hiện tại, tăng trưởng tín dụng khu vực này đang đạt 22,2%, so với mức tăng chung thì cao hơn 3,5 lần.
Trong khi đó, xét về cơ cấu tín dụng thì tỷ trọng phi sản xuất hiện giảm được 1,92% và so với mức 18,87% cuối 2010, cơ cấu tín dụng phi sản xuất hiện nay là 16,95%. Tôi nghĩ, từ nay đến cuối 2011, toàn ngành có thể đưa tỷ trọng tín dụng phi sản xuất về mục tiêu 16% như mong muốn của Chính phủ.
Tôi cũng muốn nói thêm, tới ngày 24/5/2011, có hai tổ chức tín dụng vẫn để tăng trưởng tín dụng vượt 20% so với yêu cầu của Nghị quyết 11 của Chính phủ như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây 24%, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương tín 26%. Tôi đã có chỉ đạo thanh tra hai ngân hàng này.
Ngoài ra, một số ngân hàng nước ngoài có mức tăng tín dụng vượt quá 20% có đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép vượt chỉ tiêu với lý do là quy mô nhỏ, mức tăng của họ không ảnh hưởng đến thị trường nhưng Ngân hàng Nhà nước kiên quyết không đồng ý. Bởi lẽ, đã ban hành chính sách thì tất cả phải thực hiện như nhau, không phân biệt. Quy mô lớn thì hoạt động lớn, quy mô nhỏ thì hoạt động nhỏ, không phải vì nhỏ mà có thể vượt quá tỷ lệ Ngân hàng Nhà nước cho phép. .
Hơn nữa, trong điều kiện Nhà nước đã có những quy định áp dụng chung cho cả hệ thống thì tất cả phải nhất quán thực hiện, không có cá biệt. Rất có thể, khi thực hiện nghiêm túc thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng nhưng trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn khó khăn, mọi thành phần trong nền kinh tế phải chung vai chia sẻ.
Hiện tại, nhiều tổ chức tín dụng xé rào lãi suất huy động 14%, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến gì?
Khi vi phạm thì phải xử lý và kỷ luật nghiêm, Ngân hàng Nhà nước không thể nương nhẹ với biểu hiện này. Những chi nhánh ngân hàng thương mại nào vi phạm nếu Ngân hàng Nhà nước phát hiện sẽ kỷ luật giám đốc chi nhánh, thậm chí xem xét tới việc dừng hoạt động chi nhánh đó. Khi đất nước khó khăn thì nên giảm bớt lợi nhuận, thậm chí phải “đồng cam cộng khổ”, đừng vin vào cớ lạm phát cao để làm loạn thị trường và gây ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội.
Tới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật và báo chí để phát hiện, điều tra và xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạm nói trên.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tập trung xử lý một vụ việc phi phạm xé rào lãi suất tại Tp.HCM, khi nào xong, chúng tôi sẽ công bố công khai.
Hiện xôn xao thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ khống chế trần lãi suất cho vay, Thống đốc nói gì về vấn đề này?
Cũng có ý kiến về vấn đề này nhưng đã có chủ trương, chính sách gì đâu? Đừng nghĩ quy định trần lãi suất cho vay thì dễ quản lý nhờ vào “tố cáo” của khách hàng! Thực tiễn cuộc sống không đơn giản như vậy. Bởi lẽ, khi cung tín dụng dư thừa thì có thể làm như thế nhưng cung đang thiếu thì làm thế sao được? Hơn nữa, tố cáo được một ông thì cả trăm ông không được vay đâu. Thế rồi ngân hàng không cho doanh nghiệp vay mà mang tiền đi làm đủ chuyện: bán vốn cho nhau, mua bán ngoại tệ, mua giấy tờ có giá và cuối cùng thì tín dụng không đi vào nền kinh tế, hóa ra lợi bất cập hại.
Mới đây, thị trường xôn xao thông tin Ngân hàng Nhà nước mua 1 tỷ USD, cung ra thị trường khoảng 20 nghìn tỷ đồng vì thế, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ phát hành tín phiếu bắt buộc để hút số tiền này về. Thống đốc giải thích như thế nào?
Ngân hàng Nhà nước mua bán ngoại tệ như thế nào, giá cả, số lượng ra sao là nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước. Không phải Ngân hàng Nhà nước làm cái gì là cứ công bố tất thảy được.
Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra trên thị trường ngoại tệ, đã cho thấy chúng tôi đang điều hành chính sách ngoại hối đúng hướng và điều này nằm trong cả gói chính sách quản lý từ quản lý thị trường vàng, ngoại tệ đến lãi suất. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương phát hành tín phiếu bắt buộc.