Thống đốc: “Ngân hàng phải thắt lưng buộc bụng”
“Các tổ chức tín dụng về dự hội nghị tổng kết năm nay hẳn không vui lắm vì lợi nhuận không bằng mọi năm”
“Các tổ chức tín dụng về dự hội nghị tổng kết năm nay hẳn không vui lắm vì lợi nhuận không bằng mọi năm”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình mở đầu như vậy tại hội nghị ngành cuối tuần qua.
Một dẫn chứng cho sự “không vui lắm” đó mà Thống đốc đưa ra là thực tế tăng trưởng tín dụng năm nay rất thấp. “Tôi cho rằng, trong vài chục năm trở lại đây, chưa năm nào, hệ thống ngân hàng phải “thắt lưng buộc bụng” như 2011”, ông Bình nói.
Cụ thể, nếu như trong hơn 10 năm từ 2000 - 2011, tăng trưởng tín dụng trung bình của hệ thống là 29,4%/năm, còn trong 5 năm qua là 33,5%/năm, thì năm 2011 chỉ ở mức khoảng 12% - 13%.
“Từ chỗ mức tăng trung bình là 29,4% hay 33,5% nói trên nay giảm còn 12% - 13%, đã cho thấy, hệ thống ngân hàng đã có sự hy sinh to lớn để thực hiện các mục tiêu ưu tiên của Chính phủ, bởi lẽ, dù dù muốn nói thế nào chăng nữa, tín dụng vẫn là kênh chủ đạo đem lại lợi nhuận cho ngân hàng”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình giải thích.
Tuy nhiên, thực tế đó lại được người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận ở hướng tích cực, ở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế qua sự tiếp sức của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Trước đây, tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 7% - 7,5%/năm nhưng mức tăng tín dụng luôn từ 30%, thậm chí 50%/năm. Xét theo tỷ lệ giữa tăng trưởng GDP và tín dụng thì hệ số này ở những năm trước là 1 - 5 hoặc 1 - 6 hoặc 7. Năm nay là năm đầu tiên, tăng trưởng kinh tế ước khoảng 6% trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ 12%; tỷ lệ là 1 - 2.
Theo Thống đốc, kết quả trên cho thấy hiệu quả của dòng vốn ngân hàng đang phát huy được tác dụng, và quan trọng hơn là đã đi đúng địa chỉ hơn.
Chẳng hạn, trong khi tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành chỉ 12% - 13% thì tăng trưởng tín dụng khu vực “tam nông” vượt quá 30% nhưng do tính chất thời vụ, đến quý 4 giảm còn khoảng 24%; tín dụng xuất khẩu tăng ấn tượng với 58%; còn với khối sản xuất, con số này là 15%.
Đặc biệt, tín dụng các lĩnh vực phi sản xuất (chứng khoán, tiêu dùng, bất động sản) đã giảm sút mạnh do có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Ở đây, cũng phản ánh sự hy sinh của ngành vì đây là khu vực mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng nhờ đó mà kinh tế vĩ mô được ổn định và hiệu quả nền kinh tế được nâng cao hơn.
“Ngân hàng Nhà nước chưa tính toán hệ số Icor, nhưng chắc chắn năm nay sẽ thấp hơn rất nhiều so với các năm trước”, ông Bình khẳng định.
Bước sang năm 2012, một nét mới là cả nước bắt đầu triển khai chương trình tái cấu trúc nền kinh tế; trong đó có tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc hệ thống tài chính mà trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Do đó, ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ của 2011 thì năm tới, ngành ngân hàng phải tiến hành tái cấu trúc hệ thống một cách quyết liệt, toàn diện, sâu sắc để hỗ trợ nền kinh tế phát triển nhanh nhưng chất lượng và bền vững - Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra định hướng.
Ông cũng nói rằng: “Nhiều người cho rằng, tái cấu trúc là vô cùng cần thiết nhưng bên cạnh đó, không ít ý kiến từ các ngân hàng thể hiện sự lo lắng về hoạt động tái cấu trúc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngân hàng mình. Tôi khẳng định, tái cấu trúc là hoạt động thường xuyên, liên tục và đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển, hoàn thiện ngành ngân hàng”.
Một dẫn chứng cho sự “không vui lắm” đó mà Thống đốc đưa ra là thực tế tăng trưởng tín dụng năm nay rất thấp. “Tôi cho rằng, trong vài chục năm trở lại đây, chưa năm nào, hệ thống ngân hàng phải “thắt lưng buộc bụng” như 2011”, ông Bình nói.
Cụ thể, nếu như trong hơn 10 năm từ 2000 - 2011, tăng trưởng tín dụng trung bình của hệ thống là 29,4%/năm, còn trong 5 năm qua là 33,5%/năm, thì năm 2011 chỉ ở mức khoảng 12% - 13%.
“Từ chỗ mức tăng trung bình là 29,4% hay 33,5% nói trên nay giảm còn 12% - 13%, đã cho thấy, hệ thống ngân hàng đã có sự hy sinh to lớn để thực hiện các mục tiêu ưu tiên của Chính phủ, bởi lẽ, dù dù muốn nói thế nào chăng nữa, tín dụng vẫn là kênh chủ đạo đem lại lợi nhuận cho ngân hàng”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình giải thích.
Tuy nhiên, thực tế đó lại được người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận ở hướng tích cực, ở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế qua sự tiếp sức của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Trước đây, tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 7% - 7,5%/năm nhưng mức tăng tín dụng luôn từ 30%, thậm chí 50%/năm. Xét theo tỷ lệ giữa tăng trưởng GDP và tín dụng thì hệ số này ở những năm trước là 1 - 5 hoặc 1 - 6 hoặc 7. Năm nay là năm đầu tiên, tăng trưởng kinh tế ước khoảng 6% trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ 12%; tỷ lệ là 1 - 2.
Theo Thống đốc, kết quả trên cho thấy hiệu quả của dòng vốn ngân hàng đang phát huy được tác dụng, và quan trọng hơn là đã đi đúng địa chỉ hơn.
Chẳng hạn, trong khi tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành chỉ 12% - 13% thì tăng trưởng tín dụng khu vực “tam nông” vượt quá 30% nhưng do tính chất thời vụ, đến quý 4 giảm còn khoảng 24%; tín dụng xuất khẩu tăng ấn tượng với 58%; còn với khối sản xuất, con số này là 15%.
Đặc biệt, tín dụng các lĩnh vực phi sản xuất (chứng khoán, tiêu dùng, bất động sản) đã giảm sút mạnh do có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Ở đây, cũng phản ánh sự hy sinh của ngành vì đây là khu vực mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng nhờ đó mà kinh tế vĩ mô được ổn định và hiệu quả nền kinh tế được nâng cao hơn.
“Ngân hàng Nhà nước chưa tính toán hệ số Icor, nhưng chắc chắn năm nay sẽ thấp hơn rất nhiều so với các năm trước”, ông Bình khẳng định.
Bước sang năm 2012, một nét mới là cả nước bắt đầu triển khai chương trình tái cấu trúc nền kinh tế; trong đó có tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc hệ thống tài chính mà trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Do đó, ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ của 2011 thì năm tới, ngành ngân hàng phải tiến hành tái cấu trúc hệ thống một cách quyết liệt, toàn diện, sâu sắc để hỗ trợ nền kinh tế phát triển nhanh nhưng chất lượng và bền vững - Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra định hướng.
Ông cũng nói rằng: “Nhiều người cho rằng, tái cấu trúc là vô cùng cần thiết nhưng bên cạnh đó, không ít ý kiến từ các ngân hàng thể hiện sự lo lắng về hoạt động tái cấu trúc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngân hàng mình. Tôi khẳng định, tái cấu trúc là hoạt động thường xuyên, liên tục và đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển, hoàn thiện ngành ngân hàng”.