Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Tăng lãi suất là “bất khả kháng”
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về việc lãi suất tăng cao trong thời gian qua
Việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất có thể bị phản ứng, nhưng vì lợi ích của cả nền kinh tế thì đó là một động thái cần thiết. Đó là quan điểm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, chiều 2/12.
Tăng lãi suất là hợp lý
Tại phiên họp báo, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động, kịp thời áp dụng các giải pháp hữu hiệu để bảo đảm kiểm soát, ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá vàng và lãi suất; giảm rủi ro cho người dân.
Các biện pháp trên nhằm bảo đảm dòng tiền chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhu cầu thiết yếu và đảm bảo đời sống. Chính quyền các cấp chỉ đạo các ngành chức năng ở địa phương chủ động thành lập các đoàn kiểm tra chống các hành vi đầu cơ, găm hàng, đưa tin thất thiệt về cung cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ.
Liên quan đến những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ, Thống đốc cho hay, thị trường ngoại hối phụ thuộc vào nhiều yếu tố vĩ mô, đặc biệt là cơ cấu kinh tế, chính sách tài khóa, tiền tệ, nhập siêu, hiệu quả đầu tư... Do đó, Chính phủ luôn coi đây là vấn đề quan trọng của quốc gia. Còn chuyện lạm phát cao trong thời gian qua có nguyên nhân từ chính sách tiền tệ hay không thì rất khó kết luận, bởi các chỉ số tiền tệ cơ bản được thực hiện theo kế hoạch đầu năm, trong khi lạm phát còn có nguyên nhân như cầu kéo, chi phí đẩy...
Liên quan đến những bất cập về câu chuyện tỷ giá, Thống đốc cho rằng, do chúng ta phải chịu một lúc hai áp lực, từ ảnh hưởng của kinh tế thế giới và thực tế nhập siêu cao nên câu chuyện tỷ giá vẫn là bài toán khó. “Đó là mục tiêu vươn tới của cơ quan quản lý bởi kinh tế chúng ta mới chuyển sang kinh tế thị trường. Còn thời gian đến đấy là bao lâu thì không thể trả lời được”, Thống đốc nói.
Riêng về việc cấp quota nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp trong thời gian qua, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định sẽ không gây áp lực lên tỷ giá bởi việc nhập khẩu được thực hiện trong một thời gian dài nên sẽ không gây ra đột biến về cầu ngoại tệ.
Lý giải thêm về việc lãi suất tăng cao trong thời gian qua, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước khẳng định, đó là giải pháp “bất khả kháng” để giảm áp lực về cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế. Trong hai giải pháp đưa ra là tăng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng và tăng lãi suất thì cách thứ nhất không thể áp dụng được vì điều kiện của chúng ta khác với các nước khác. Do vậy, giải pháp tăng lãi suất có thể gặp phải sự phản ứng của người dân, xã hội song đó lại là giải pháp hợp lý vì lợi ích của cả nền kinh tế. Còn việc lãi suất thả nổi theo thị trường vẫn là mong muốn của nền kinh tế thị trường.
Thống đốc cũng thừa nhận, đến một lúc nào đấy nền kinh tế ổn định rồi thì lãi suất cạnh tranh càng ngày phải càng giảm xuống. Ông cũng "trấn an", theo Luật Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1/1/2011 tới, thì trong những bối cảnh nhất định, Thống đốc có quyền can thiệp hành chính về lãi suất.
"Lạm phát tâm lý" rất quan trọng
Tại cuộc họp trên, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong phiên họp Chính phủ trước đó, các thành viên Chính phủ đã tập trung phân tích tình hình kinh tế - xã hội sau 11 tháng, diễn biến giá cả và lạm phát.
Các thành viên Chính phủ đã nhìn nhận những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, những tác động của biến động giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, đặc biệt là biến động của USD, dẫn đến xu thế tăng dự trữ vàng, đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ của các quốc gia, ảnh hưởng đến giá vàng quốc tế và giá vàng trong nước.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong nước tăng cao trong thời gian qua là do giá thế giới đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gạo, sắt thép, cao su... biến động mạnh trong thời gian qua. Kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu với kinh tế thế giới nên chúng ta không thể tách rời ra được.
Bên cạnh đó, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh... đã ảnh hưởng lớn đến cung hàng hóa. Cùng với đó, sức mua trong thời gian qua tăng mạnh, đặc biệt là dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Mặt khác, do ảnh hưởng của biến động của thị trường tiền tệ cộng với chủ trương thực hiện lộ trình giá thị trường.... đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, thừa nhận trong thời gian qua, trên thị trường đã xuất hiện hiện tượng tư thương đầu cơ, găm giữ và tung tin đồn tăng giá hàng hóa cũng là nguyên nhân khiến CPI tăng cao. Thứ trưởng cũng thừa nhận đây là hành vi không thể tránh khỏi trên thị trường.
Giải thích cho nghịch lý giá hàng hóa tại các điểm bình ổn giá lại cao hơn ngoài thị trường, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho tằng, đó chỉ là hiện tượng một vài điểm cá biệt, chỉ có một vài điểm bán hàng bình ổn có giá thực phẩm tươi sống cao hơn bên ngoài thị trường do họ chưa kịp điều chỉnh giá mới nhập về.
Tuy nhiên, theo bà Thoa, những hiện tượng này không phổ biến và đã được xử lý kịp thời. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tiến hành các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, tăng cường nguồn hàng để góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát.
Trả lời câu hỏi cuả VnEconomy về hiệu quả của các giải pháp kiềm chế lạm phát, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định “dù chúng ta thực hiện nhiều biện pháp rất mạnh, quyết liệt để cố kìm giá nhưng không thể đạt mục tiêu như mong muốn được. Nếu không có các giải pháp đó thì CPI đã tăng cao hơn hiện nay nhiều”.
Do đó, theo ông giá cao là một thực tế, song lạm phát tâm lý là điều rất quan trọng. Chúng ta phải làm sao để đẩy lùi tâm lý bất an trong nhân dân thì kiềm chế lạm phát sẽ hiệu quả hơn.
Tăng lãi suất là hợp lý
Tại phiên họp báo, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động, kịp thời áp dụng các giải pháp hữu hiệu để bảo đảm kiểm soát, ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá vàng và lãi suất; giảm rủi ro cho người dân.
Các biện pháp trên nhằm bảo đảm dòng tiền chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhu cầu thiết yếu và đảm bảo đời sống. Chính quyền các cấp chỉ đạo các ngành chức năng ở địa phương chủ động thành lập các đoàn kiểm tra chống các hành vi đầu cơ, găm hàng, đưa tin thất thiệt về cung cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ.
Liên quan đến những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ, Thống đốc cho hay, thị trường ngoại hối phụ thuộc vào nhiều yếu tố vĩ mô, đặc biệt là cơ cấu kinh tế, chính sách tài khóa, tiền tệ, nhập siêu, hiệu quả đầu tư... Do đó, Chính phủ luôn coi đây là vấn đề quan trọng của quốc gia. Còn chuyện lạm phát cao trong thời gian qua có nguyên nhân từ chính sách tiền tệ hay không thì rất khó kết luận, bởi các chỉ số tiền tệ cơ bản được thực hiện theo kế hoạch đầu năm, trong khi lạm phát còn có nguyên nhân như cầu kéo, chi phí đẩy...
Liên quan đến những bất cập về câu chuyện tỷ giá, Thống đốc cho rằng, do chúng ta phải chịu một lúc hai áp lực, từ ảnh hưởng của kinh tế thế giới và thực tế nhập siêu cao nên câu chuyện tỷ giá vẫn là bài toán khó. “Đó là mục tiêu vươn tới của cơ quan quản lý bởi kinh tế chúng ta mới chuyển sang kinh tế thị trường. Còn thời gian đến đấy là bao lâu thì không thể trả lời được”, Thống đốc nói.
Riêng về việc cấp quota nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp trong thời gian qua, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định sẽ không gây áp lực lên tỷ giá bởi việc nhập khẩu được thực hiện trong một thời gian dài nên sẽ không gây ra đột biến về cầu ngoại tệ.
Lý giải thêm về việc lãi suất tăng cao trong thời gian qua, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước khẳng định, đó là giải pháp “bất khả kháng” để giảm áp lực về cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế. Trong hai giải pháp đưa ra là tăng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng và tăng lãi suất thì cách thứ nhất không thể áp dụng được vì điều kiện của chúng ta khác với các nước khác. Do vậy, giải pháp tăng lãi suất có thể gặp phải sự phản ứng của người dân, xã hội song đó lại là giải pháp hợp lý vì lợi ích của cả nền kinh tế. Còn việc lãi suất thả nổi theo thị trường vẫn là mong muốn của nền kinh tế thị trường.
Thống đốc cũng thừa nhận, đến một lúc nào đấy nền kinh tế ổn định rồi thì lãi suất cạnh tranh càng ngày phải càng giảm xuống. Ông cũng "trấn an", theo Luật Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1/1/2011 tới, thì trong những bối cảnh nhất định, Thống đốc có quyền can thiệp hành chính về lãi suất.
"Lạm phát tâm lý" rất quan trọng
Tại cuộc họp trên, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong phiên họp Chính phủ trước đó, các thành viên Chính phủ đã tập trung phân tích tình hình kinh tế - xã hội sau 11 tháng, diễn biến giá cả và lạm phát.
Các thành viên Chính phủ đã nhìn nhận những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, những tác động của biến động giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, đặc biệt là biến động của USD, dẫn đến xu thế tăng dự trữ vàng, đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ của các quốc gia, ảnh hưởng đến giá vàng quốc tế và giá vàng trong nước.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong nước tăng cao trong thời gian qua là do giá thế giới đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gạo, sắt thép, cao su... biến động mạnh trong thời gian qua. Kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu với kinh tế thế giới nên chúng ta không thể tách rời ra được.
Bên cạnh đó, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh... đã ảnh hưởng lớn đến cung hàng hóa. Cùng với đó, sức mua trong thời gian qua tăng mạnh, đặc biệt là dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Mặt khác, do ảnh hưởng của biến động của thị trường tiền tệ cộng với chủ trương thực hiện lộ trình giá thị trường.... đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, thừa nhận trong thời gian qua, trên thị trường đã xuất hiện hiện tượng tư thương đầu cơ, găm giữ và tung tin đồn tăng giá hàng hóa cũng là nguyên nhân khiến CPI tăng cao. Thứ trưởng cũng thừa nhận đây là hành vi không thể tránh khỏi trên thị trường.
Giải thích cho nghịch lý giá hàng hóa tại các điểm bình ổn giá lại cao hơn ngoài thị trường, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho tằng, đó chỉ là hiện tượng một vài điểm cá biệt, chỉ có một vài điểm bán hàng bình ổn có giá thực phẩm tươi sống cao hơn bên ngoài thị trường do họ chưa kịp điều chỉnh giá mới nhập về.
Tuy nhiên, theo bà Thoa, những hiện tượng này không phổ biến và đã được xử lý kịp thời. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tiến hành các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, tăng cường nguồn hàng để góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát.
Trả lời câu hỏi cuả VnEconomy về hiệu quả của các giải pháp kiềm chế lạm phát, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định “dù chúng ta thực hiện nhiều biện pháp rất mạnh, quyết liệt để cố kìm giá nhưng không thể đạt mục tiêu như mong muốn được. Nếu không có các giải pháp đó thì CPI đã tăng cao hơn hiện nay nhiều”.
Do đó, theo ông giá cao là một thực tế, song lạm phát tâm lý là điều rất quan trọng. Chúng ta phải làm sao để đẩy lùi tâm lý bất an trong nhân dân thì kiềm chế lạm phát sẽ hiệu quả hơn.