Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: “Thỏa thuận không có nghĩa là nới lỏng!”
"Ngân hàng Nhà nước đang từng bước trả lãi suất về cho thị trường chứ không phải nới lỏng tiền tệ như một vài ý kiến nêu gần đây"
Hiện thực hóa mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất theo Nghị quyết 18/CP của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cho rằng đó là quá trình từng bước để lãi suất tự điều tiết theo cung cầu thị trường chứ không phải nới lỏng tiền tệ như một số ý kiến nêu ra…
Xung quanh vấn đề này, trong cuộc trao đổi với chúng tôi, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói:
- Trong việc triển khai Nghị quyết 18 của Chính phủ, sự ra đời của Thông tư số 12/2010/TT-NHNN trong ngày 14/4, cho phép tổ chức tín dụng áp dụng cơ chế cho vay với lãi suất thỏa thuận, được coi là bước đi rất đúng thời điểm. Thông tư không chỉ tạo sự ổn định về mặt tâm lý mà còn đạt nhiều mục tiêu khác: ổn định thị trường tiền tệ; tăng vốn cho nhu cầu hợp lý của nền kinh tế; đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng; đồng thời, giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước đã thảo luận vấn đề này với các ngân hàng, họ đồng thuận rất cao. Hiện tại, hầu hết ngân hàng đều cho vay 14%/năm, nhất là ý thức việc hạ lãi suất cho vay nông nghiệp và xuất khẩu.
Ở đây, phải hiểu rõ là Ngân hàng Nhà nước đang từng bước trả lãi suất về cho thị trường chứ không phải nới lỏng tiền tệ như một vài ý kiến nêu gần đây. Trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn phải thực hiện chính sách điều hành chủ động, linh hoạt nhưng thận trọng.
Ngoài ra, song song với việc ban hành thông tư trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối kết hợp với Bộ Công thương tìm các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, góp phần ổn định cán cân thanh toán. Cụ thể, ngân hàng sẽ tập trung ngoại tệ cho vay nhập khẩu với những mặt hàng thiết yếu, ngoại trừ những mặt hàng trong nước sản xuất được. Để thực hiện tốt vấn đề này, chúng tôi còn chờ sự phối hợp của Bộ Công Thương trong việc cung cấp danh mục hàng hóa thiết yếu, số lượng cần nhập khẩu… để cân đối nguồn ngoại tệ.
Thưa Thống đốc, khi khống chế trần lãi suất thì viện dẫn điều 476 Luật Dân sự, vậy khi “cho vay thỏa thuận” thì cơ sở pháp lý dẫn chiếu cho Thông tư 12 là gì?
Cơ sở pháp lý của Thông tư số 12/2010/TT-NHNN cho phép tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng VND theo lãi suất thỏa thuận thì phải bám vào Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành và Nghị quyết 12 (ban hành tháng 3/2010 - PV), Nghị quyết 18 của Chính phủ. Cùng đó là văn bản cho phép cho vay thỏa thuận với tiêu dùng đầu năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước.
Chứ còn nếu mà bắt bẻ từ ngữ thì không thể nào làm được.
Đại diện một số ngân hàng thương mại nói rằng, họ sẵn sàng giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng đề nghị Ngân hàng Nhà nước không nên quá lo lạm phát mà “dè xẻn” hỗ trợ thanh toán ngân hàng thương mại khi cần thiết. Thống đốc nói gì về vấn đề này?
Chính sách hỗ trợ lãi suất xét về toàn cục là có ý nghĩa lớn nhưng cũng có mặt trái, vì chúng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng rất nhanh.
Tháng 1/2009, tăng trưởng tín dụng 0,65% so với cuối năm trước, tháng 2/2009 tăng 1,14% nhưng đến tháng 3/2009 khi thực hiện hỗ trợ lãi suất thì con số này là 4,22%, tháng 6/2009 tăng 4,44%, kéo theo cả năm tăng trưởng tín dụng 37,7% so với năm trước, cao hơn huy động vốn 10% (huy động vốn tăng 27%/năm).
Sự bùng nổ tín dụng do mặt trái chính sách, nhưng cũng một phần do quản trị của nhiều ngân hàng chưa tốt. Điều này không nên đổ lỗi hoàn toàn cho Ngân hàng Nhà nước, vì bất cứ ngân hàng nào cũng phải tự biết bảo vệ mình trước ham muốn tăng trưởng tín dụng.
Còn việc hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng thương mại thì Ngân hàng Nhà nước vẫn làm thường xuyên đấy chứ. Tuy nhiên chúng tôi cũng phải kiềm chế, vì nếu quá tay, tăng trưởng tín dụng có thể lên tới 43% - 44%! Ngân hàng Nhà nước bao giờ cũng phải hài hòa giữa hai mục tiêu tăng trưởng và lạm phát và công việc đó không khác gì người đi trên dây.
Còn chuyện “bơm - hút” trên nghiệp vụ thị trường mở thì thế này. Tháng 1/2010: Ngân hàng Nhà nước chào mua 264 nghìn tỷ đồng nhưng số xin mua chỉ 153 nghìn tỷ đồng và Ngân hàng Nhà nước đưa lớn hơn mức chào mua 111 nghìn tỷ đồng. Tháng 2, Ngân hàng Nhà nước chào mua 262 nghìn tỷ đồng nhưng sức mua chỉ 73 nghìn tỷ đồng. Tháng 3, Ngân hàng Nhà nước chào mua 218 nghìn tỷ đồng nhưng các ngân hàng thương mại chỉ trúng thầu 94 nghìn tỷ đồng. 12 ngày đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước chào mua 97 nghìn tỷ đồng nhưng ngân hàng thương mại chỉ trúng thầu mua 47 nghìn tỷ đồng.
Nhưng các ngân hàng thương mại “sức yếu” thì lấy đâu tiền để mua giấy tờ có giá để giao dịch trên thị trường mở?
Đừng nói là họ không có tiền. Họ không làm đấy thôi!
Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia trên thị trường sơ cấp đối với trái phiếu và các giấy tờ có khác. Nhưng vì tâm lý ỷ lại “nếu mình có khó khăn, Nhà nước sẽ hỗ trợ” nên ít mua mà thôi.
Như thế là đáng trách. Rất nhiều lần tôi đã phê phán các ngân hàng thương mại và nghiêm khắc với cách suy nghĩ này.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chưa công bố phân loại ngân hàng để người gửi tiền có cơ sở phân biệt mức độ rủi ro từng ngân hàng và đó là một thiệt thòi cho người dân khi biến cố xảy ra. Thống đốc nghĩ sao?
Đây là ý kiến chính đáng, tôi sẽ tiếp thu ý kiến này và Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành văn bản quy định trích lập tỷ lệ rủi ro phải theo thông lệ quốc tế. Hiện có một số ngân hàng thương mại đã trích được theo điều 7 của Quyết định 493, tiệm cận với thông lệ quốc tế.
Ngân hàng Nhà nước sẽ minh bạch trong đánh giá, xếp hạng từng ngân hàng theo tiêu chí chuẩn mực và sẽ công bố. Những ngân hàng năm ngoái xếp loại D nhưng năm nay được lên A thì cũng phải giải thích lý do. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi ngân hàng và đồng thời, đó cũng là cách đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.
Cân đối tổng thể, tỷ trọng cho vay và huy động có “lệch pha” như trước đây, thưa Thống đốc?
Mặc dù trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát đang cao trong quý 1/2010 nhưng huy động vốn toàn ngành đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Đến ngày 9/4/2010, huy động vốn tăng trưởng 4,18% so với đầu năm và riêng 9 ngày đầu tháng 4/2010 đã tăng 0,68% so với cuối tháng 3/2010, trong đó, tiền gửi từ dân cư tăng 10,2% so với đầu năm, 9 ngày đầu tháng 4/2010 tăng 1,2% so với cuối tháng 3/2010.
Đặc biệt, đến nay, dư nợ cho vay tăng 3,84% so với đầu năm, thấp hơn 0,34% so với tổng huy động vốn và đó là điều đáng mừng vì lâu lắm rồi, tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi lớn hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ.
Hiện tại, có tình trạng “mặc cả lãi suất” của khách hàng gửi tiền, nhất là các tập đoàn, tổng công ty và điều này đã gây áp lực lên lãi suất huy động của ngân hàng thương mại. Thống đốc có ý kiến gì về vấn đề này?
Nghị quyết 18/CP của Chính phủ đã nhấn mạnh rõ vai trò trách nhiệm của chủ tịch, tổng giám đốc tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong việc bình ổn kinh tế. Có một điều tôi băn khoăn là nhiều doanh nghiệp Nhà nước là "con nợ" của ngân hàng, nhưng họ lại có nguồn tiền để gửi ngân hàng, đấy là vấn đề cần phải xem xét.
Chắc chắn ở đây không có câu chuyện vay lãi suất cao rồi gửi để lấy lãi suất thấp. Theo quy luật, lãi suất tiền vay bao giờ cũng cao hơn lãi suất tiền gửi. Nếu là năm ngoái (có hỗ trợ lãi suất 4% - PV) thì điều đó còn có cơ sở nhưng năm nay là có yếu tố không bình thường ở đây.
Có những tập đoàn giàu nhất quốc gia mà còn nợ tới 24 ngân hàng với mấy chục ngàn tỷ đồng. Có tập đoàn nào mà không nợ ngân hàng đâu? Thế rồi, tại sao trong cùng một tập đoàn mà chỗ thì đi vay, chỗ thì cho vay? Vậy thì trách nhiệm điều hòa dòng vốn, hỗ trợ thành viên trong cùng một tổng công ty, tập đoàn của người đứng đầu để ở đâu?
Còn chuyện mặc cả lãi suất với ngân hàng, có lần tôi đã nói với lãnh đạo các doanh nghiệp lớn là không nên như thế. Mà nếu có tiền thì hãy tập trung vốn cho sản xuất và còn dư dả thì đem trả nợ ngân hàng.
Xung quanh vấn đề này, trong cuộc trao đổi với chúng tôi, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói:
- Trong việc triển khai Nghị quyết 18 của Chính phủ, sự ra đời của Thông tư số 12/2010/TT-NHNN trong ngày 14/4, cho phép tổ chức tín dụng áp dụng cơ chế cho vay với lãi suất thỏa thuận, được coi là bước đi rất đúng thời điểm. Thông tư không chỉ tạo sự ổn định về mặt tâm lý mà còn đạt nhiều mục tiêu khác: ổn định thị trường tiền tệ; tăng vốn cho nhu cầu hợp lý của nền kinh tế; đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng; đồng thời, giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước đã thảo luận vấn đề này với các ngân hàng, họ đồng thuận rất cao. Hiện tại, hầu hết ngân hàng đều cho vay 14%/năm, nhất là ý thức việc hạ lãi suất cho vay nông nghiệp và xuất khẩu.
Ở đây, phải hiểu rõ là Ngân hàng Nhà nước đang từng bước trả lãi suất về cho thị trường chứ không phải nới lỏng tiền tệ như một vài ý kiến nêu gần đây. Trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn phải thực hiện chính sách điều hành chủ động, linh hoạt nhưng thận trọng.
Ngoài ra, song song với việc ban hành thông tư trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối kết hợp với Bộ Công thương tìm các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, góp phần ổn định cán cân thanh toán. Cụ thể, ngân hàng sẽ tập trung ngoại tệ cho vay nhập khẩu với những mặt hàng thiết yếu, ngoại trừ những mặt hàng trong nước sản xuất được. Để thực hiện tốt vấn đề này, chúng tôi còn chờ sự phối hợp của Bộ Công Thương trong việc cung cấp danh mục hàng hóa thiết yếu, số lượng cần nhập khẩu… để cân đối nguồn ngoại tệ.
Thưa Thống đốc, khi khống chế trần lãi suất thì viện dẫn điều 476 Luật Dân sự, vậy khi “cho vay thỏa thuận” thì cơ sở pháp lý dẫn chiếu cho Thông tư 12 là gì?
Cơ sở pháp lý của Thông tư số 12/2010/TT-NHNN cho phép tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng VND theo lãi suất thỏa thuận thì phải bám vào Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành và Nghị quyết 12 (ban hành tháng 3/2010 - PV), Nghị quyết 18 của Chính phủ. Cùng đó là văn bản cho phép cho vay thỏa thuận với tiêu dùng đầu năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước.
Chứ còn nếu mà bắt bẻ từ ngữ thì không thể nào làm được.
Đại diện một số ngân hàng thương mại nói rằng, họ sẵn sàng giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng đề nghị Ngân hàng Nhà nước không nên quá lo lạm phát mà “dè xẻn” hỗ trợ thanh toán ngân hàng thương mại khi cần thiết. Thống đốc nói gì về vấn đề này?
Chính sách hỗ trợ lãi suất xét về toàn cục là có ý nghĩa lớn nhưng cũng có mặt trái, vì chúng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng rất nhanh.
Tháng 1/2009, tăng trưởng tín dụng 0,65% so với cuối năm trước, tháng 2/2009 tăng 1,14% nhưng đến tháng 3/2009 khi thực hiện hỗ trợ lãi suất thì con số này là 4,22%, tháng 6/2009 tăng 4,44%, kéo theo cả năm tăng trưởng tín dụng 37,7% so với năm trước, cao hơn huy động vốn 10% (huy động vốn tăng 27%/năm).
Sự bùng nổ tín dụng do mặt trái chính sách, nhưng cũng một phần do quản trị của nhiều ngân hàng chưa tốt. Điều này không nên đổ lỗi hoàn toàn cho Ngân hàng Nhà nước, vì bất cứ ngân hàng nào cũng phải tự biết bảo vệ mình trước ham muốn tăng trưởng tín dụng.
Còn việc hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng thương mại thì Ngân hàng Nhà nước vẫn làm thường xuyên đấy chứ. Tuy nhiên chúng tôi cũng phải kiềm chế, vì nếu quá tay, tăng trưởng tín dụng có thể lên tới 43% - 44%! Ngân hàng Nhà nước bao giờ cũng phải hài hòa giữa hai mục tiêu tăng trưởng và lạm phát và công việc đó không khác gì người đi trên dây.
Còn chuyện “bơm - hút” trên nghiệp vụ thị trường mở thì thế này. Tháng 1/2010: Ngân hàng Nhà nước chào mua 264 nghìn tỷ đồng nhưng số xin mua chỉ 153 nghìn tỷ đồng và Ngân hàng Nhà nước đưa lớn hơn mức chào mua 111 nghìn tỷ đồng. Tháng 2, Ngân hàng Nhà nước chào mua 262 nghìn tỷ đồng nhưng sức mua chỉ 73 nghìn tỷ đồng. Tháng 3, Ngân hàng Nhà nước chào mua 218 nghìn tỷ đồng nhưng các ngân hàng thương mại chỉ trúng thầu 94 nghìn tỷ đồng. 12 ngày đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước chào mua 97 nghìn tỷ đồng nhưng ngân hàng thương mại chỉ trúng thầu mua 47 nghìn tỷ đồng.
Nhưng các ngân hàng thương mại “sức yếu” thì lấy đâu tiền để mua giấy tờ có giá để giao dịch trên thị trường mở?
Đừng nói là họ không có tiền. Họ không làm đấy thôi!
Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia trên thị trường sơ cấp đối với trái phiếu và các giấy tờ có khác. Nhưng vì tâm lý ỷ lại “nếu mình có khó khăn, Nhà nước sẽ hỗ trợ” nên ít mua mà thôi.
Như thế là đáng trách. Rất nhiều lần tôi đã phê phán các ngân hàng thương mại và nghiêm khắc với cách suy nghĩ này.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chưa công bố phân loại ngân hàng để người gửi tiền có cơ sở phân biệt mức độ rủi ro từng ngân hàng và đó là một thiệt thòi cho người dân khi biến cố xảy ra. Thống đốc nghĩ sao?
Đây là ý kiến chính đáng, tôi sẽ tiếp thu ý kiến này và Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành văn bản quy định trích lập tỷ lệ rủi ro phải theo thông lệ quốc tế. Hiện có một số ngân hàng thương mại đã trích được theo điều 7 của Quyết định 493, tiệm cận với thông lệ quốc tế.
Ngân hàng Nhà nước sẽ minh bạch trong đánh giá, xếp hạng từng ngân hàng theo tiêu chí chuẩn mực và sẽ công bố. Những ngân hàng năm ngoái xếp loại D nhưng năm nay được lên A thì cũng phải giải thích lý do. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi ngân hàng và đồng thời, đó cũng là cách đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.
Cân đối tổng thể, tỷ trọng cho vay và huy động có “lệch pha” như trước đây, thưa Thống đốc?
Mặc dù trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát đang cao trong quý 1/2010 nhưng huy động vốn toàn ngành đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Đến ngày 9/4/2010, huy động vốn tăng trưởng 4,18% so với đầu năm và riêng 9 ngày đầu tháng 4/2010 đã tăng 0,68% so với cuối tháng 3/2010, trong đó, tiền gửi từ dân cư tăng 10,2% so với đầu năm, 9 ngày đầu tháng 4/2010 tăng 1,2% so với cuối tháng 3/2010.
Đặc biệt, đến nay, dư nợ cho vay tăng 3,84% so với đầu năm, thấp hơn 0,34% so với tổng huy động vốn và đó là điều đáng mừng vì lâu lắm rồi, tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi lớn hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ.
Hiện tại, có tình trạng “mặc cả lãi suất” của khách hàng gửi tiền, nhất là các tập đoàn, tổng công ty và điều này đã gây áp lực lên lãi suất huy động của ngân hàng thương mại. Thống đốc có ý kiến gì về vấn đề này?
Nghị quyết 18/CP của Chính phủ đã nhấn mạnh rõ vai trò trách nhiệm của chủ tịch, tổng giám đốc tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong việc bình ổn kinh tế. Có một điều tôi băn khoăn là nhiều doanh nghiệp Nhà nước là "con nợ" của ngân hàng, nhưng họ lại có nguồn tiền để gửi ngân hàng, đấy là vấn đề cần phải xem xét.
Chắc chắn ở đây không có câu chuyện vay lãi suất cao rồi gửi để lấy lãi suất thấp. Theo quy luật, lãi suất tiền vay bao giờ cũng cao hơn lãi suất tiền gửi. Nếu là năm ngoái (có hỗ trợ lãi suất 4% - PV) thì điều đó còn có cơ sở nhưng năm nay là có yếu tố không bình thường ở đây.
Có những tập đoàn giàu nhất quốc gia mà còn nợ tới 24 ngân hàng với mấy chục ngàn tỷ đồng. Có tập đoàn nào mà không nợ ngân hàng đâu? Thế rồi, tại sao trong cùng một tập đoàn mà chỗ thì đi vay, chỗ thì cho vay? Vậy thì trách nhiệm điều hòa dòng vốn, hỗ trợ thành viên trong cùng một tổng công ty, tập đoàn của người đứng đầu để ở đâu?
Còn chuyện mặc cả lãi suất với ngân hàng, có lần tôi đã nói với lãnh đạo các doanh nghiệp lớn là không nên như thế. Mà nếu có tiền thì hãy tập trung vốn cho sản xuất và còn dư dả thì đem trả nợ ngân hàng.