Thu hút FDI vượt xa mục tiêu
Thu hút FDI của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay đã đạt 15 tỷ USD, vượt xa mức kế hoạch đề ra đầu năm là 13 tỷ USD
Thu hút FDI của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay đã đạt 15 tỷ USD, con số vượt xa mức kế hoạch đề ra đầu năm là 13 tỷ USD.
Thông tin trên do Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Phan Hữu Thắng cho biết.
Như vậy, trong 11 tháng đầu năm 2007, Việt Nam đã thu hút được 15,03 tỷ USD vốn đầu tư FDI, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt 15% kế hoạch dự kiến năm (13 tỷ USD). Từ kết quả này, ông Phan Hữu Thắng dự kiến thu hút FDI của Việt Nam trong cả năm nay sẽ đạt khoảng 16 tỷ USD.
Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2007 có 1.283 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng vốn đầu tư là 13,4 tỷ USD (tăng 35,2% về số dự án và 67,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước) và có 314 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm là 1,63 tỷ USD.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư cấp mới trong những tháng đầu năm nay tiếp tục tập trung trong lĩnh vực công nghiệp với số vốn đăng ký 7,55 tỷ USD (chiếm 56,4% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, với số vốn đăng ký 5,65 tỷ USD (chiếm 42,2% tổng vốn đầu tư đăng ký). Số vốn đầu tư đăng ký còn lại đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Về đối tác đầu tư, thì Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đứng đầu trong 11 tháng đầu năm nay khi số vốn đăng ký mới tại nước ta đạt 3,68 tỷ USD (chiếm 28% tổng vốn đăng ký). British Virgin Islands đứng thứ hai với số vốn đăng ký 3,5 tỷ USD, và Singapore đứng thứ ba với số vốn đăng ký 1,55 tỷ USD…
Trong khi việc thu hút vốn FDI hoàn thành sớm kế hoạch đề ra khi đạt con số kỷ lục, thì tình hình giải ngân nguồn vốn này vẫn chưa có những đột phá. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 11/2007, vốn FDI thực hiện ước đạt 390 triệu USD, đưa tổng vốn thực hiện trong 11 tháng đầu năm 2007 đạt 4,1 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, bằng 95,3% kế hoạch năm đề ra (4,5 tỷ USD).
Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn FDI trong tháng 11/2007 ước đạt 4,65 tỷ USD, đưa tổng giá trị doanh thu trong 11 tháng đầu năm 2007 là 34,9 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) ước đạt 17,78 tỷ USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2006.
Thông tin trên do Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Phan Hữu Thắng cho biết.
Như vậy, trong 11 tháng đầu năm 2007, Việt Nam đã thu hút được 15,03 tỷ USD vốn đầu tư FDI, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt 15% kế hoạch dự kiến năm (13 tỷ USD). Từ kết quả này, ông Phan Hữu Thắng dự kiến thu hút FDI của Việt Nam trong cả năm nay sẽ đạt khoảng 16 tỷ USD.
Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2007 có 1.283 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng vốn đầu tư là 13,4 tỷ USD (tăng 35,2% về số dự án và 67,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước) và có 314 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm là 1,63 tỷ USD.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư cấp mới trong những tháng đầu năm nay tiếp tục tập trung trong lĩnh vực công nghiệp với số vốn đăng ký 7,55 tỷ USD (chiếm 56,4% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, với số vốn đăng ký 5,65 tỷ USD (chiếm 42,2% tổng vốn đầu tư đăng ký). Số vốn đầu tư đăng ký còn lại đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Về đối tác đầu tư, thì Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đứng đầu trong 11 tháng đầu năm nay khi số vốn đăng ký mới tại nước ta đạt 3,68 tỷ USD (chiếm 28% tổng vốn đăng ký). British Virgin Islands đứng thứ hai với số vốn đăng ký 3,5 tỷ USD, và Singapore đứng thứ ba với số vốn đăng ký 1,55 tỷ USD…
Trong khi việc thu hút vốn FDI hoàn thành sớm kế hoạch đề ra khi đạt con số kỷ lục, thì tình hình giải ngân nguồn vốn này vẫn chưa có những đột phá. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 11/2007, vốn FDI thực hiện ước đạt 390 triệu USD, đưa tổng vốn thực hiện trong 11 tháng đầu năm 2007 đạt 4,1 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, bằng 95,3% kế hoạch năm đề ra (4,5 tỷ USD).
Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn FDI trong tháng 11/2007 ước đạt 4,65 tỷ USD, đưa tổng giá trị doanh thu trong 11 tháng đầu năm 2007 là 34,9 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) ước đạt 17,78 tỷ USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2006.