Thu phí giao dịch ngoại tệ: Cấm đến đâu, lách đến đó
Ít nhất 3 lần trong vòng một năm qua, Ngân hàng Nhà nước cấm hành vi này thì thị trường lại “lách” bằng cách khác
Ít nhất 3 lần trong vòng một năm qua, Ngân hàng Nhà nước cấm hành vi này thì thị trường lại “lách” bằng cách khác, đẩy tỷ giá thực tế vượt khỏi biên độ quản lý.
Với công văn 4941, Ngân hàng Nhà nước có triệt tiêu được khả năng lách luật hay phải cần đến một giải pháp tổng thể hơn? Trong công văn này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu: “Tổ chức tín dụng không được phép thu phí thông qua các hợp đồng dịch vụ và các hình thức khác như chi trả hoa hồng, phí quản lý tiền mặt... nhằm mục đích làm tỷ giá mua bán ngoại tệ thực tế vượt tỷ giá trần theo quy định”.
Cấm đến đâu, lách đến đó
Với nỗ lực bình ổn thị trường ngoại tệ, đưa tỷ giá cặp tiền VND/USD nằm trong biên độ quản lý (mức cũ +/- 3% được nới lên +/-5%), Ngân hàng Nhà nước đã cấm các giao dịch quyền chọn (option) và mua bán đồng USD qua ngoại tệ khác.
Sau khi bị Ngân hàng Nhà nước cấm nghiệp vụ này, các ngân hàng thương mại đã tìm cách lách bằng cách thỏa thuận với doanh nghiệp mua bán USD qua ngoại tệ khác (do tính chất “bình thông nhau” của chúng) để giao dịch tỷ giá không nằm trong biên độ.
Ví dụ, một khách hàng muốn bán USD với tỷ giá cao hơn trần, khách hàng đó dùng USD mua ngoại tệ khác, tiếp theo, bán ngoại tệ đó cho ngân hàng theo tỷ giá ngân hàng đưa ra. Cùng hành trình này, doanh nghiệp phải trả các mức phí và kết quả là giao dịch USD trên thực tế đã vượt tỷ giá trần.
Sau đó Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục cấm hoạt động này nhưng thị trường lại xuất hiện một “chiêu” khác: ngân hàng thương mại và doanh nghiệp lách bằng cách thu phí thông qua các hợp đồng dịch vụ và các hình thức khác như chi trả hoa hồng, phí quản lý tiền mặt.
Từ đây xuất hiện tình trạng trên sổ sách thì hạch toán theo tỷ giá giao dịch từ trần trở xuống nhưng thực tế, sau khi cộng các loại phí, tỷ giá đã vượt quá trần với độ chênh lệch từ 2 - 3 điểm phần trăm.
Vấn đề chủ yếu ở đây là với sự lách này, cung - cầu ngoại tệ đã gặp nhau và dẫu sao, thị trường vẫn đảm bảo tính thanh khoản - điểm cốt lõi của bất kỳ giao dịch hàng hóa nào, mặc dù trái với mong muốn của nhà quản lý.
Thị trường sẽ đóng băng?
Qua trao đổi, chúng tôi đã nhận được phản ánh từ một số ngân hàng thương mại rằng, ứng xử này của Ngân hàng Nhà nước là hoàn toàn phù hợp nhưng các biện pháp đã đồng bộ hay chưa, lại là câu chuyện khác. Vậy, như thế nào được coi là giải pháp đồng bộ?
Có ý kiến cho rằng, trước hết, Ngân hàng Nhà nước phải dự đoán được hầu hết các chiêu lách luật để cấm triệt để, không nên thị trường lách đến đâu, cơ quan quản lý cấm đến đó một cách thụ động.
Tiếp theo, có lẽ, các cơ quan quản lý (không riêng gì Ngân hàng Nhà nước) nên tự hỏi, khi cung cầu không gặp nhau trong biên độ là do tỷ giá không hợp lý hay thị trường giao dịch không hợp lý?
Nếu dựa trên sự cân đối dòng tiền, dự trữ ngoại hối, dự đoán sự mất giá của VND so với USD năm nay thì khả năng bình ổn của Ngân hàng Nhà nước là không có gì đáng bàn cãi. Như vậy, phải chăng sự lộn xộn của tỷ giá ở đây là do cơ chế giao dịch, cộng với quá trình thông tin chưa tốt?
Ý kiến nói trên cho rằng, cùng với thiết lập kỷ cương, bịt chặt kẽ hở lách luật, cần phải trấn an thị trường bằng những cam kết cụ thể. Giả định, trong năm 2009, nếu Ngân hàng Nhà nước cam kết đồng VND mất giá 6%, thời gian từ đầu năm đã chỉnh từ +/- 3% đến +/- 5% thì từ nay đến hết năm, chỉ còn biến động khoảng +/- 1%.
Từ đó, Ngân hàng Nhà nước phải hành động để kiểm soát sự mất giá của VND trong phạm vi 6%, lập tức tỷ giá khó biến động quá tầm kiểm soát của cơ quan này, do thị trường tránh được tác động từ những đồn đoán mơ hồ.
Ngoài ra, nếu xét về các cân đối đối với trung, dài hạn thì tỷ giá không phải vấn đề đáng lo nhưng trong cân đối hàng ngày lại là chuyện khác. Với quy mô giao dịch trên thị trường không lớn, chỉ cần một giao dịch “hút” vài chục triệu USD mỗi ngày, lập tức tính thanh khoán có vấn đề. Vì vậy, tại thời điểm này, cơ quan quản lý phải có sự nhìn nhận, đánh giá và can thiệp kịp thời.
Nhìn ra một số nước trong khu vực, trong khi đồng tiền của họ đang lên giá so với đồng USD thì VND cứ canh cánh nỗi lo mất giá, mặc dù nền kinh tế những nước này có những nét tương đồng với Việt Nam như khả năng xuất khẩu, khả năng cạnh tranh. Đó là điều mà các cơ quan quản lý không thể không lưu tâm.
Với công văn 4941, Ngân hàng Nhà nước có triệt tiêu được khả năng lách luật hay phải cần đến một giải pháp tổng thể hơn? Trong công văn này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu: “Tổ chức tín dụng không được phép thu phí thông qua các hợp đồng dịch vụ và các hình thức khác như chi trả hoa hồng, phí quản lý tiền mặt... nhằm mục đích làm tỷ giá mua bán ngoại tệ thực tế vượt tỷ giá trần theo quy định”.
Cấm đến đâu, lách đến đó
Với nỗ lực bình ổn thị trường ngoại tệ, đưa tỷ giá cặp tiền VND/USD nằm trong biên độ quản lý (mức cũ +/- 3% được nới lên +/-5%), Ngân hàng Nhà nước đã cấm các giao dịch quyền chọn (option) và mua bán đồng USD qua ngoại tệ khác.
Sau khi bị Ngân hàng Nhà nước cấm nghiệp vụ này, các ngân hàng thương mại đã tìm cách lách bằng cách thỏa thuận với doanh nghiệp mua bán USD qua ngoại tệ khác (do tính chất “bình thông nhau” của chúng) để giao dịch tỷ giá không nằm trong biên độ.
Ví dụ, một khách hàng muốn bán USD với tỷ giá cao hơn trần, khách hàng đó dùng USD mua ngoại tệ khác, tiếp theo, bán ngoại tệ đó cho ngân hàng theo tỷ giá ngân hàng đưa ra. Cùng hành trình này, doanh nghiệp phải trả các mức phí và kết quả là giao dịch USD trên thực tế đã vượt tỷ giá trần.
Sau đó Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục cấm hoạt động này nhưng thị trường lại xuất hiện một “chiêu” khác: ngân hàng thương mại và doanh nghiệp lách bằng cách thu phí thông qua các hợp đồng dịch vụ và các hình thức khác như chi trả hoa hồng, phí quản lý tiền mặt.
Từ đây xuất hiện tình trạng trên sổ sách thì hạch toán theo tỷ giá giao dịch từ trần trở xuống nhưng thực tế, sau khi cộng các loại phí, tỷ giá đã vượt quá trần với độ chênh lệch từ 2 - 3 điểm phần trăm.
Vấn đề chủ yếu ở đây là với sự lách này, cung - cầu ngoại tệ đã gặp nhau và dẫu sao, thị trường vẫn đảm bảo tính thanh khoản - điểm cốt lõi của bất kỳ giao dịch hàng hóa nào, mặc dù trái với mong muốn của nhà quản lý.
Thị trường sẽ đóng băng?
Qua trao đổi, chúng tôi đã nhận được phản ánh từ một số ngân hàng thương mại rằng, ứng xử này của Ngân hàng Nhà nước là hoàn toàn phù hợp nhưng các biện pháp đã đồng bộ hay chưa, lại là câu chuyện khác. Vậy, như thế nào được coi là giải pháp đồng bộ?
Có ý kiến cho rằng, trước hết, Ngân hàng Nhà nước phải dự đoán được hầu hết các chiêu lách luật để cấm triệt để, không nên thị trường lách đến đâu, cơ quan quản lý cấm đến đó một cách thụ động.
Tiếp theo, có lẽ, các cơ quan quản lý (không riêng gì Ngân hàng Nhà nước) nên tự hỏi, khi cung cầu không gặp nhau trong biên độ là do tỷ giá không hợp lý hay thị trường giao dịch không hợp lý?
Nếu dựa trên sự cân đối dòng tiền, dự trữ ngoại hối, dự đoán sự mất giá của VND so với USD năm nay thì khả năng bình ổn của Ngân hàng Nhà nước là không có gì đáng bàn cãi. Như vậy, phải chăng sự lộn xộn của tỷ giá ở đây là do cơ chế giao dịch, cộng với quá trình thông tin chưa tốt?
Ý kiến nói trên cho rằng, cùng với thiết lập kỷ cương, bịt chặt kẽ hở lách luật, cần phải trấn an thị trường bằng những cam kết cụ thể. Giả định, trong năm 2009, nếu Ngân hàng Nhà nước cam kết đồng VND mất giá 6%, thời gian từ đầu năm đã chỉnh từ +/- 3% đến +/- 5% thì từ nay đến hết năm, chỉ còn biến động khoảng +/- 1%.
Từ đó, Ngân hàng Nhà nước phải hành động để kiểm soát sự mất giá của VND trong phạm vi 6%, lập tức tỷ giá khó biến động quá tầm kiểm soát của cơ quan này, do thị trường tránh được tác động từ những đồn đoán mơ hồ.
Ngoài ra, nếu xét về các cân đối đối với trung, dài hạn thì tỷ giá không phải vấn đề đáng lo nhưng trong cân đối hàng ngày lại là chuyện khác. Với quy mô giao dịch trên thị trường không lớn, chỉ cần một giao dịch “hút” vài chục triệu USD mỗi ngày, lập tức tính thanh khoán có vấn đề. Vì vậy, tại thời điểm này, cơ quan quản lý phải có sự nhìn nhận, đánh giá và can thiệp kịp thời.
Nhìn ra một số nước trong khu vực, trong khi đồng tiền của họ đang lên giá so với đồng USD thì VND cứ canh cánh nỗi lo mất giá, mặc dù nền kinh tế những nước này có những nét tương đồng với Việt Nam như khả năng xuất khẩu, khả năng cạnh tranh. Đó là điều mà các cơ quan quản lý không thể không lưu tâm.