Thu phí tự động không dừng: Cuộc đua giành “miếng bánh ngon”
Thu phí tự động không dừng được ví như một “miếng bánh ngon” đang có nhiều nhà đầu tư nhòm ngó
Với thế mạnh của mình, liên danh Tasco - VETC từng được Bộ Giao thông Vận tải chỉ định là nhà đầu tư thực hiện dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1. Thế nhưng, sân chơi này đã lần lượt xuất hiện tên tuổi mới nhảy vào là Vietin và Viettel…
“Miếng bánh ngon”
Hiện nay, trên toàn tuyến quốc lộ cả nước có khoảng 86 trạm thu phí, trong đó 72 trạm thu phí do Bộ Giao thông Vận tải có thẩm quyền ký hợp đồng và 14 trạm thuộc sự quản lý của UBND các tỉnh, thành phố.
Để tiết kiệm cho người tham gia giao thông và nhà đầu tư BOT thu phí, in vé, Bộ Giao thông Vận tải công bố đề án trạm thu phí không dừng từ năm 2015 tại các trạm thu phí BOT theo hình thức hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh).
Dự kiến, giai đoạn 2016 - 2019 sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng trên 1 - 2 làn thu phí mỗi chiều xe chạy. Kể từ 2020 sẽ áp dụng trên tất cả các làn của các trạm thu phí trên toàn quốc, bỏ toàn toàn bộ barier.
Trước triển vọng tốt, thu phí tự động không dừng được đánh giá là một “miếng bánh ngon” mà nhiều nhà đầu tư muốn giành.
Theo Quyết định số 4390 của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt dự án thu phí tự động không dừng (giai đoạn 1) áp dụng với 28 trạm thu phí trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây nguyên và Quốc lộ 1, liên danh Tasco - VETC được Bộ Giao thông chỉ định làm nhà đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, theo dạng hợp đồng BOO.
Lợi ích mà Tasco - VETC thu được không hề nhỏ khi 3 năm đầu tiên, kể từ năm 2016, nhà đầu tư được hưởng mức thu phí không dừng bằng số làn thu phí tự động không dừng (ETC)/tổng số làn thu phí nhân với mức phí quản lý tổ chức thu phí của nhà đầu tư BOT. Theo tính toán, nhà đầu tư sẽ thu về khoảng 3,5 tỷ đồng cho mỗi làn trạm thu phí không dừng.
Từ năm thứ 4 đến năm thứ 8, giá dịch vụ thu phí ETC bằng 8% tổng doanh thu của trạm, từ năm thứ 9 đến năm thứ 13, bằng 9% tổng doanh thu của trạm, từ năm thứ 14 trở đi, bằng 10% tổng doanh thu của trạm.
Tránh độc quyền thu phí không dừng
Với 72 trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ, không chỉ Tasco - VETC, một số nhà đầu tư cũng đã và đang có ý định "nhảy" vào thị trường tiềm năng này. Một tháng sau khi Tasco được Bộ Giao thông Vận tải chỉ định, Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ hạ tầng Vietin cũng xin gia nhập cuộc đua thu phí không dừng.
Theo Vietin, trong vòng 5 năm tới, doanh nghiệp sẽ chi khoảng 3.300 tỷ đồng để xây dựng hệ thống thu phí không dừng tại 52 trạm BOT từ miền Trung vào miền Nam và các dự án do ngân hàng Vietinbank tài trợ vốn. Đề án này đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.
Vietin được thành lập từ tháng 4/2016 với hai cổ đông chính là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Công ty Đèo Cả. Vietinbank hiện cung cấp tín dụng cho gần một chục dự án BOT, BT giao thông và là ngân hàng có cam kết tài trợ vốn lớn nhất trong lĩnh vực này với trên 32.000 tỷ đồng.
Cổ đông còn lại đang là nhà đầu tư tại dự án Đèo Cả - Quốc lộ 1 với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng, trong đó Vietinbank chính là ngân hàng cung cấp tín dụng cho dự án này, với số tiền cam kết đã công bố là hơn 5.400 tỷ đồng.
Mới đây nhất, tháng 3/2017, Viettel cũng đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải mong muốn Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) phối hợp với nhà mạng này triển khai dịch vụ ETC cho 2 tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và Nội Bài - Lào Cai trong quý 1/2017.
Theo chuyên gia Ngô Trí Long, chỉ định thầu chỉ đúng với lĩnh vực thuộc an ninh quốc phòng. Còn theo nguyên tắc thị trường, chỉ định thầu triển khai các dự án BOO trong thu phí không dừng dẫn tới thiếu minh bạch trong kiểm soát chi phí. Do vậy, cần thiết phải đấu thầu để chống lợi ích tiêu cực, đối giá.
Cũng theo ông Long, phương án khác là để cho nhà đầu tư được lựa chọn lắp đặt với đầu bài là không làm tăng tổng mức đầu tư, không kéo dài thời gian thu phí. Đồng thời, càng khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham gia sẽ giúp minh bạch, rõ ràng, chống độc quyền về mặt giá cả.
“Miếng bánh ngon”
Hiện nay, trên toàn tuyến quốc lộ cả nước có khoảng 86 trạm thu phí, trong đó 72 trạm thu phí do Bộ Giao thông Vận tải có thẩm quyền ký hợp đồng và 14 trạm thuộc sự quản lý của UBND các tỉnh, thành phố.
Để tiết kiệm cho người tham gia giao thông và nhà đầu tư BOT thu phí, in vé, Bộ Giao thông Vận tải công bố đề án trạm thu phí không dừng từ năm 2015 tại các trạm thu phí BOT theo hình thức hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh).
Dự kiến, giai đoạn 2016 - 2019 sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng trên 1 - 2 làn thu phí mỗi chiều xe chạy. Kể từ 2020 sẽ áp dụng trên tất cả các làn của các trạm thu phí trên toàn quốc, bỏ toàn toàn bộ barier.
Trước triển vọng tốt, thu phí tự động không dừng được đánh giá là một “miếng bánh ngon” mà nhiều nhà đầu tư muốn giành.
Theo Quyết định số 4390 của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt dự án thu phí tự động không dừng (giai đoạn 1) áp dụng với 28 trạm thu phí trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây nguyên và Quốc lộ 1, liên danh Tasco - VETC được Bộ Giao thông chỉ định làm nhà đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, theo dạng hợp đồng BOO.
Lợi ích mà Tasco - VETC thu được không hề nhỏ khi 3 năm đầu tiên, kể từ năm 2016, nhà đầu tư được hưởng mức thu phí không dừng bằng số làn thu phí tự động không dừng (ETC)/tổng số làn thu phí nhân với mức phí quản lý tổ chức thu phí của nhà đầu tư BOT. Theo tính toán, nhà đầu tư sẽ thu về khoảng 3,5 tỷ đồng cho mỗi làn trạm thu phí không dừng.
Từ năm thứ 4 đến năm thứ 8, giá dịch vụ thu phí ETC bằng 8% tổng doanh thu của trạm, từ năm thứ 9 đến năm thứ 13, bằng 9% tổng doanh thu của trạm, từ năm thứ 14 trở đi, bằng 10% tổng doanh thu của trạm.
Tránh độc quyền thu phí không dừng
Với 72 trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ, không chỉ Tasco - VETC, một số nhà đầu tư cũng đã và đang có ý định "nhảy" vào thị trường tiềm năng này. Một tháng sau khi Tasco được Bộ Giao thông Vận tải chỉ định, Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ hạ tầng Vietin cũng xin gia nhập cuộc đua thu phí không dừng.
Theo Vietin, trong vòng 5 năm tới, doanh nghiệp sẽ chi khoảng 3.300 tỷ đồng để xây dựng hệ thống thu phí không dừng tại 52 trạm BOT từ miền Trung vào miền Nam và các dự án do ngân hàng Vietinbank tài trợ vốn. Đề án này đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.
Vietin được thành lập từ tháng 4/2016 với hai cổ đông chính là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Công ty Đèo Cả. Vietinbank hiện cung cấp tín dụng cho gần một chục dự án BOT, BT giao thông và là ngân hàng có cam kết tài trợ vốn lớn nhất trong lĩnh vực này với trên 32.000 tỷ đồng.
Cổ đông còn lại đang là nhà đầu tư tại dự án Đèo Cả - Quốc lộ 1 với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng, trong đó Vietinbank chính là ngân hàng cung cấp tín dụng cho dự án này, với số tiền cam kết đã công bố là hơn 5.400 tỷ đồng.
Mới đây nhất, tháng 3/2017, Viettel cũng đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải mong muốn Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) phối hợp với nhà mạng này triển khai dịch vụ ETC cho 2 tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và Nội Bài - Lào Cai trong quý 1/2017.
Theo chuyên gia Ngô Trí Long, chỉ định thầu chỉ đúng với lĩnh vực thuộc an ninh quốc phòng. Còn theo nguyên tắc thị trường, chỉ định thầu triển khai các dự án BOO trong thu phí không dừng dẫn tới thiếu minh bạch trong kiểm soát chi phí. Do vậy, cần thiết phải đấu thầu để chống lợi ích tiêu cực, đối giá.
Cũng theo ông Long, phương án khác là để cho nhà đầu tư được lựa chọn lắp đặt với đầu bài là không làm tăng tổng mức đầu tư, không kéo dài thời gian thu phí. Đồng thời, càng khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham gia sẽ giúp minh bạch, rõ ràng, chống độc quyền về mặt giá cả.