“Thủ tục hành chính đang cản trở kinh doanh”
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, thủ tục hành chính hiện vẫn là cản trở đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), thủ tục hành chính hiện vẫn là cản trở đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xin ông nói rõ thêm về bốn điểm nhấn quan trọng mà cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao về Chính phủ trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007?
Trước hết, đó là hình ảnh một Chính phủ năng động đang góp phần tạo dựng thành công hình ảnh đất nước Việt Nam vững bước đi lên. Những chỉ đạo, điều hành các chính sách nói chung và chính sách về kinh tế gần đây một cách cụ thể, quyết liệt của Thủ tướng và Chính phủ được đánh giá là phù hợp với mong muốn, nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy cả bộ máy chính quyền vận hành tốt hơn.
Thứ hai, đó là hình ảnh Chính phủ “vì dân”. Các vị bộ trưởng xuất hiện thường xuyên hơn trước các phương tiện thông tin đại chúng, đối thoại trực tiếp với người dân và doanh nghiệp về các vấn đề chính sách. Thủ tướng Chính phủ cũng đã lần đầu tiên đối thoại trực tiếp với dân qua Internet...
Thứ ba, hình ảnh Chính phủ nỗ lực cải cách cơ chế và thủ tục hành chính và cam kết chống tham nhũng. Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp đã được chứng kiến những chỉ đạo, điều hành hết sức quyết liệt của Thủ tướng nhằm thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và lề lối làm việc của bộ máy công chức.
Thứ tư, Chính phủ Trung ương đã bước đầu thành công trong việc đẩy mạnh phân cấp, phát huy được tốt hơn vai trò và trách nhiệm của bộ máy chính quyền địa phương, như việc ủy quyền và phân cấp phần lớn thẩm quyền về cấp phép và quản lý hoạt động đầu tư cho các địa phương. Từ đó các tỉnh đã có sự cạnh tranh lẫn nhau để cải thiện chất lượng điều hành kinh tế, có động lực để cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn, tạo được hình ảnh thân thiện hấp dẫn về môi trường đầu tư của địa phương đối với các nhà đầu tư.
Nhưng thưa ông, môi trường kinh doanh hiện nay vẫn còn một số hạn chế mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tin rằng giải quyết được những hạn chế này sẽ tạo ra được sức bật lớn hơn nữa cho nền kinh tế?
Theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thì thủ tục hành chính hiện nay vẫn được xem là khá phiền hà, còn cản trở đối với các hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng chi phí kinh doanh... điển hình là các thủ tục liên quan đến gia nhập thị trường, đất đai và giấy phép con.
Qua điều tra 6.700 doanh nghiệp dân doanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2007 cho thấy, thời gian bình quân để các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là 22,7 ngày.
Hơn 25% số doanh nghiệp thành lập từ năm 2006 đến nay mất hơn 30 ngày để nhận được tất cả các giấy tờ cần thiết.
Hơn 65% doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa) qua điều tra của VCCI cho biết rằng, sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình nếu dễ dàng tiếp cận đất đai hơn. 22,47% doanh nghiệp đánh giá tính ổn định của mặt bằng kinh doanh là thấp hoặc rất thấp.
Cơ chế định giá đất hiện chưa phù hợp, thủ tục còn phiền hà và tốn kém. Thời gian bình quân để các doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên đến 131,8 ngày.
Một doanh nghiệp vẫn cần đến bình quân 4,14 giấy phép kinh doanh các loại, 14,56% doanh nghiệp đánh giá rằng rất khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết này.
Điều đáng lưu ý là các giấy phép con không ngừng xuất hiện trong thời gian vừa qua, trong khi hiện không có cơ chế, quy chuẩn hay cơ quan nào để rà soát, đánh giá và kiểm soát vấn đề này.
VCCI đã tiến hành rà soát thử 37 loại giấy phép kinh doanh của một số ngành. Kết quả cho thấy 100% số giấy phép được đánh giá là có điều kiện cấp phép không hợp lý; 89% số giấy phép được rà soát có vấn đề về thủ tục cấp phép...
Vậy thì để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục pháp triển nhanh chóng và bền vững hơn nữa, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có những đề nghị với Chính phủ về các nhóm giải pháp ưu tiên thực hiện trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?
Cộng đồng doanh nghiệp ý thức rằng việc đẩy mạnh công khai minh bạch gắn liền với tăng cường tính tiên liệu của môi trường đầu tư và hạn chế tình trạng tham nhũng. Đề nghị Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành công khai các thông tin một cách đầy đủ, chất lượng và kịp thời các chính sách liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh mà các bộ dự kiến ban hành hay sửa đổi; thông tin về chính sách mới dự kiến.
Ngoài trách nhiệm buộc phải tham khảo ý kiến doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, khi ban hành chính sách liên quan, khi tiếp nhận các ý kiến đóng góp đó, các bộ, ngành cần giải trình công khai ý kiến nào tiếp nhận, ý kiến nào không, và tại sao không tiếp nhận?
Ngoài ra, cần huy động mọi nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch cơ sở hạ tầng, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh vốn vay ODA ưu đãi dành cho Việt Nam trong thời gian tới sẽ ngày càng giảm dần.
Mặt khác, cần tăng cường hơn nữa năng lực của hiệp hội doanh nghiệp và xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên, thực chất giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.
Xin ông nói rõ thêm về bốn điểm nhấn quan trọng mà cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao về Chính phủ trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007?
Trước hết, đó là hình ảnh một Chính phủ năng động đang góp phần tạo dựng thành công hình ảnh đất nước Việt Nam vững bước đi lên. Những chỉ đạo, điều hành các chính sách nói chung và chính sách về kinh tế gần đây một cách cụ thể, quyết liệt của Thủ tướng và Chính phủ được đánh giá là phù hợp với mong muốn, nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy cả bộ máy chính quyền vận hành tốt hơn.
Thứ hai, đó là hình ảnh Chính phủ “vì dân”. Các vị bộ trưởng xuất hiện thường xuyên hơn trước các phương tiện thông tin đại chúng, đối thoại trực tiếp với người dân và doanh nghiệp về các vấn đề chính sách. Thủ tướng Chính phủ cũng đã lần đầu tiên đối thoại trực tiếp với dân qua Internet...
Thứ ba, hình ảnh Chính phủ nỗ lực cải cách cơ chế và thủ tục hành chính và cam kết chống tham nhũng. Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp đã được chứng kiến những chỉ đạo, điều hành hết sức quyết liệt của Thủ tướng nhằm thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và lề lối làm việc của bộ máy công chức.
Thứ tư, Chính phủ Trung ương đã bước đầu thành công trong việc đẩy mạnh phân cấp, phát huy được tốt hơn vai trò và trách nhiệm của bộ máy chính quyền địa phương, như việc ủy quyền và phân cấp phần lớn thẩm quyền về cấp phép và quản lý hoạt động đầu tư cho các địa phương. Từ đó các tỉnh đã có sự cạnh tranh lẫn nhau để cải thiện chất lượng điều hành kinh tế, có động lực để cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn, tạo được hình ảnh thân thiện hấp dẫn về môi trường đầu tư của địa phương đối với các nhà đầu tư.
Nhưng thưa ông, môi trường kinh doanh hiện nay vẫn còn một số hạn chế mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tin rằng giải quyết được những hạn chế này sẽ tạo ra được sức bật lớn hơn nữa cho nền kinh tế?
Theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thì thủ tục hành chính hiện nay vẫn được xem là khá phiền hà, còn cản trở đối với các hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng chi phí kinh doanh... điển hình là các thủ tục liên quan đến gia nhập thị trường, đất đai và giấy phép con.
Qua điều tra 6.700 doanh nghiệp dân doanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2007 cho thấy, thời gian bình quân để các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là 22,7 ngày.
Hơn 25% số doanh nghiệp thành lập từ năm 2006 đến nay mất hơn 30 ngày để nhận được tất cả các giấy tờ cần thiết.
Hơn 65% doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa) qua điều tra của VCCI cho biết rằng, sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình nếu dễ dàng tiếp cận đất đai hơn. 22,47% doanh nghiệp đánh giá tính ổn định của mặt bằng kinh doanh là thấp hoặc rất thấp.
Cơ chế định giá đất hiện chưa phù hợp, thủ tục còn phiền hà và tốn kém. Thời gian bình quân để các doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên đến 131,8 ngày.
Một doanh nghiệp vẫn cần đến bình quân 4,14 giấy phép kinh doanh các loại, 14,56% doanh nghiệp đánh giá rằng rất khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết này.
Điều đáng lưu ý là các giấy phép con không ngừng xuất hiện trong thời gian vừa qua, trong khi hiện không có cơ chế, quy chuẩn hay cơ quan nào để rà soát, đánh giá và kiểm soát vấn đề này.
VCCI đã tiến hành rà soát thử 37 loại giấy phép kinh doanh của một số ngành. Kết quả cho thấy 100% số giấy phép được đánh giá là có điều kiện cấp phép không hợp lý; 89% số giấy phép được rà soát có vấn đề về thủ tục cấp phép...
Vậy thì để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục pháp triển nhanh chóng và bền vững hơn nữa, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có những đề nghị với Chính phủ về các nhóm giải pháp ưu tiên thực hiện trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?
Cộng đồng doanh nghiệp ý thức rằng việc đẩy mạnh công khai minh bạch gắn liền với tăng cường tính tiên liệu của môi trường đầu tư và hạn chế tình trạng tham nhũng. Đề nghị Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành công khai các thông tin một cách đầy đủ, chất lượng và kịp thời các chính sách liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh mà các bộ dự kiến ban hành hay sửa đổi; thông tin về chính sách mới dự kiến.
Ngoài trách nhiệm buộc phải tham khảo ý kiến doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, khi ban hành chính sách liên quan, khi tiếp nhận các ý kiến đóng góp đó, các bộ, ngành cần giải trình công khai ý kiến nào tiếp nhận, ý kiến nào không, và tại sao không tiếp nhận?
Ngoài ra, cần huy động mọi nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch cơ sở hạ tầng, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh vốn vay ODA ưu đãi dành cho Việt Nam trong thời gian tới sẽ ngày càng giảm dần.
Mặt khác, cần tăng cường hơn nữa năng lực của hiệp hội doanh nghiệp và xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên, thực chất giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.