Thủ tướng duyệt đề án hội nhập công nghệ quốc tế
Hôm 18/5, đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ (KHCN) đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Thúc đẩy đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của một số sản phẩm quốc gia, trong đó có thể mua bí quyết công nghệ và chuyển giao công nghệ nước ngoài ở những lĩnh vực mà Việt Nam tập trung phát triển.
Đó là một trong những nhiệm vụ trong đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, mục tiêu của đề án này là đưa Việt Nam trở thành nước mạnh trong một số lĩnh vực khoa học công nghệ vào năm 2020, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học công nghệ của nước ta với khu vực và thế giới.
Cụ thể, đến năm 2015, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong nước có đủ năng lực trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm.
Tới năm 2020, các tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm có đủ năng lực hợp tác với các đối tác nước ngoài, tiếp thu, làm chủ, đổi mới và sáng tạo công nghệ; và những lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Việt Nam xác lập được vị trí trong thị trường khu vực và thế giới.
Trong số nhiều nhiệm vụ đưa ra để thực hiện mục tiêu trên như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, liên kết với các đối tác nước ngoài… đề án còn cho biết, sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, mua bản quyền sáng chế trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm để nghiên cứu, làm chủ, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới.
Đó là một trong những nhiệm vụ trong đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, mục tiêu của đề án này là đưa Việt Nam trở thành nước mạnh trong một số lĩnh vực khoa học công nghệ vào năm 2020, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học công nghệ của nước ta với khu vực và thế giới.
Cụ thể, đến năm 2015, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong nước có đủ năng lực trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm.
Tới năm 2020, các tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm có đủ năng lực hợp tác với các đối tác nước ngoài, tiếp thu, làm chủ, đổi mới và sáng tạo công nghệ; và những lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Việt Nam xác lập được vị trí trong thị trường khu vực và thế giới.
Trong số nhiều nhiệm vụ đưa ra để thực hiện mục tiêu trên như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, liên kết với các đối tác nước ngoài… đề án còn cho biết, sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, mua bản quyền sáng chế trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm để nghiên cứu, làm chủ, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới.