Thủ tướng: Kiềm chế lạm phát là hệ trọng
Những nội dung chính trong báo cáo của Thủ tướng trước Quốc hội trong ngày khai mạc kỳ họp thứ tư
Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và nhiệm vụ năm 2009 trước Quốc hội trong ngày khai mạc (16/10) kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Kiềm chế lạm phát thực sự là công việc hệ trọng của đất nước”.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 7% trong năm 2009, kiềm chế lạm phát cũng được xác định là giải pháp hàng đầu trong số các giải pháp lớn của Chính phủ.
"GDP bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD"
Chính phủ nhận định, trong năm 2008, việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đạt được kết quả bước đầu quan trọng. Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt khoảng 6,5 - 7%; GDP bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD.
Thu ngân sách năm 2008 vượt dự toán. Cán cân thanh toán quốc tế được bảo đảm; ước cả năm 2008 thặng dư khoảng 2,7 tỷ USD. Từ tháng 6 năm 2008, mức tăng giá tiêu dùng đã giảm dần, tháng 9 tăng 0,18%, tính chung 9 tháng giá tiêu dùng tăng 21,87%, dự báo cả năm 2008 tăng khoảng 24%.
Xuất khẩu năm 2008 tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 48,6 tỷ USD tăng 39% so với cùng kỳ năm 2007 (cùng kỳ tăng 19,4%); ước cả năm đạt trên 65 tỷ USD, tăng 33,9% là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua (năm 2007 tăng 21,9%).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ước cả năm có số vốn đăng ký trên 60 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với năm 2007, vốn thực hiện khoảng 10 - 11 tỷ USD
Còn nhiều yếu kém
Lạm phát cao, nhập siêu lớn, cân đối vĩ mô chưa vững chắc là hạn chế đầu tiên được chỉ ra. Thủ tướng nêu rõ, mặc dù đã được kiềm chế theo hướng giảm dần nhưng mức tăng giá tiêu dùng vẫn còn cao gấp gần 2 lần năm 2007 và là mức tăng cao nhất từ hơn 10 năm nay. Nhập siêu đã giảm mạnh nhưng vẫn còn lớn. Các cân đối kinh tế vĩ mô tuy đã ổn định hơn nhưng chưa vững chắc.
Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận, lạm phát cao ở nước ta có nguyên nhân từ giá cả thế giới tăng cao, nhưng chủ yếu là do cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, chính sách tiền tệ, tài khoá chưa thật phù hợp, kém hiệu quả; chất lượng và tính bền vững của nền kinh tế thấp; công tác chỉ đạo điều hành, nhất là về kinh tế vĩ mô tuy đã có bước tiến bộ nhưng còn nhiều bất cập.
Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế khó đạt chỉ tiêu tăng trưởng 7% là yếu kém thứ hai được chỉ ra trong báo cáo của Chính phủ. Hạn chế này có nguyên nhân từ cơ chế đầu tư và giải ngân còn nhiều bất cập, giá cả và lãi suất tăng cao. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng, nhất là của doanh nghiệp nhỏ và vừa bị hạn chế.
Lạm phát hiện nay tuy không đến mức “phi mã” như những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng do kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới cũng đang trong tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng suy giảm, do đó, việc xử lý cũng rất phức tạp, Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, báo cáo của Chính phủ cũng chỉ ra những yếu kém trong giải quyết các vấn đề xã hội, cải cách hành chính...
Trong số 5 bài học được đúc kết qua thực tiễn điều hành, Thủ tướng nhấn mạnh: “Kiềm chế lạm phát thực sự là công việc hệ trọng của đất nước, đòi hỏi phải có sự nhất trí trong cả hệ thống chính trị, từ đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân đến xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện”.
Chính sách tiền tệ: Thắt chặt, nhưng linh hoạt
Về nhiệm vụ năm 2009, Chính phủ đã trình Quốc hội chỉ tiêu tăng DGP khoảng 7% so với năm 2008. Tiếp tục kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là giải pháp đầu tiên trong 8 giải pháp lớn của Chính phủ để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Thủ tướng cho biết, để kiềm chế mức tăng giá tiêu dùng cả năm 2009 dưới 15%, đưa lạm phát xuống một con số vào năm 2010 và ổn định vững chắc hơn kinh tế vĩ mô, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhưng rất linh hoạt trong điều hành, nhằm bảo đảm vốn cho việc tăng trưởng hợp lý và ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế.
Tháo gỡ khó khăn, huy động mọi nguồn lực để duy trì tăng trưởng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu... cũng là những giải pháp cụ thể Chính phủ sẽ thực hiện.
Kết thúc phần trình bày báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng thể hiện quyết tâm của Chính phủ, phấn đấu đạt cho được những kết quả cơ bản trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết tốt hơn những vấn đề an sinh xã hội; vừa chủ động hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế nước ta, phấn đấu giữ tăng trưởng ở mức hợp lý với yêu cầu chất lượng cao hơn.
* Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2009 được Chính phủ trình Quốc hội:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 7% so với năm 2008;
- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 76,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2008.
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 725 nghìn tỷ đồng, bằng 40% GDP.
- Tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 418 nghìn tỷ đồng, tăng 4,76% so với ước thực hiện năm 2008; tổng chi ngân sách nhà nước 509,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với ước thực hiện năm 2008.
- Bội chi ngân sách nhà nước khoảng 87,3 nghìn tỷ đồng, bằng 4,8% GDP.
- Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 15%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12%.
- Tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động, trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài khoảng 9 vạn người.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 7% trong năm 2009, kiềm chế lạm phát cũng được xác định là giải pháp hàng đầu trong số các giải pháp lớn của Chính phủ.
"GDP bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD"
Chính phủ nhận định, trong năm 2008, việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đạt được kết quả bước đầu quan trọng. Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt khoảng 6,5 - 7%; GDP bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD.
Thu ngân sách năm 2008 vượt dự toán. Cán cân thanh toán quốc tế được bảo đảm; ước cả năm 2008 thặng dư khoảng 2,7 tỷ USD. Từ tháng 6 năm 2008, mức tăng giá tiêu dùng đã giảm dần, tháng 9 tăng 0,18%, tính chung 9 tháng giá tiêu dùng tăng 21,87%, dự báo cả năm 2008 tăng khoảng 24%.
Xuất khẩu năm 2008 tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 48,6 tỷ USD tăng 39% so với cùng kỳ năm 2007 (cùng kỳ tăng 19,4%); ước cả năm đạt trên 65 tỷ USD, tăng 33,9% là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua (năm 2007 tăng 21,9%).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ước cả năm có số vốn đăng ký trên 60 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với năm 2007, vốn thực hiện khoảng 10 - 11 tỷ USD
Còn nhiều yếu kém
Lạm phát cao, nhập siêu lớn, cân đối vĩ mô chưa vững chắc là hạn chế đầu tiên được chỉ ra. Thủ tướng nêu rõ, mặc dù đã được kiềm chế theo hướng giảm dần nhưng mức tăng giá tiêu dùng vẫn còn cao gấp gần 2 lần năm 2007 và là mức tăng cao nhất từ hơn 10 năm nay. Nhập siêu đã giảm mạnh nhưng vẫn còn lớn. Các cân đối kinh tế vĩ mô tuy đã ổn định hơn nhưng chưa vững chắc.
Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận, lạm phát cao ở nước ta có nguyên nhân từ giá cả thế giới tăng cao, nhưng chủ yếu là do cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, chính sách tiền tệ, tài khoá chưa thật phù hợp, kém hiệu quả; chất lượng và tính bền vững của nền kinh tế thấp; công tác chỉ đạo điều hành, nhất là về kinh tế vĩ mô tuy đã có bước tiến bộ nhưng còn nhiều bất cập.
Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế khó đạt chỉ tiêu tăng trưởng 7% là yếu kém thứ hai được chỉ ra trong báo cáo của Chính phủ. Hạn chế này có nguyên nhân từ cơ chế đầu tư và giải ngân còn nhiều bất cập, giá cả và lãi suất tăng cao. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng, nhất là của doanh nghiệp nhỏ và vừa bị hạn chế.
Lạm phát hiện nay tuy không đến mức “phi mã” như những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng do kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới cũng đang trong tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng suy giảm, do đó, việc xử lý cũng rất phức tạp, Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, báo cáo của Chính phủ cũng chỉ ra những yếu kém trong giải quyết các vấn đề xã hội, cải cách hành chính...
Trong số 5 bài học được đúc kết qua thực tiễn điều hành, Thủ tướng nhấn mạnh: “Kiềm chế lạm phát thực sự là công việc hệ trọng của đất nước, đòi hỏi phải có sự nhất trí trong cả hệ thống chính trị, từ đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân đến xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện”.
Chính sách tiền tệ: Thắt chặt, nhưng linh hoạt
Về nhiệm vụ năm 2009, Chính phủ đã trình Quốc hội chỉ tiêu tăng DGP khoảng 7% so với năm 2008. Tiếp tục kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là giải pháp đầu tiên trong 8 giải pháp lớn của Chính phủ để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Thủ tướng cho biết, để kiềm chế mức tăng giá tiêu dùng cả năm 2009 dưới 15%, đưa lạm phát xuống một con số vào năm 2010 và ổn định vững chắc hơn kinh tế vĩ mô, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhưng rất linh hoạt trong điều hành, nhằm bảo đảm vốn cho việc tăng trưởng hợp lý và ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế.
Tháo gỡ khó khăn, huy động mọi nguồn lực để duy trì tăng trưởng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu... cũng là những giải pháp cụ thể Chính phủ sẽ thực hiện.
Kết thúc phần trình bày báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng thể hiện quyết tâm của Chính phủ, phấn đấu đạt cho được những kết quả cơ bản trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết tốt hơn những vấn đề an sinh xã hội; vừa chủ động hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế nước ta, phấn đấu giữ tăng trưởng ở mức hợp lý với yêu cầu chất lượng cao hơn.
* Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2009 được Chính phủ trình Quốc hội:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 7% so với năm 2008;
- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 76,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2008.
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 725 nghìn tỷ đồng, bằng 40% GDP.
- Tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 418 nghìn tỷ đồng, tăng 4,76% so với ước thực hiện năm 2008; tổng chi ngân sách nhà nước 509,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với ước thực hiện năm 2008.
- Bội chi ngân sách nhà nước khoảng 87,3 nghìn tỷ đồng, bằng 4,8% GDP.
- Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 15%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12%.
- Tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động, trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài khoảng 9 vạn người.