Thuật làm ăn của người Hoa Chợ Lớn: Lấy chữ tín làm đầu
Người Hoa mắc nợ ai thì trĩu nặng nỗi lo nên rất chuyên cần làm ăn nhằm kiếm tiền để trả nợ
Cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn (Tp.HCM) có truyền thống đoàn kết, giỏi làm ăn và hiển đạt. Được như vậy là nhờ họ có nhiều “bí quyết”.
Người Hoa tâm niệm có uy tín thì có tất cả, mất uy tín thì mất tất cả. Đây là quy ước bất thành văn, người nào cố ý phá vỡ quy ước này thì chỉ còn có nước bỏ đi xứ khác sinh sống.
Các chủ doanh nghiệp người Hoa thường mang hàng ra chợ sỉ Bình Tây, Kim Biên, Soái Kình Lâm, An Đông bỏ gối đầu từng lô hàng cho tiểu thương. Nhận thanh toán lô hàng cũ rồi bỏ tiếp lô hàng mới. Thương lái được tiểu thương bán lại hàng gối đầu từng lô hàng. Các chủ doanh nghiệp được nhà cung ứng bỏ gối đầu từng lô nguyên phụ liệu...
Hiếm khi giật nợ
Tập quán buôn bán gối đầu như những mắt xích liền lạc với nhau. Hàng hóa giao dịch trị giá bạc tỉ mà chỉ bảo đảm bằng những cuốn sổ bỏ hàng, bán hàng cầm tay nhưng hầu như không ai bị giật nợ.
Thông tin về những vụ bội tín lan rất nhanh trong ngành nghề kinh doanh. Kẻ bội tín bị người trong giới đồng lòng tẩy chay.
Gần cuối năm âm lịch, các chủ doanh nghiệp người Hoa giữ thông lệ thu hết nợ cũ phát sinh trong năm. Tiểu thương phải thanh toán sạch nợ để năm mới làm ăn suôn sẻ. Thương lái cũng trả hết nợ của năm cũ. Ai không giữ uy tín hoặc dây dưa trả nợ sẽ khó bề làm ăn trong năm mới vì chẳng ai chịu giao hàng hay bán hàng. Các doanh nghiệp FDI ban đầu thâm nhập thị trường Việt Nam cũng “làm chảnh” nhưng rồi cũng phải theo luật chơi gối đầu mới tiêu thụ được hàng hóa.
Về giá cả, người Hoa cũng luôn giữ uy tín. Chủ hàng chịu giá bán cho ai rồi thì không thay đổi, dù giá cả biến động mạnh cỡ nào cũng bán hàng theo giá đã thỏa thuận. Chủ tiệm tạp hóa người Hoa trong khu xóm vui vẻ bán thiếu gạo, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, thuốc lá, đường, đậu, xà bông, bột giặt, kem đánh răng… Cuối tháng, chủ tiệm mang sổ nợ tới từng nhà đòi tiền. Ai nấy đều giữ uy tín trả hết nợ. Ai lằng nhằng, mất uy tín rồi thì năn nỉ mua chịu dù một chai nước mắm chủ tiệm cũng không bán.
Những người kinh doanh ẩm thực truyền thống Trung Hoa càng giữ uy tín. Họ khởi nghiệp với những món ăn ngon, thỏa mãn khẩu vị đại chúng. Tới khi quán ăn đông khách cỡ nào, chủ quán cũng không thay đổi chất lượng các món ăn nhằm bảo vệ uy tín thương hiệu trên thị thường. Trước sau như một, chất lượng sản phẩm không thay đổi. Giá cả nguyên liệu tăng cao thì tăng giá bán sản phẩm tương ứng. Chủ quán không hề giảm chất lượng để không mất lòng người tiêu dùng.
Những người Hoa nghèo đi làm công cho chủ doanh nghiệp cũng biết tôn trọng chữ tín. Họ không gian tham, trộm cắp tiền, hàng hóa, tài sản của chủ. Người Hoa nghèo thường làm việc cật lực đáng đồng tiền bát gạo, tương ứng tiền lương. Nhân công người Hoa còn trung thành, không học lóm nghề của chủ rồi nhảy ra mở cơ sở làm ăn riêng.
Do vậy, người Hoa ít bắt chước kiếm sống bằng những nghề “ruột” của người khác. Họ thường an phận với nghề nghiệp riêng của mình.
Điều hành bằng uy tín
Một dạo, một chủ ngân hàng lớn ở Chợ Lớn hay cấp tín dụng cho những người có uy tín, kể cả theo cách trông mặt mà bắt hình dong, để họ có vốn làm ăn. Giao dịch tín dụng trị giá mấy chục tỉ đồng mà không cần ký kết hợp đồng. Nhiều khoản cho vay lớn không cần thế chấp tài sản mà căn cứ tín chấp ghi chi chít trong một quyển vở do thư ký riêng của chủ ngân hàng cất giữ.
Ngày trước, bang hội người Hoa theo nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Hẹ rất hùng mạnh ở Chợ Lớn. Bang trưởng là người có uy tín cao được người trong bang tuân lệnh răm rắp. Người Hoa còn thành lập các hội tương tế họ tộc. Các đại gia vô tư đóng góp tài chính cho bang hội giúp đỡ người nghèo. Người được tài trợ làm ăn thoát nghèo không những hoàn trả đủ vốn cho bang hội mà còn đóng góp tài chính giúp đỡ người khác vươn lên trong cuộc sống.
Một vài người Hoa có uy tín được người khác tin cậy giao cất giữ những khối tài sản kếch xù. Tới khi người gửi thu hồi của cải vẫn không thiếu một cắc. Thời kỳ đầu đổi mới, chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam không đồng đều. Các nhà nhập khẩu ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore tin tưởng một người Hoa ở quận 6 trong việc giám định hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu. Người này ký tên bảo chứng lên từng lô hàng xuất khẩu thì các nhà nhập khẩu mới chịu nhận hàng.
Chủ doanh nghiệp người Hoa thường có nhiều con. Bất kể người con trai thuộc ngôi thứ nào nếu tỏ ra uy tín cũng đều được người cha tin tưởng giao tay hòm chìa khóa. Người con nào là phá gia chi tử, bị liệt vào hạng thất dụng thì không được giao việc liên quan đến tiền bạc mặc dù vẫn được thương yêu.
Lẽ sống cao đẹp
Người Hoa mắc nợ ai thì trĩu nặng nỗi lo nên rất chuyên cần làm ăn nhằm kiếm tiền để trả nợ. Anh Kỷ Liên Tín, chủ một sạp kinh doanh gia vị ở chợ Bình Tây, bị vỡ nợ đành sang Mỹ sinh sống, được đồng hương tin yêu giúp đỡ tài chính. Từ bên Mỹ, anh Tín tích cóp rồi gửi tiền về Việt Nam thanh toán sòng phẳng cho các chủ nợ.
Uy tín là lẽ sống cao đẹp của người Hoa. Họ rất sợ mất uy tín. Ai tỏ ra bội tín thì nói gì cũng không ai nghe. Họ hứa hẹn điều gì rồi thì “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”.
(Nguồn: Người Lao Động)
Người Hoa tâm niệm có uy tín thì có tất cả, mất uy tín thì mất tất cả. Đây là quy ước bất thành văn, người nào cố ý phá vỡ quy ước này thì chỉ còn có nước bỏ đi xứ khác sinh sống.
Các chủ doanh nghiệp người Hoa thường mang hàng ra chợ sỉ Bình Tây, Kim Biên, Soái Kình Lâm, An Đông bỏ gối đầu từng lô hàng cho tiểu thương. Nhận thanh toán lô hàng cũ rồi bỏ tiếp lô hàng mới. Thương lái được tiểu thương bán lại hàng gối đầu từng lô hàng. Các chủ doanh nghiệp được nhà cung ứng bỏ gối đầu từng lô nguyên phụ liệu...
Hiếm khi giật nợ
Tập quán buôn bán gối đầu như những mắt xích liền lạc với nhau. Hàng hóa giao dịch trị giá bạc tỉ mà chỉ bảo đảm bằng những cuốn sổ bỏ hàng, bán hàng cầm tay nhưng hầu như không ai bị giật nợ.
Thông tin về những vụ bội tín lan rất nhanh trong ngành nghề kinh doanh. Kẻ bội tín bị người trong giới đồng lòng tẩy chay.
Gần cuối năm âm lịch, các chủ doanh nghiệp người Hoa giữ thông lệ thu hết nợ cũ phát sinh trong năm. Tiểu thương phải thanh toán sạch nợ để năm mới làm ăn suôn sẻ. Thương lái cũng trả hết nợ của năm cũ. Ai không giữ uy tín hoặc dây dưa trả nợ sẽ khó bề làm ăn trong năm mới vì chẳng ai chịu giao hàng hay bán hàng. Các doanh nghiệp FDI ban đầu thâm nhập thị trường Việt Nam cũng “làm chảnh” nhưng rồi cũng phải theo luật chơi gối đầu mới tiêu thụ được hàng hóa.
Về giá cả, người Hoa cũng luôn giữ uy tín. Chủ hàng chịu giá bán cho ai rồi thì không thay đổi, dù giá cả biến động mạnh cỡ nào cũng bán hàng theo giá đã thỏa thuận. Chủ tiệm tạp hóa người Hoa trong khu xóm vui vẻ bán thiếu gạo, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, thuốc lá, đường, đậu, xà bông, bột giặt, kem đánh răng… Cuối tháng, chủ tiệm mang sổ nợ tới từng nhà đòi tiền. Ai nấy đều giữ uy tín trả hết nợ. Ai lằng nhằng, mất uy tín rồi thì năn nỉ mua chịu dù một chai nước mắm chủ tiệm cũng không bán.
Những người kinh doanh ẩm thực truyền thống Trung Hoa càng giữ uy tín. Họ khởi nghiệp với những món ăn ngon, thỏa mãn khẩu vị đại chúng. Tới khi quán ăn đông khách cỡ nào, chủ quán cũng không thay đổi chất lượng các món ăn nhằm bảo vệ uy tín thương hiệu trên thị thường. Trước sau như một, chất lượng sản phẩm không thay đổi. Giá cả nguyên liệu tăng cao thì tăng giá bán sản phẩm tương ứng. Chủ quán không hề giảm chất lượng để không mất lòng người tiêu dùng.
Những người Hoa nghèo đi làm công cho chủ doanh nghiệp cũng biết tôn trọng chữ tín. Họ không gian tham, trộm cắp tiền, hàng hóa, tài sản của chủ. Người Hoa nghèo thường làm việc cật lực đáng đồng tiền bát gạo, tương ứng tiền lương. Nhân công người Hoa còn trung thành, không học lóm nghề của chủ rồi nhảy ra mở cơ sở làm ăn riêng.
Do vậy, người Hoa ít bắt chước kiếm sống bằng những nghề “ruột” của người khác. Họ thường an phận với nghề nghiệp riêng của mình.
Điều hành bằng uy tín
Một dạo, một chủ ngân hàng lớn ở Chợ Lớn hay cấp tín dụng cho những người có uy tín, kể cả theo cách trông mặt mà bắt hình dong, để họ có vốn làm ăn. Giao dịch tín dụng trị giá mấy chục tỉ đồng mà không cần ký kết hợp đồng. Nhiều khoản cho vay lớn không cần thế chấp tài sản mà căn cứ tín chấp ghi chi chít trong một quyển vở do thư ký riêng của chủ ngân hàng cất giữ.
Ngày trước, bang hội người Hoa theo nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Hẹ rất hùng mạnh ở Chợ Lớn. Bang trưởng là người có uy tín cao được người trong bang tuân lệnh răm rắp. Người Hoa còn thành lập các hội tương tế họ tộc. Các đại gia vô tư đóng góp tài chính cho bang hội giúp đỡ người nghèo. Người được tài trợ làm ăn thoát nghèo không những hoàn trả đủ vốn cho bang hội mà còn đóng góp tài chính giúp đỡ người khác vươn lên trong cuộc sống.
Một vài người Hoa có uy tín được người khác tin cậy giao cất giữ những khối tài sản kếch xù. Tới khi người gửi thu hồi của cải vẫn không thiếu một cắc. Thời kỳ đầu đổi mới, chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam không đồng đều. Các nhà nhập khẩu ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore tin tưởng một người Hoa ở quận 6 trong việc giám định hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu. Người này ký tên bảo chứng lên từng lô hàng xuất khẩu thì các nhà nhập khẩu mới chịu nhận hàng.
Chủ doanh nghiệp người Hoa thường có nhiều con. Bất kể người con trai thuộc ngôi thứ nào nếu tỏ ra uy tín cũng đều được người cha tin tưởng giao tay hòm chìa khóa. Người con nào là phá gia chi tử, bị liệt vào hạng thất dụng thì không được giao việc liên quan đến tiền bạc mặc dù vẫn được thương yêu.
Lẽ sống cao đẹp
Người Hoa mắc nợ ai thì trĩu nặng nỗi lo nên rất chuyên cần làm ăn nhằm kiếm tiền để trả nợ. Anh Kỷ Liên Tín, chủ một sạp kinh doanh gia vị ở chợ Bình Tây, bị vỡ nợ đành sang Mỹ sinh sống, được đồng hương tin yêu giúp đỡ tài chính. Từ bên Mỹ, anh Tín tích cóp rồi gửi tiền về Việt Nam thanh toán sòng phẳng cho các chủ nợ.
Uy tín là lẽ sống cao đẹp của người Hoa. Họ rất sợ mất uy tín. Ai tỏ ra bội tín thì nói gì cũng không ai nghe. Họ hứa hẹn điều gì rồi thì “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”.
(Nguồn: Người Lao Động)