Thực hiện Chỉ thị 03: Các ngân hàng có kịp về đích?
Liệu các ngân hàng có buộc phải phá vỡ hợp đồng với khách hàng để thực hiện Chỉ thị 03?
Cuối cùng thì Ngân hàng Nhà nước cũng đã có ý kiến chính thức về vấn đề kiểm soát cho vay kinh doanh chứng khoán, sau cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
Và như vậy, các ngân hàng thương mại sẽ phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc theo Chỉ thị. Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu các ngân hàng có giảm được tỷ lệ dư nợ cho vay chứng khoán xuống mức yêu cầu (3%) khi mà hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều đang có tỷ lệ này đạt gấp đôi, thậm chí gấp ba con số yêu cầu?
Theo Chỉ thị 03, hạn chót là ngày 31/12, các ngân hàng thương mại phải khống chế dư nợ vốn cho vay đầu tư chứng khoán dưới mức 3% tổng dư nợ tín dụng. Tức là chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa các ngân hàng, công ty chứng khoán và các nhà đầu tư, những người trực tiếp chịu tác động của chỉ thị này phải thực hiện. Tuy nhiên, những đối tượng này liệu có thực hiện được qui định của Chỉ thị 03 hay không? Liệu các ngân hàng có buộc phải phá vỡ hợp đồng với khách hàng để thực hiện?
Tổng kết của Ngân hàng Nhà nước sau hơn 4 tháng thực hiện Chỉ thị 03 cho thấy các tổ chức tín dụng và đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước đã quán triệt và triển khai nghiêm túc. Dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán và tỷ lệ dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán của toàn hệ thống được kiểm soát chặt chẽ, giảm dần qua các tháng và vẫn giữ tỷ lệ dưới 3%.
Một số tổ chức tín dụng đã nghiêm túc chấp hành, kiểm soát đảm bảo duy trì dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán dưới 3% tổng dư nợ. Một số ngân hàng tại thời điểm Chỉ thị 03 có hiệu lực, dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán đều ở mức trên 3%, thì đến nay đã giảm dư nợ xuống dưới hạn mức trên do áp dụng nhiều biện pháp.
Ông Lưu Đức Khánh, Tổng giám đốc Ngân hàng An Bình (ABBank), cho biết ngay tại thời điểm Chỉ thị 03 ra đời, hầu hết các ngân hàng Thương mại Cổ phần có tỷ lệ cho vay chứng khoán khá cao.
“Tuy nhiên đã là quy định từ Ngân hàng Nhà nước thì bắt buộc chúng tôi phải tuân thủ. Từ khi có Chỉ thị 03, ABBank đã lên phương án tối ưu và đang chạy đua với thời gian để bằng mọi giá phải kéo tỷ lệ dư nợ cho vay chứng khoán xuống còn 3% vào cuối năm 2007 theo quy định”, ông Khánh nói.
Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng đều có thể thực hiện tốt Chỉ thị 03 do nhiều nguyên nhân khách quan. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai thực hiện cho vay cầm cố chứng khoán, cho biết hiện nay ngân hàng này vẫn chưa thể đưa hạn mức cầm cố, cho vay chứng khoán về mức 3% như quy định.
Hay nói một cách khác rất khó có thể thực hiện được qui định của Ngân hàng Nhà nước bởi hầu hết các khoản cho vay đều đã cam kết bằng những hợp đồng kinh tế. Nếu thực hiện đúng theo Chỉ thị 03, có nghĩa là Ngân hàng ACB buộc phải đơn phương chấm dứt các hợp đồng cho vay.
Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB, giãi bày: “Để đạt được tỷ lệ 3%, chúng tôi đang đứng trước một vấn đề khó khăn. Một mặt chúng tôi không thể bắt khách hàng phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn để ngân hàng đủ tỷ lệ 3%. Mặt khác, phải thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước đạt tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán ở mức 3% vào 31/12.
Hiện nay, ACB cũng đang gửi văn bản lên Ngân hàng Nhà nước xin ý kiến chỉ đạo định hướng xem làm thế nào để đảm bảo được tỷ lệ mà vẫn không phá vỡ những cam kết đã ký khách hàng vì chắc chắn chúng tôi không có quyền bắt khách hàng trả đúng hạn vì hợp đồng đã ký, không thể đơn phương phá vỡ trước hạn”.
Không chỉ ACB mà còn nhiều ngân hàng tương mại cổ phần cũng đang vướng mắc vấn đề này. Đại diện một ngân hàng cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để giảm tỷ lệ dư nợ này xuống mức yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, chúng tôi không thể chấm dứt hợp đồng khi thời hạn ký kết được thực hiện trước khi có Chỉ thị 03 ra đời. Cũng có những hợp đồng ngắn hạn kết thúc vào thời điểm cuối tháng 12/2007, nhưng cũng có những hợp đồng kéo dài đến tháng 2, tháng 3 năm sau”.
Rõ ràng, Chỉ thị 03 đã đặt các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, nhà đầu tư và thậm chí cả Ngân hàng Nhà nước vào tình thế lúng túng. Nếu thực hiện thì đối tượng nào sẽ đứng ra bù đắp những thiệt hại từ việc phá vỡ các hợp đồng kinh tế đã được kí kết?
Có một thực tế nữa là, càng gần cuối năm, thị trường chứng khoán Việt Nam càng sôi động. Đây cũng là thời điểm để các công ty chứng khoán đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. Sự bó buộc của Chỉ thị 03 đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh chứng khoán và cơ hội đầu tư, chuyển đổi danh mục đầu tư của các công ty chứng khoán cũng như các nhà đầu tư.
Trước thực tế là Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán và chưa có kế hoạch điều chỉnh hay gia hạn thời gian đã buộc dư luận hiểu rằng: Chỉ thị 03 là một mệnh lệnh của cơ quan quản lý nhà nước và nó có tính chất bắt buộc các đối tượng có liên quan phải thực thi mệnh lệnh này.
Rất nhiều ngân hàng đề nghị nên tăng tỷ lệ dư nợ vốn vay cầm cố kinh doanh chứng khoán lên 5%. Họ cho rằng, ty lệ 3% là quá thấp, nên tăng lên 5% thậm chí 7% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, các ngân hàng phải chứng minh với Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ cho vay này của họ là đảm bảo an toàn. Và nên chăng Ngân hàng Nhà nước nên có lộ trình thực hiện sao cho hợp lý vì tất cả khoản vay đều là những hợp đồng tín dụng có ký kết, không thể vi phạm.
Và như vậy, các ngân hàng thương mại sẽ phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc theo Chỉ thị. Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu các ngân hàng có giảm được tỷ lệ dư nợ cho vay chứng khoán xuống mức yêu cầu (3%) khi mà hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều đang có tỷ lệ này đạt gấp đôi, thậm chí gấp ba con số yêu cầu?
Theo Chỉ thị 03, hạn chót là ngày 31/12, các ngân hàng thương mại phải khống chế dư nợ vốn cho vay đầu tư chứng khoán dưới mức 3% tổng dư nợ tín dụng. Tức là chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa các ngân hàng, công ty chứng khoán và các nhà đầu tư, những người trực tiếp chịu tác động của chỉ thị này phải thực hiện. Tuy nhiên, những đối tượng này liệu có thực hiện được qui định của Chỉ thị 03 hay không? Liệu các ngân hàng có buộc phải phá vỡ hợp đồng với khách hàng để thực hiện?
Tổng kết của Ngân hàng Nhà nước sau hơn 4 tháng thực hiện Chỉ thị 03 cho thấy các tổ chức tín dụng và đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước đã quán triệt và triển khai nghiêm túc. Dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán và tỷ lệ dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán của toàn hệ thống được kiểm soát chặt chẽ, giảm dần qua các tháng và vẫn giữ tỷ lệ dưới 3%.
Một số tổ chức tín dụng đã nghiêm túc chấp hành, kiểm soát đảm bảo duy trì dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán dưới 3% tổng dư nợ. Một số ngân hàng tại thời điểm Chỉ thị 03 có hiệu lực, dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán đều ở mức trên 3%, thì đến nay đã giảm dư nợ xuống dưới hạn mức trên do áp dụng nhiều biện pháp.
Ông Lưu Đức Khánh, Tổng giám đốc Ngân hàng An Bình (ABBank), cho biết ngay tại thời điểm Chỉ thị 03 ra đời, hầu hết các ngân hàng Thương mại Cổ phần có tỷ lệ cho vay chứng khoán khá cao.
“Tuy nhiên đã là quy định từ Ngân hàng Nhà nước thì bắt buộc chúng tôi phải tuân thủ. Từ khi có Chỉ thị 03, ABBank đã lên phương án tối ưu và đang chạy đua với thời gian để bằng mọi giá phải kéo tỷ lệ dư nợ cho vay chứng khoán xuống còn 3% vào cuối năm 2007 theo quy định”, ông Khánh nói.
Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng đều có thể thực hiện tốt Chỉ thị 03 do nhiều nguyên nhân khách quan. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai thực hiện cho vay cầm cố chứng khoán, cho biết hiện nay ngân hàng này vẫn chưa thể đưa hạn mức cầm cố, cho vay chứng khoán về mức 3% như quy định.
Hay nói một cách khác rất khó có thể thực hiện được qui định của Ngân hàng Nhà nước bởi hầu hết các khoản cho vay đều đã cam kết bằng những hợp đồng kinh tế. Nếu thực hiện đúng theo Chỉ thị 03, có nghĩa là Ngân hàng ACB buộc phải đơn phương chấm dứt các hợp đồng cho vay.
Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB, giãi bày: “Để đạt được tỷ lệ 3%, chúng tôi đang đứng trước một vấn đề khó khăn. Một mặt chúng tôi không thể bắt khách hàng phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn để ngân hàng đủ tỷ lệ 3%. Mặt khác, phải thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước đạt tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán ở mức 3% vào 31/12.
Hiện nay, ACB cũng đang gửi văn bản lên Ngân hàng Nhà nước xin ý kiến chỉ đạo định hướng xem làm thế nào để đảm bảo được tỷ lệ mà vẫn không phá vỡ những cam kết đã ký khách hàng vì chắc chắn chúng tôi không có quyền bắt khách hàng trả đúng hạn vì hợp đồng đã ký, không thể đơn phương phá vỡ trước hạn”.
Không chỉ ACB mà còn nhiều ngân hàng tương mại cổ phần cũng đang vướng mắc vấn đề này. Đại diện một ngân hàng cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để giảm tỷ lệ dư nợ này xuống mức yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, chúng tôi không thể chấm dứt hợp đồng khi thời hạn ký kết được thực hiện trước khi có Chỉ thị 03 ra đời. Cũng có những hợp đồng ngắn hạn kết thúc vào thời điểm cuối tháng 12/2007, nhưng cũng có những hợp đồng kéo dài đến tháng 2, tháng 3 năm sau”.
Rõ ràng, Chỉ thị 03 đã đặt các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, nhà đầu tư và thậm chí cả Ngân hàng Nhà nước vào tình thế lúng túng. Nếu thực hiện thì đối tượng nào sẽ đứng ra bù đắp những thiệt hại từ việc phá vỡ các hợp đồng kinh tế đã được kí kết?
Có một thực tế nữa là, càng gần cuối năm, thị trường chứng khoán Việt Nam càng sôi động. Đây cũng là thời điểm để các công ty chứng khoán đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. Sự bó buộc của Chỉ thị 03 đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh chứng khoán và cơ hội đầu tư, chuyển đổi danh mục đầu tư của các công ty chứng khoán cũng như các nhà đầu tư.
Trước thực tế là Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán và chưa có kế hoạch điều chỉnh hay gia hạn thời gian đã buộc dư luận hiểu rằng: Chỉ thị 03 là một mệnh lệnh của cơ quan quản lý nhà nước và nó có tính chất bắt buộc các đối tượng có liên quan phải thực thi mệnh lệnh này.
Rất nhiều ngân hàng đề nghị nên tăng tỷ lệ dư nợ vốn vay cầm cố kinh doanh chứng khoán lên 5%. Họ cho rằng, ty lệ 3% là quá thấp, nên tăng lên 5% thậm chí 7% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, các ngân hàng phải chứng minh với Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ cho vay này của họ là đảm bảo an toàn. Và nên chăng Ngân hàng Nhà nước nên có lộ trình thực hiện sao cho hợp lý vì tất cả khoản vay đều là những hợp đồng tín dụng có ký kết, không thể vi phạm.