Thực khách đặc biệt
Chuyện kể của người chủ nhà hàng TIB - nơi Tổng thống Mỹ G. Bush tới dùng bữa tối dịp Hội nghị APEC vừa qua
Sau khi Tổng thống Mỹ G. Bush cùng Thủ tướng Úc John Howard ăn tối ở nhà hàng TIB, phóng viên của BBC gọi điện phỏng vấn chị Trịnh Vĩnh Tâm - chủ nhà hàng - “Bà có hạnh phúc không?”. Chị Tâm nói rất thật thà rằng: “Tôi không biết phải trả lời sao nữa”.
Chị nói rằng, đến lúc này chị vẫn chưa thôi được cảm xúc về một ngày bất ngờ ấy.
Chị Tâm rộn ràng
9h sáng ngày 19/11/2006, chị Trịnh Vĩnh Tâm - chủ nhà hàng - đang thăm mộ của anh trai là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thì được người nhà thông báo có an ninh đến “thăm”. Trở về, chị được an ninh yêu cầu nộp lý lịch và chứng minh nhân dân của tất cả nhân viên nhà hàng.
Tiếp theo là một mệnh lệnh, từ trưa cho đến chiều không được nhận khách. Không may cho chị Tâm, chị lại có hẹn mời mười mấy người khách quen ăn cơm tối. Dù là bạn bè, chị đành phải gọi điện xin lỗi các bạn. Chị nói với mấy anh an ninh cho biết ai tới để chuẩn bị, nhưng các anh dứt khoát không nói.
Sau 12 giờ trưa, chị Tâm thấy nhiều người Mỹ và người Australia vào, chị đoán họ cũng là nhân viên an ninh. Các ông bự con này có đeo máy với cái ống nghe thật nhỏ trên cổ, trong vành tai. Họ liên lạc với ai đó, chị nghe được và biết là nhân viên của Nhà Trắng. Họ đặt một phòng ăn cho 4 người. Chị Tâm cho người đi mua quà để tặng khách quý. An ninh Việt Nam cho phép mua quà, nhưng không được gói trước.
Đến 6 giờ chiều, nhà hàng mới biết chắc chắn có vợ chồng Tổng thống Mỹ và vợ chồng Thủ tướng Australia đến ăn tối. Họ còn thông báo ông Bush muốn ăn ở một quán ăn bình thường, không cần sắp đặt, và ông muốn có nhiều thực khách cùng có mặt trong nhà hàng. Thế là chị Tâm lại vội vàng gọi điện cho bạn bè, người thân đến để được ăn cơm cùng Tổng thống Mỹ, tuy không được ngồi chung bàn.
Ông Bush thân thiện
8 giờ tối, ông Bush và phu nhân đi thẳng từ phi trường Tân Sơn Nhất đến nhà hàng TIB. Ông vui vẻ bắt tay hỏi thăm mọi người, sau đó vào phòng ăn. Ông Bush xem thực đơn và gọi hai món, đó là chả giò và càng cua bách hoa. Ông đề nghị nhà hàng chọn giúp thêm cho ông.
Chị Tâm không có nhiều thì giờ để suy nghĩ, nhưng chọn được thêm món gỏi mít, súp hạt sen trong trái dừa (súp Tib), bánh lá chả tôm và món tráng miệng là chè hạt sen bọc nhãn. Ông Bush đưa theo loại thức uống riêng. Khi nhân viên nhà bếp làm món ăn, người của Nhà Trắng trực tiếp kiểm tra từng món.
9 giờ, ông Bush ra khỏi phòng ăn, đi đến từng bàn hỏi thăm mọi người. Ông và phu nhân tỏ ra rất thân thiện. Có một chi tiết đáng chú ý là khi cô Phương và cô Phụng, hai nhân viên phục vụ trong phòng ăn bước ra, ông Bush đến vòng tay ôm hai cô như bày tỏ sự cảm ơn các cô đã phục vụ bữa ăn cho ông.
Tại một bàn có nhiều thanh niên Việt kiều, ông hỏi họ về Việt Nam để làm gì và sống có vui không. Họ trả lời về Việt Nam làm việc. Ông Bush nói: “Nếu tôi bằng tuổi các bạn, tôi cũng về đây”. Thấy ông vui vẻ quá, mọi người đến vây quanh ông để chụp ảnh, ai cũng muốn gần ông hơn để có được tấm ảnh kỷ niệm.
Chị Tâm tâm sự, sau khi khách đi rồi, tối đó chị không ngủ được, còn ngơ ngẩn như vừa qua một giấc mơ đầy cảm xúc.
Những món ăn rất riêng của Huế
Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - chủ nhà hàng Trịnh và là em ruột của bà Trịnh Vĩnh Tâm, tham gia ngày bận rộn phục vụ bữa ăn tối cho vợ chồng Tổng thống Mỹ G.Bush và vợ chồng Thủ tướng Australia John Howard - nói:
- Hôm ấy chị Tâm gọi điện phải đến nhà hàng TIB ngay vì có chuyện quan trọng. Tôi đến cùng lo công việc với chị Tâm. Mọi người rất căng thẳng vì an ninh của Việt Nam và an ninh Mỹ kiểm tra quá gắt. Tôi thấy họ đưa luôn cả chó nghiệp vụ, bác sĩ kiểm tra thực phẩm đến nữa. An ninh ra lệnh cho nhà hàng “nội bất xuất, ngoại bất nhập” làm cho mọi người bị áp lực, lo lắng quá khiến cho mất đi sự tự nhiên.
Khi Thủ tướng Australia đến, mọi người đứng lên vỗ tay lớn, không khí trong nhà hàng thật vui vẻ, dễ thương. Ông đến bàn của một đám thanh thiếu niên, bắt tay nói chuyện, các em xúm xít với ông. Mọi người rất gần gũi. Nhưng đáng tiếc là ngay sau đó, an ninh Mỹ dặn dò, khi Tổng thống Bush đến thì không được phép vỗ tay và đứng lên như vậy, tất cả phải ngồi yên tại chỗ.
Tôi nghĩ vì lý do an ninh, họ không muốn có tiếng vỗ tay ồn ào, khó kiểm soát các tiếng động khác. Lúc vợ chồng ông Bush vào, ông tươi cười bước đến phía bàn của các em và tỏ ra rất tự nhiên, vui vẻ. Các em vì được dặn trước nên ngồi yên không nhúc nhích, không vỗ tay nồng nhiệt. Ông Bush hơi bị khựng lại một chút rồi ông bước đi. Tôi rất buồn và thấy tội nghiệp cho các em. Các em vì bị bắt buộc, đã tỏ ra không thân thiện. Không biết ông Bush có hiểu cho không?
Vì sao các chị chọn cho ông Bush những món ăn đó?
Trong gia đình suy tính, phải giới thiệu món ăn lạ và đặc biệt của dân tộc mình, của Huế. Họ có thể ăn nhiều món cao lương mỹ vị nhưng chắc chắn họ chưa ăn món gỏi mít, súp hạt sen, bánh lá chả tôm. Những món này rất riêng của Huế, hương vị đậm đà. Dễ nhớ và nhớ lâu.
Việc ông Bush đến ăn ở nhà hàng TIB có liên quan gì đến hình ảnh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không hay chỉ là sự tình cờ?
Tôi nghĩ không liên quan gì đến anh Sơn và cũng không phải tình cờ. Theo chị Tâm nhớ lại, mấy tháng trước, có nhiều nhân viên của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ đến ăn cơm ở đây. Trong đó có một vài người Mỹ, sau này mới nghĩ ra rằng họ là nhân viên của Nhà Trắng đi chuẩn bị bữa ăn cho Tổng thống. Có thể họ đi tìm hiểu nhiều nhà hàng và chọn TIB.
Việc TIB lọt vào mắt của những người tuyển chọn, có thể vì nhà hàng có nhiều món ăn thuần tuý Việt Nam, cách bài trí theo phong cách Việt Nam.
Chị nói rằng, đến lúc này chị vẫn chưa thôi được cảm xúc về một ngày bất ngờ ấy.
Chị Tâm rộn ràng
9h sáng ngày 19/11/2006, chị Trịnh Vĩnh Tâm - chủ nhà hàng - đang thăm mộ của anh trai là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thì được người nhà thông báo có an ninh đến “thăm”. Trở về, chị được an ninh yêu cầu nộp lý lịch và chứng minh nhân dân của tất cả nhân viên nhà hàng.
Tiếp theo là một mệnh lệnh, từ trưa cho đến chiều không được nhận khách. Không may cho chị Tâm, chị lại có hẹn mời mười mấy người khách quen ăn cơm tối. Dù là bạn bè, chị đành phải gọi điện xin lỗi các bạn. Chị nói với mấy anh an ninh cho biết ai tới để chuẩn bị, nhưng các anh dứt khoát không nói.
Sau 12 giờ trưa, chị Tâm thấy nhiều người Mỹ và người Australia vào, chị đoán họ cũng là nhân viên an ninh. Các ông bự con này có đeo máy với cái ống nghe thật nhỏ trên cổ, trong vành tai. Họ liên lạc với ai đó, chị nghe được và biết là nhân viên của Nhà Trắng. Họ đặt một phòng ăn cho 4 người. Chị Tâm cho người đi mua quà để tặng khách quý. An ninh Việt Nam cho phép mua quà, nhưng không được gói trước.
Đến 6 giờ chiều, nhà hàng mới biết chắc chắn có vợ chồng Tổng thống Mỹ và vợ chồng Thủ tướng Australia đến ăn tối. Họ còn thông báo ông Bush muốn ăn ở một quán ăn bình thường, không cần sắp đặt, và ông muốn có nhiều thực khách cùng có mặt trong nhà hàng. Thế là chị Tâm lại vội vàng gọi điện cho bạn bè, người thân đến để được ăn cơm cùng Tổng thống Mỹ, tuy không được ngồi chung bàn.
Ông Bush thân thiện
8 giờ tối, ông Bush và phu nhân đi thẳng từ phi trường Tân Sơn Nhất đến nhà hàng TIB. Ông vui vẻ bắt tay hỏi thăm mọi người, sau đó vào phòng ăn. Ông Bush xem thực đơn và gọi hai món, đó là chả giò và càng cua bách hoa. Ông đề nghị nhà hàng chọn giúp thêm cho ông.
Chị Tâm không có nhiều thì giờ để suy nghĩ, nhưng chọn được thêm món gỏi mít, súp hạt sen trong trái dừa (súp Tib), bánh lá chả tôm và món tráng miệng là chè hạt sen bọc nhãn. Ông Bush đưa theo loại thức uống riêng. Khi nhân viên nhà bếp làm món ăn, người của Nhà Trắng trực tiếp kiểm tra từng món.
9 giờ, ông Bush ra khỏi phòng ăn, đi đến từng bàn hỏi thăm mọi người. Ông và phu nhân tỏ ra rất thân thiện. Có một chi tiết đáng chú ý là khi cô Phương và cô Phụng, hai nhân viên phục vụ trong phòng ăn bước ra, ông Bush đến vòng tay ôm hai cô như bày tỏ sự cảm ơn các cô đã phục vụ bữa ăn cho ông.
Tại một bàn có nhiều thanh niên Việt kiều, ông hỏi họ về Việt Nam để làm gì và sống có vui không. Họ trả lời về Việt Nam làm việc. Ông Bush nói: “Nếu tôi bằng tuổi các bạn, tôi cũng về đây”. Thấy ông vui vẻ quá, mọi người đến vây quanh ông để chụp ảnh, ai cũng muốn gần ông hơn để có được tấm ảnh kỷ niệm.
Chị Tâm tâm sự, sau khi khách đi rồi, tối đó chị không ngủ được, còn ngơ ngẩn như vừa qua một giấc mơ đầy cảm xúc.
Những món ăn rất riêng của Huế
Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - chủ nhà hàng Trịnh và là em ruột của bà Trịnh Vĩnh Tâm, tham gia ngày bận rộn phục vụ bữa ăn tối cho vợ chồng Tổng thống Mỹ G.Bush và vợ chồng Thủ tướng Australia John Howard - nói:
- Hôm ấy chị Tâm gọi điện phải đến nhà hàng TIB ngay vì có chuyện quan trọng. Tôi đến cùng lo công việc với chị Tâm. Mọi người rất căng thẳng vì an ninh của Việt Nam và an ninh Mỹ kiểm tra quá gắt. Tôi thấy họ đưa luôn cả chó nghiệp vụ, bác sĩ kiểm tra thực phẩm đến nữa. An ninh ra lệnh cho nhà hàng “nội bất xuất, ngoại bất nhập” làm cho mọi người bị áp lực, lo lắng quá khiến cho mất đi sự tự nhiên.
Khi Thủ tướng Australia đến, mọi người đứng lên vỗ tay lớn, không khí trong nhà hàng thật vui vẻ, dễ thương. Ông đến bàn của một đám thanh thiếu niên, bắt tay nói chuyện, các em xúm xít với ông. Mọi người rất gần gũi. Nhưng đáng tiếc là ngay sau đó, an ninh Mỹ dặn dò, khi Tổng thống Bush đến thì không được phép vỗ tay và đứng lên như vậy, tất cả phải ngồi yên tại chỗ.
Tôi nghĩ vì lý do an ninh, họ không muốn có tiếng vỗ tay ồn ào, khó kiểm soát các tiếng động khác. Lúc vợ chồng ông Bush vào, ông tươi cười bước đến phía bàn của các em và tỏ ra rất tự nhiên, vui vẻ. Các em vì được dặn trước nên ngồi yên không nhúc nhích, không vỗ tay nồng nhiệt. Ông Bush hơi bị khựng lại một chút rồi ông bước đi. Tôi rất buồn và thấy tội nghiệp cho các em. Các em vì bị bắt buộc, đã tỏ ra không thân thiện. Không biết ông Bush có hiểu cho không?
Vì sao các chị chọn cho ông Bush những món ăn đó?
Trong gia đình suy tính, phải giới thiệu món ăn lạ và đặc biệt của dân tộc mình, của Huế. Họ có thể ăn nhiều món cao lương mỹ vị nhưng chắc chắn họ chưa ăn món gỏi mít, súp hạt sen, bánh lá chả tôm. Những món này rất riêng của Huế, hương vị đậm đà. Dễ nhớ và nhớ lâu.
Việc ông Bush đến ăn ở nhà hàng TIB có liên quan gì đến hình ảnh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không hay chỉ là sự tình cờ?
Tôi nghĩ không liên quan gì đến anh Sơn và cũng không phải tình cờ. Theo chị Tâm nhớ lại, mấy tháng trước, có nhiều nhân viên của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ đến ăn cơm ở đây. Trong đó có một vài người Mỹ, sau này mới nghĩ ra rằng họ là nhân viên của Nhà Trắng đi chuẩn bị bữa ăn cho Tổng thống. Có thể họ đi tìm hiểu nhiều nhà hàng và chọn TIB.
Việc TIB lọt vào mắt của những người tuyển chọn, có thể vì nhà hàng có nhiều món ăn thuần tuý Việt Nam, cách bài trí theo phong cách Việt Nam.