Thực phẩm Mỹ trong “bão” giá
Các biện pháp đối phó với tình trạng giá cả nguyên vật liệu đầu vào leo thang chóng mặt của ngành công nghiệp thực phẩm Mỹ
Ngành công nghiệp thực phẩm Mỹ đang phải đương đầu với khó khăn từ mọi phía.
Năm ngoái, giá sữa, trứng, ngô, bột mì, dầu ăn và hầu hết tất cả mọi loại đầu vào khác đều tăng vọt lên tới mức chưa từng có.
Đến thời điểm này, giá thực phẩm vẫn đang tiếp tục tăng, khiến chi phí chế biến và phân phối tăng mạnh theo. Trong khi đó, việc tăng giá bán sản phẩm lại không phải là chuyện dễ dàng vì người tiêu dùng Mỹ lúc này đang phải đối mặt với cả một “biển” khó khăn, bao gồm tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, giá địa ốc lao dốc không phanh và lạm phát leo thang.
Mua nguyên liệu trực tiếp từ nông dân
Ở một phương diện nào đó, thực phẩm là lĩnh vực “miễn nhiễm” trước khủng hoảng, vì tình hình kinh tế có như thế nào thì con người cũng vẫn phải ăn để duy trì sự sống. Ngoài ra, trong vòng 30 năm qua, tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm trong tổng chi tiêu của các gia đình tại Mỹ và châu Âu đã giảm từ mức bình quân khoảng 30% xuống còn chưa đầy 10%, nên người tiêu dùng không còn quá quan tâm đến việc giá cả thực phẩm tăng cao như trước đây nữa.
Nhưng thậm chí như vậy, người tiêu dùng Mỹ cũng đang phản ứng lại viễn cảnh kinh tế u ám của đất nước bằng cách thay đổi loại thức ăn và nơi họ ăn.
Để miêu tả nỗi “thống khổ” của ngành thực phẩm Mỹ, một nhà phân tích đã sử dụng cụm từ “cơn bão hoàn hảo”. Những đối tượng đang “oằn mình” gánh chiu “cơn bão” này rất đa dạng, từ những công ty đa quốc gia với khách hàng ở mọi châu lục như Nestlé, Unilever và Danone, tới những hãng bán lẻ lấy mức giá rẻ làm mục tiêu cạnh tranh như Wal-Mart.
Sự đi xuống của nền kinh tế cũng là “nỗi đau” của những hãng thực phẩm “nhỏ con” vốn không có ưu thế về quy mô, phụ thuộc quá nhiều vào khách hàng tại một quốc gia hay khu vực và không có những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn.
Nestlé, hãng thực phẩm lớn nhất thế giới, tính tới thời điểm này đã có những chiến lược khá hiệu quả trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Doanh số toàn cầu của hãng này năm ngoái đã tăng 7% so với mức bình quân 1,8% của toàn ngành. Cũng giống như phần lớn các đối thủ khác, Nestlé đã chuyển một phần gia tăng trong giá nguyên liệu đầu vào sang người tiêu dùng bằng cách tăng giá bán, nhưng Nestlé là hãng đã có sự chuẩn bị tốt nhất cho tình trạng lạm phát leo thang.
“Chúng tôi đã dự báo trước được tình huống này và đã đề phòng bằng các hợp đồng mua hàng đầu vào kỳ hạn”, người phát ngôn François-Xavier Perroud của Nestlé cho biết.
Tầm nhìn xa và cách tìm kiếm nguồn đầu vào thông minh rõ ràng đã trở thành vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Sử dụng nhiều sữa tươi để chế biến sữa công thức cho trẻ em và chocolate để sản xuất kẹo, Nestlé thường mua hàng trực tiếp từ nông dân, thay vì mua từ thị trường mở - nơi giá những mặt hàng này đã tăng 50% trong năm ngoái. Ngoài ra, hãng cũng đã thay đổi công thức một số mặt hàng để giảm hàm lượng sữa có trong đó.
Nhưng biện pháp mua nguyên liệu đầu vào khôn ngoan cũng chưa đủ để giúp các nhà sản xuất với những mặt hàng có hàm lượng chế biến không cao vốn có tỷ suất lợi nhuận thấp. Do đó Nestlé đang loại dần nhiều sản phẩm kiểu như bột khoai tây hay patê, cacao ra khỏi danh sách sản phầm của mình.
Kraft, một trong những hãng thực phẩm lớn nhất của Mỹ, đang phải vật lộn với mức giá vật liệu đầu vào tăng cao. Khoản tiền mà hãng chi ra để mua nguyên liệu đã tăng 9% trong năm ngoái, lên mức 1,3 tỷ USD, khiến lợi nhuận giảm đi đáng kể.
Những ứng phó sáng tạo khác
Hiện Kraft đang cố gắng cắt giảm các chi phí khác để bù đắp lại sự tăng giá đầu vào này, nhưng hãng cho rằng, biện pháp tốt nhất để đối phó với tình trạng giá lên cao phải là tung ra những sản phẩm và cách tiếp thị phù hợp với xu thế “thắt lưng buộc bụng” của người tiêu dùng.
Chẳng hạn, Kraft đã thay đổi công thức và bao bì của Miracle Whip, một loại bơ để phết lên bánh mỳ. Trước đây, loại bơ này được đựng trong một lọ thủy tinh, nhưng hiện đã được chuyển sang lọ nhựa. Đồng thời, chiếc lọ nhựa này cũng có miệng rộng hơn để người tiêu dùng có cơ hội sử dụng đến những phần bơ cuối cùng. Ngoài ra, trong thành phần của loại bơ này cũng có ít hơn dầu đậu nành - thành phần gây béo và đắt tiền, mà thay vào đó là… nước.
Thêm vào đó, Kraft còn tung ra một loại bánh pizza mới có tên là DiGiorno Ultimate với mục tiêu “nâng cấp” thương hiệu bánh pizza đông lạnh DiGiorno thành một loại bánh “siêu cao cấp”. Mục tiêu của cách làm này là đem đến cho người tiêu dùng một lựa chọn khác rẻ hơn bên cạnh những loại bánh cao cấp tại các nhà hàng chuyên về bánh pizza có tổng doanh số lên tới 35 tỷ USD mỗi năm tại Mỹ.
Khách hàng đã hưởng ứng khá nhiệt tình và bánh DiGiorno Ultimate đã chiếm tới 1/3 doanh số của các loại pizza đông lạnh mới tại Mỹ trong năm ngoái.
Theo Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Mỹ, các nhà hàng tại nước này cũng đang chịu ảnh hưởng lớn từ sự đi xuống của nền kinh tế. Ngành công nghiệp này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng, với mức doanh số được dự báo có thể đạt 558 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, mức tăng trưởng kỳ vọng 4,4% của ngành này trong năm 2008 là mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Hiện nay, người Mỹ vẫn chưa giảm tần suất đi ăn ở nhà hàng, nhưng số tiền mà họ chi ra mỗi lần tới những nơi như vậy đã giảm xuống. Các chủ nhà hàng đang tránh việc nâng giá trong thực đơn bằng cách tăng năng suất làm việc của nhân viên, chẳng hạn đào tạo bồi bàn các công việc ở trong bếp.
Những nhà hàng giá rẻ đang trở thành những đích đến hút khách hơn bao giờ hết. Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald’s năm ngoái làm ăn tốt hơn nhiều so với năm kia, dù không rõ đâu là nguyên nhân chính - thực đơn thay đổi hay nhiều nhà hàng trong chuỗi này được tân trang hình ảnh. Hiện tất cả các món trong thực đơn của McDonald’s đều đã có giá dưới 10 USD/suất.
Ngoài ra, McDonald’s còn vừa tung ra một thực đơn toàn những món có giá chỉ 1 USD và bắt đầu một chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại thực đơn này. Các đối thủ của McDonald’s cũng hành động tương tự. Thậm chí cả Starbucks cũng đang lên kế hoạch cho loại cà phê giá 1 USD/cốc.
Một doanh nghiệp khác vẫn đang ăn nên làm ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang đi xuống là hãng bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart. Hãng này đang hợp tác với các nhà sản xuất thực phẩm để đem tới người tiêu dùng mức giá rẻ hơn bao giờ hết. “Mục tiêu của chúng tôi là ở bất cứ đâu có thể, chúng tôi là nhà bán lẻ đầu tiên giảm giá và là nhà bán lẻ sau cùng tăng giá”, một người phát ngôn của Wal-Mart nói.
Giá thực phẩm có khả năng sẽ còn duy trì ở mức cao trong một thời gian nữa. Những xu hướng đang đẩy lạm phát lên cao, bao gồm nhu cầu tăng lên tại các quốc gia đang phát triển và việc sử dụng các loại lương thực để sản xuất nhiên liệu sinh học, vẫn chưa có xu hướng giảm. Nhưng điều cần thiết bây giờ là phải có những cách ứng phó phù hợp, và ngành công nghiệp thực phẩm Mỹ xem ra rất giỏi về mặt này.
(Theo The Economist)
Năm ngoái, giá sữa, trứng, ngô, bột mì, dầu ăn và hầu hết tất cả mọi loại đầu vào khác đều tăng vọt lên tới mức chưa từng có.
Đến thời điểm này, giá thực phẩm vẫn đang tiếp tục tăng, khiến chi phí chế biến và phân phối tăng mạnh theo. Trong khi đó, việc tăng giá bán sản phẩm lại không phải là chuyện dễ dàng vì người tiêu dùng Mỹ lúc này đang phải đối mặt với cả một “biển” khó khăn, bao gồm tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, giá địa ốc lao dốc không phanh và lạm phát leo thang.
Mua nguyên liệu trực tiếp từ nông dân
Ở một phương diện nào đó, thực phẩm là lĩnh vực “miễn nhiễm” trước khủng hoảng, vì tình hình kinh tế có như thế nào thì con người cũng vẫn phải ăn để duy trì sự sống. Ngoài ra, trong vòng 30 năm qua, tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm trong tổng chi tiêu của các gia đình tại Mỹ và châu Âu đã giảm từ mức bình quân khoảng 30% xuống còn chưa đầy 10%, nên người tiêu dùng không còn quá quan tâm đến việc giá cả thực phẩm tăng cao như trước đây nữa.
Nhưng thậm chí như vậy, người tiêu dùng Mỹ cũng đang phản ứng lại viễn cảnh kinh tế u ám của đất nước bằng cách thay đổi loại thức ăn và nơi họ ăn.
Để miêu tả nỗi “thống khổ” của ngành thực phẩm Mỹ, một nhà phân tích đã sử dụng cụm từ “cơn bão hoàn hảo”. Những đối tượng đang “oằn mình” gánh chiu “cơn bão” này rất đa dạng, từ những công ty đa quốc gia với khách hàng ở mọi châu lục như Nestlé, Unilever và Danone, tới những hãng bán lẻ lấy mức giá rẻ làm mục tiêu cạnh tranh như Wal-Mart.
Sự đi xuống của nền kinh tế cũng là “nỗi đau” của những hãng thực phẩm “nhỏ con” vốn không có ưu thế về quy mô, phụ thuộc quá nhiều vào khách hàng tại một quốc gia hay khu vực và không có những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn.
Nestlé, hãng thực phẩm lớn nhất thế giới, tính tới thời điểm này đã có những chiến lược khá hiệu quả trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Doanh số toàn cầu của hãng này năm ngoái đã tăng 7% so với mức bình quân 1,8% của toàn ngành. Cũng giống như phần lớn các đối thủ khác, Nestlé đã chuyển một phần gia tăng trong giá nguyên liệu đầu vào sang người tiêu dùng bằng cách tăng giá bán, nhưng Nestlé là hãng đã có sự chuẩn bị tốt nhất cho tình trạng lạm phát leo thang.
“Chúng tôi đã dự báo trước được tình huống này và đã đề phòng bằng các hợp đồng mua hàng đầu vào kỳ hạn”, người phát ngôn François-Xavier Perroud của Nestlé cho biết.
Tầm nhìn xa và cách tìm kiếm nguồn đầu vào thông minh rõ ràng đã trở thành vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Sử dụng nhiều sữa tươi để chế biến sữa công thức cho trẻ em và chocolate để sản xuất kẹo, Nestlé thường mua hàng trực tiếp từ nông dân, thay vì mua từ thị trường mở - nơi giá những mặt hàng này đã tăng 50% trong năm ngoái. Ngoài ra, hãng cũng đã thay đổi công thức một số mặt hàng để giảm hàm lượng sữa có trong đó.
Nhưng biện pháp mua nguyên liệu đầu vào khôn ngoan cũng chưa đủ để giúp các nhà sản xuất với những mặt hàng có hàm lượng chế biến không cao vốn có tỷ suất lợi nhuận thấp. Do đó Nestlé đang loại dần nhiều sản phẩm kiểu như bột khoai tây hay patê, cacao ra khỏi danh sách sản phầm của mình.
Kraft, một trong những hãng thực phẩm lớn nhất của Mỹ, đang phải vật lộn với mức giá vật liệu đầu vào tăng cao. Khoản tiền mà hãng chi ra để mua nguyên liệu đã tăng 9% trong năm ngoái, lên mức 1,3 tỷ USD, khiến lợi nhuận giảm đi đáng kể.
Những ứng phó sáng tạo khác
Hiện Kraft đang cố gắng cắt giảm các chi phí khác để bù đắp lại sự tăng giá đầu vào này, nhưng hãng cho rằng, biện pháp tốt nhất để đối phó với tình trạng giá lên cao phải là tung ra những sản phẩm và cách tiếp thị phù hợp với xu thế “thắt lưng buộc bụng” của người tiêu dùng.
Chẳng hạn, Kraft đã thay đổi công thức và bao bì của Miracle Whip, một loại bơ để phết lên bánh mỳ. Trước đây, loại bơ này được đựng trong một lọ thủy tinh, nhưng hiện đã được chuyển sang lọ nhựa. Đồng thời, chiếc lọ nhựa này cũng có miệng rộng hơn để người tiêu dùng có cơ hội sử dụng đến những phần bơ cuối cùng. Ngoài ra, trong thành phần của loại bơ này cũng có ít hơn dầu đậu nành - thành phần gây béo và đắt tiền, mà thay vào đó là… nước.
Thêm vào đó, Kraft còn tung ra một loại bánh pizza mới có tên là DiGiorno Ultimate với mục tiêu “nâng cấp” thương hiệu bánh pizza đông lạnh DiGiorno thành một loại bánh “siêu cao cấp”. Mục tiêu của cách làm này là đem đến cho người tiêu dùng một lựa chọn khác rẻ hơn bên cạnh những loại bánh cao cấp tại các nhà hàng chuyên về bánh pizza có tổng doanh số lên tới 35 tỷ USD mỗi năm tại Mỹ.
Khách hàng đã hưởng ứng khá nhiệt tình và bánh DiGiorno Ultimate đã chiếm tới 1/3 doanh số của các loại pizza đông lạnh mới tại Mỹ trong năm ngoái.
Theo Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Mỹ, các nhà hàng tại nước này cũng đang chịu ảnh hưởng lớn từ sự đi xuống của nền kinh tế. Ngành công nghiệp này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng, với mức doanh số được dự báo có thể đạt 558 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, mức tăng trưởng kỳ vọng 4,4% của ngành này trong năm 2008 là mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Hiện nay, người Mỹ vẫn chưa giảm tần suất đi ăn ở nhà hàng, nhưng số tiền mà họ chi ra mỗi lần tới những nơi như vậy đã giảm xuống. Các chủ nhà hàng đang tránh việc nâng giá trong thực đơn bằng cách tăng năng suất làm việc của nhân viên, chẳng hạn đào tạo bồi bàn các công việc ở trong bếp.
Những nhà hàng giá rẻ đang trở thành những đích đến hút khách hơn bao giờ hết. Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald’s năm ngoái làm ăn tốt hơn nhiều so với năm kia, dù không rõ đâu là nguyên nhân chính - thực đơn thay đổi hay nhiều nhà hàng trong chuỗi này được tân trang hình ảnh. Hiện tất cả các món trong thực đơn của McDonald’s đều đã có giá dưới 10 USD/suất.
Ngoài ra, McDonald’s còn vừa tung ra một thực đơn toàn những món có giá chỉ 1 USD và bắt đầu một chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại thực đơn này. Các đối thủ của McDonald’s cũng hành động tương tự. Thậm chí cả Starbucks cũng đang lên kế hoạch cho loại cà phê giá 1 USD/cốc.
Một doanh nghiệp khác vẫn đang ăn nên làm ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang đi xuống là hãng bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart. Hãng này đang hợp tác với các nhà sản xuất thực phẩm để đem tới người tiêu dùng mức giá rẻ hơn bao giờ hết. “Mục tiêu của chúng tôi là ở bất cứ đâu có thể, chúng tôi là nhà bán lẻ đầu tiên giảm giá và là nhà bán lẻ sau cùng tăng giá”, một người phát ngôn của Wal-Mart nói.
Giá thực phẩm có khả năng sẽ còn duy trì ở mức cao trong một thời gian nữa. Những xu hướng đang đẩy lạm phát lên cao, bao gồm nhu cầu tăng lên tại các quốc gia đang phát triển và việc sử dụng các loại lương thực để sản xuất nhiên liệu sinh học, vẫn chưa có xu hướng giảm. Nhưng điều cần thiết bây giờ là phải có những cách ứng phó phù hợp, và ngành công nghiệp thực phẩm Mỹ xem ra rất giỏi về mặt này.
(Theo The Economist)