Thuê giám đốc cho doanh nghiệp Nhà nước: Khó khả thi
Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước dù được ký hợp đồng vẫn bị chi phối rất nhiều bởi cơ chế
Bốn năm sau ngày Thủ tướng ký quyết định về việc hội đồng quản trị các doanh nghiệp nhà nước được thuê tổng giám đốc cho doanh nghiệp, mới chỉ có 2 trong số 5 đơn vị được chỉ định bắt đầu thực hiện việc này.
Nhiều chuyên gia cho rằng với doanh nghiệp nhà nước hiện tại, đây là một nhiệm vụ bất khả thi.
Hành trình dài ngày của một cuộc thí điểm
Tiến sĩ Nguyễn Đức Vân, Vụ Đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ), người chủ trì đề tài “Một số giải pháp để thực hiện chế độ thuê tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước”, dẫn chứng rằng từ tháng 4/2004, Thủ tướng đã ký quyết định cho phép thực hiện thí điểm việc thuê tổng giám đốc (CEO) tại 5 tổng công ty, công ty nhà nước. Tại thời điểm trên, Thủ tướng cũng giao cho Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn và quy chế thi tuyển CEO. Nhưng từ đó đến nay, Bộ Nội vụ cũng chưa soạn thảo xong văn bản trên.
Còn ở 5 doanh nghiệp Nhà nước được chọn thí điểm, có 4 doanh nghiệp hoàn tất đề án. Trong số này, mới chỉ có hai doanh nghiệp đang hoàn tất việc ký hợp đồng thuê CEO.
5 doanh nghiệp Nhà nước được chọn thí điểm gồm: Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor), và Công ty Vận tải đa phương thức đều thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Công ty Vận tải thiết bị điện Việt Nam (thuộc Bộ Công nghiệp trước đây), Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Vigracera) thuộc Bộ Xây dựng.
Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, việc Chính phủ “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp Nhà nước được ký hợp đồng thuê CEO sẽ giúp cho doanh nghiệp tự chủ hơn trong việc lựa chọn những người có tài và phù hợp ngồi vào vị trí điều hành, mở đường cho hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước khác đi theo hướng này. Thay vì như cơ chế cũ, doanh nghiệp ngồi chờ cơ quan chủ quản bổ nhiệm hoặc đề xuất bổ nhiệm.
Vinamotor đã trở thành tổng công ty nhà nước đầu tiên tại Việt Nam thực hiện việc thuê tổng giám đốc. Sau 4 tháng thông báo rộng rãi, Vinamotor nhận được hơn 10 bộ hồ sơ (trong đó có cả ứng viên người Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ), qua vòng sơ tuyển còn lại 5 ứng viên (có một là người Mỹ gốc Việt). Cuối cùng chỉ còn 4 ứng viên do ứng viên người Mỹ gốc Việt trục trặc về thủ tục giấy tờ.
Ứng cử viên được chọn, ông Trần Quang Thành, sẽ vào vị trí Tổng giám đốc Vinamotor trong quí 1 năm nay, với mức lương là 2.000 đô la Mỹ/tháng.
Nhưng sự thật, ở 5 doanh nghiệp nói trên, hầu hết chỉ làm cho có. Cụ thể, Công ty Vận tải đa phương thức ở Đà Nẵng, một doanh nghiệp nhỏ thuộc Bộ Giao thông vận tải là đơn vị đầu tiên thực hiện việc thí điểm thuê CEO ngay từ tháng 12/2004 bằng cách tái ký hợp đồng với tổng giám đốc đương nhiệm vừa nhận quyết định nghỉ hưu. Không có cuộc thi tuyển hoặc các hình thức tuyển chọn khác diễn ra trước khi ký bản hợp đồng trên.
Đến quí 4/2007, doanh nghiệp thứ hai cũng đang hoàn tất những công việc cuối cho việc thi tuyển có vẻ bài bản hơn là Vinamotor. Lãnh đạo Vinamotor cho biết, để chuẩn bị cho cuộc thi tuyển, họ đã đăng thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, và 5 ứng viên đã được chọn vào vòng chung kết. Ngoại trừ 2 ứng viên là lãnh đạo đương chức của Vinamotor, 3 người còn lại là người ngoài, trong đó có một là người Mỹ gốc Việt.
Cuộc thi tuyển do 9 thành viên hội đồng quản trị ngồi ghế giám khảo với 2 vòng thi, bao gồm ứng cử viên tự giới thiệu về mình và ứng viên bảo vệ đề án khi được chọn vào ghế CEO. Theo thông tin từ hội đồng quản trị Vinamotor cuối tuần rồi, tân tổng giám đốc là ông Trần Quang Thành, hiện đang làm Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Sản xuất ôtô Hòa Bình (VMC). Từ quí 1/2008, ông Thành sẽ bắt tay điều hành Vinamotor.
Ở các doanh nghiệp lớn còn lại, việc thí điểm thuê CEO mới chỉ dừng trên giấy. Cá biệt như Vigracera, hiện còn chưa có đề án thực hiện việc thí điểm trên và tổng giám đốc mới bổ nhiệm tháng 11/2007 cũng vẫn thực hiện theo cơ chế cũ.
Bài toán không có lời giải?
Đó là bình luận của tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A - người đã giữ nhiều chức vụ CEO ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và ngân hàng cổ phần, về việc thuê CEO cho các doanh nghiệp Nhà nước.
Theo ông Nguyễn Quang A, nếu cứ tiến hành thuê CEO cho các doanh nghiệp Nhà nước theo cách hiện tại thì không thể mang lại hiệu quả đích thực, và việc này giống như một bài toán không có lời giải.
Ông dẫn chứng, hiện nay, khi nhà nước còn chiếm 51% cổ phần ở các doanh nghiệp Nhà nước, tức là hội đồng quản trị cũng của nhà nước, kèm theo đó các bộ phận đoàn thể thì trên thực tế CEO vẫn chưa có thực quyền vì quyết nhiều việc vẫn phải xin ý kiến những địa chỉ này. Nói cách khác là một CEO mới dù được ký hợp đồng vẫn bị chi phối rất nhiều bởi cơ chế. Để việc thuê CEO có hiệu quả chỉ còn cách áp dụng tại các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá mà sở hữu của nhà nước không chiếm quá 49%, ông Nguyễn Quang A cho biết.
Một chuyên gia khác ở một doanh nghiệp chuyên về “săn đầu người” quốc tế đã chia sẻ quan điểm với tiến sĩ Nguyễn Quang A. Vị chuyên gia nước ngoài này cho rằng: “Bài toán sai thì cách giải nào cũng sai, kể cả hình thức thí điểm”.
Chuyên gia này nhận định, việc thuê CEO là việc hết sức bình thường với các doanh nghiệp ngoài nhà nước: “Rất đơn giản, nếu phù hợp và đảm trách được nhiệm vụ điều hành, sinh lợi cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp sử dụng. Còn nếu CEO làm không tốt thì chấm dứt hợp đồng. Nhưng với doanh nghiệp Nhà nước, khi còn bị quá nhiều thứ chi phối, quy trách nhiệm cho người đứng đầu, dù được ký hợp đồng chăng nữa, cũng là chuyện không đơn giản”.
Ông Nguyễn Quang A gợi ý, ngoài việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, có một cách có thể tuyển CEO cho các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại là giao cho Tổng công ty Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước (SCIC) thực hiện việc này cùng với các doanh nghiệp. Đơn vị sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sẽ ban hành những quy chế thi tuyển rạch ròi và chịu trách nhiệm trước nhà nước về hiệu quả của các CEO được tuyển chọn, nhằm tránh những tác động không cần thiết, những chi phối doanh nghiệp từ bộ chủ quản như hiện tại.
* Mới đây, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vừa ký một văn bản về việc xây dựng đề án tuyển dụng, ký hợp đồng, đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong công ty nhà nước. Thời hạn cho việc thực hiện đề án và báo cáo với Phó Thủ tướng trước ngày 1/10/2008.
Nhiều chuyên gia cho rằng với doanh nghiệp nhà nước hiện tại, đây là một nhiệm vụ bất khả thi.
Hành trình dài ngày của một cuộc thí điểm
Tiến sĩ Nguyễn Đức Vân, Vụ Đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ), người chủ trì đề tài “Một số giải pháp để thực hiện chế độ thuê tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước”, dẫn chứng rằng từ tháng 4/2004, Thủ tướng đã ký quyết định cho phép thực hiện thí điểm việc thuê tổng giám đốc (CEO) tại 5 tổng công ty, công ty nhà nước. Tại thời điểm trên, Thủ tướng cũng giao cho Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn và quy chế thi tuyển CEO. Nhưng từ đó đến nay, Bộ Nội vụ cũng chưa soạn thảo xong văn bản trên.
Còn ở 5 doanh nghiệp Nhà nước được chọn thí điểm, có 4 doanh nghiệp hoàn tất đề án. Trong số này, mới chỉ có hai doanh nghiệp đang hoàn tất việc ký hợp đồng thuê CEO.
5 doanh nghiệp Nhà nước được chọn thí điểm gồm: Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor), và Công ty Vận tải đa phương thức đều thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Công ty Vận tải thiết bị điện Việt Nam (thuộc Bộ Công nghiệp trước đây), Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Vigracera) thuộc Bộ Xây dựng.
Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, việc Chính phủ “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp Nhà nước được ký hợp đồng thuê CEO sẽ giúp cho doanh nghiệp tự chủ hơn trong việc lựa chọn những người có tài và phù hợp ngồi vào vị trí điều hành, mở đường cho hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước khác đi theo hướng này. Thay vì như cơ chế cũ, doanh nghiệp ngồi chờ cơ quan chủ quản bổ nhiệm hoặc đề xuất bổ nhiệm.
Vinamotor đã trở thành tổng công ty nhà nước đầu tiên tại Việt Nam thực hiện việc thuê tổng giám đốc. Sau 4 tháng thông báo rộng rãi, Vinamotor nhận được hơn 10 bộ hồ sơ (trong đó có cả ứng viên người Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ), qua vòng sơ tuyển còn lại 5 ứng viên (có một là người Mỹ gốc Việt). Cuối cùng chỉ còn 4 ứng viên do ứng viên người Mỹ gốc Việt trục trặc về thủ tục giấy tờ.
Ứng cử viên được chọn, ông Trần Quang Thành, sẽ vào vị trí Tổng giám đốc Vinamotor trong quí 1 năm nay, với mức lương là 2.000 đô la Mỹ/tháng.
Nhưng sự thật, ở 5 doanh nghiệp nói trên, hầu hết chỉ làm cho có. Cụ thể, Công ty Vận tải đa phương thức ở Đà Nẵng, một doanh nghiệp nhỏ thuộc Bộ Giao thông vận tải là đơn vị đầu tiên thực hiện việc thí điểm thuê CEO ngay từ tháng 12/2004 bằng cách tái ký hợp đồng với tổng giám đốc đương nhiệm vừa nhận quyết định nghỉ hưu. Không có cuộc thi tuyển hoặc các hình thức tuyển chọn khác diễn ra trước khi ký bản hợp đồng trên.
Đến quí 4/2007, doanh nghiệp thứ hai cũng đang hoàn tất những công việc cuối cho việc thi tuyển có vẻ bài bản hơn là Vinamotor. Lãnh đạo Vinamotor cho biết, để chuẩn bị cho cuộc thi tuyển, họ đã đăng thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, và 5 ứng viên đã được chọn vào vòng chung kết. Ngoại trừ 2 ứng viên là lãnh đạo đương chức của Vinamotor, 3 người còn lại là người ngoài, trong đó có một là người Mỹ gốc Việt.
Cuộc thi tuyển do 9 thành viên hội đồng quản trị ngồi ghế giám khảo với 2 vòng thi, bao gồm ứng cử viên tự giới thiệu về mình và ứng viên bảo vệ đề án khi được chọn vào ghế CEO. Theo thông tin từ hội đồng quản trị Vinamotor cuối tuần rồi, tân tổng giám đốc là ông Trần Quang Thành, hiện đang làm Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Sản xuất ôtô Hòa Bình (VMC). Từ quí 1/2008, ông Thành sẽ bắt tay điều hành Vinamotor.
Ở các doanh nghiệp lớn còn lại, việc thí điểm thuê CEO mới chỉ dừng trên giấy. Cá biệt như Vigracera, hiện còn chưa có đề án thực hiện việc thí điểm trên và tổng giám đốc mới bổ nhiệm tháng 11/2007 cũng vẫn thực hiện theo cơ chế cũ.
Bài toán không có lời giải?
Đó là bình luận của tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A - người đã giữ nhiều chức vụ CEO ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và ngân hàng cổ phần, về việc thuê CEO cho các doanh nghiệp Nhà nước.
Theo ông Nguyễn Quang A, nếu cứ tiến hành thuê CEO cho các doanh nghiệp Nhà nước theo cách hiện tại thì không thể mang lại hiệu quả đích thực, và việc này giống như một bài toán không có lời giải.
Ông dẫn chứng, hiện nay, khi nhà nước còn chiếm 51% cổ phần ở các doanh nghiệp Nhà nước, tức là hội đồng quản trị cũng của nhà nước, kèm theo đó các bộ phận đoàn thể thì trên thực tế CEO vẫn chưa có thực quyền vì quyết nhiều việc vẫn phải xin ý kiến những địa chỉ này. Nói cách khác là một CEO mới dù được ký hợp đồng vẫn bị chi phối rất nhiều bởi cơ chế. Để việc thuê CEO có hiệu quả chỉ còn cách áp dụng tại các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá mà sở hữu của nhà nước không chiếm quá 49%, ông Nguyễn Quang A cho biết.
Một chuyên gia khác ở một doanh nghiệp chuyên về “săn đầu người” quốc tế đã chia sẻ quan điểm với tiến sĩ Nguyễn Quang A. Vị chuyên gia nước ngoài này cho rằng: “Bài toán sai thì cách giải nào cũng sai, kể cả hình thức thí điểm”.
Chuyên gia này nhận định, việc thuê CEO là việc hết sức bình thường với các doanh nghiệp ngoài nhà nước: “Rất đơn giản, nếu phù hợp và đảm trách được nhiệm vụ điều hành, sinh lợi cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp sử dụng. Còn nếu CEO làm không tốt thì chấm dứt hợp đồng. Nhưng với doanh nghiệp Nhà nước, khi còn bị quá nhiều thứ chi phối, quy trách nhiệm cho người đứng đầu, dù được ký hợp đồng chăng nữa, cũng là chuyện không đơn giản”.
Ông Nguyễn Quang A gợi ý, ngoài việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, có một cách có thể tuyển CEO cho các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại là giao cho Tổng công ty Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước (SCIC) thực hiện việc này cùng với các doanh nghiệp. Đơn vị sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sẽ ban hành những quy chế thi tuyển rạch ròi và chịu trách nhiệm trước nhà nước về hiệu quả của các CEO được tuyển chọn, nhằm tránh những tác động không cần thiết, những chi phối doanh nghiệp từ bộ chủ quản như hiện tại.
* Mới đây, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vừa ký một văn bản về việc xây dựng đề án tuyển dụng, ký hợp đồng, đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong công ty nhà nước. Thời hạn cho việc thực hiện đề án và báo cáo với Phó Thủ tướng trước ngày 1/10/2008.