Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tiếp tục giảm?
Có thể giảm mức động viên vào ngân sách từ 24-25% GDP hiện nay xuống khoảng 22-23% GDP trong 5 năm tới
Có thể giảm mức động viên vào ngân sách từ 24-25%
GDP hiện nay xuống khoảng 22-23% GDP trong 5 năm tới, nhằm tăng khả năng
tích lũy của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh.
Từ sự điều chỉnh này, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có thể giảm một vài % so với mức 25% hiện nay; thu gọn thuế xuất, nhập khẩu từ 48 loại có thể về khoảng 20-25 loại để gắn với quản lý và kiềm chế nhập siêu trong giai đoạn tới…
Đó là một trong những định hướng lớn về chính sách tài khóa được Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã nêu tại hội thảo tham vấn quốc tế về cải cách chính sách tài khóa tại Hội An (Quảng Nam), diễn ra trong hai ngày 15-16/9.
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự tỏ ra khá ấn tượng với vấn đề mà nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đặt ra cho các diễn giả.
“Kinh tế luôn gắn liền với chính trị, kinh nghiệm gì để hình thành một bộ máy điều hành thực sự vì đất nước, vì nhân dân?”, ông Kiên hướng câu hỏi đến người nguyên là Phó thủ tướng, từng kinh qua chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính Ba Lan, ông Grzegorz W. Kolodko.
Ở vị thế của một quốc gia chuyển đổi, nỗ lực cải cách chính sách tài khóa nhằm “khớp” với chuẩn mực của Liên minh Châu Âu (EU) vì mục tiêu gia nhập khối này, Ba Lan có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ với Việt Nam, trên góc độ là quốc gia ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, đang thực thi nghiêm túc các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Chuyện lợi ích nhóm tác động đến chính sách qua các kênh vận động, ông Kolodko cho là điều thường gặp ở mọi nền kinh tế, khi mà mỗi cá nhân, hay địa phương, tổ chức phải vì quyền lợi của mình trên hết.
“Chính sách tài khóa của các nền kinh tế mới nổi và kể cả các nước phát triển phương Tây có công cụ xử lý là quan điểm tài khóa trung hạn cỡ 7 năm, đưa ra khung thông tin tương đối chính xác cho doanh nghiệp, khối kinh doanh, ngân hàng và người đóng thuế lường trước chính sách tài khóa sẽ như thế nào”, ông Kolodko lưu ý.
Hơn nữa, cũng theo vị này, khi có nhiều thời gian xử lý chính sách tài khóa dài hạn thì sẽ dễ dàng trong xử lý mâu thuẫn và xung đột, tránh nhóm lợi ích vận động chính sách để hệ thống có được minh bạch, công bằng.
Mong muốn một chính sách tài khóa dài hạn ổn định, công bằng cũng nằm trong mối quan tâm của Quốc hội. Với dự kiến trong giai đoạn 2011-2015, vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 37 - 40% GDP mỗi năm, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là 60 tỷ USD, đây là một thách thức rất lớn đối với chính sách tài khóa.
Đáng chú ý, là những chỉ tiêu này được đặt ra trong một giai đoạn mà nguồn lực tài chính qua các kênh huy động vốn trong và ngoài nước hiện đang đứng trước nhiều khó khăn.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã lưu ý rằng, thu ngân sách của Việt Nam còn thiếu tính bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào các khoản thu không tái tạo.
Dẫn giải cụ thể, ông Nhã lưu ý các khoản thu từ tài nguyên, đất đai… có thể khó duy trì ổn định trong dài hạn, hay thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu sẽ nhanh chóng bị “bóp lại” cùng tiến trình hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, song hành là các cam kết ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Cho nên, theo ông, Việt Nam cần thay đổi mạnh mẽ về quan điểm, phải coi tài khóa là công cụ thu hút nguồn lực phục vụ phát triển.
“Chúng ta phải có một hệ thống chính sách tài khóa để đảm bảo được đầu tư, cũng như phúc lợi xã hội. Một chính sách tài khóa khuyến khích doanh nghiệp tạo việc làm, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, đồng thời là phải làm ăn một cách trung thực mà tôi nghĩ kinh tế ngầm của Việt Nam là vấn đề lớn, cỡ khoảng 1/5 đến 1/6 GDP”, ông Kolodko nói thêm.
Theo kinh nghiệm của ông, Việt Nam nên khuyến khích doanh nghiệp “kinh tế ngầm” lộ diện ra đăng ký. Giảm thuế đối với trường hợp cung cấp được hóa đơn cũng là biện pháp ông Kolodko khuyến nghị có thể xem xét để khuyến khích thu thuế minh bạch và công bằng trong xã hội.
Từ sự điều chỉnh này, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có thể giảm một vài % so với mức 25% hiện nay; thu gọn thuế xuất, nhập khẩu từ 48 loại có thể về khoảng 20-25 loại để gắn với quản lý và kiềm chế nhập siêu trong giai đoạn tới…
Đó là một trong những định hướng lớn về chính sách tài khóa được Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã nêu tại hội thảo tham vấn quốc tế về cải cách chính sách tài khóa tại Hội An (Quảng Nam), diễn ra trong hai ngày 15-16/9.
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự tỏ ra khá ấn tượng với vấn đề mà nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đặt ra cho các diễn giả.
“Kinh tế luôn gắn liền với chính trị, kinh nghiệm gì để hình thành một bộ máy điều hành thực sự vì đất nước, vì nhân dân?”, ông Kiên hướng câu hỏi đến người nguyên là Phó thủ tướng, từng kinh qua chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính Ba Lan, ông Grzegorz W. Kolodko.
Ở vị thế của một quốc gia chuyển đổi, nỗ lực cải cách chính sách tài khóa nhằm “khớp” với chuẩn mực của Liên minh Châu Âu (EU) vì mục tiêu gia nhập khối này, Ba Lan có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ với Việt Nam, trên góc độ là quốc gia ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, đang thực thi nghiêm túc các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Chuyện lợi ích nhóm tác động đến chính sách qua các kênh vận động, ông Kolodko cho là điều thường gặp ở mọi nền kinh tế, khi mà mỗi cá nhân, hay địa phương, tổ chức phải vì quyền lợi của mình trên hết.
“Chính sách tài khóa của các nền kinh tế mới nổi và kể cả các nước phát triển phương Tây có công cụ xử lý là quan điểm tài khóa trung hạn cỡ 7 năm, đưa ra khung thông tin tương đối chính xác cho doanh nghiệp, khối kinh doanh, ngân hàng và người đóng thuế lường trước chính sách tài khóa sẽ như thế nào”, ông Kolodko lưu ý.
Hơn nữa, cũng theo vị này, khi có nhiều thời gian xử lý chính sách tài khóa dài hạn thì sẽ dễ dàng trong xử lý mâu thuẫn và xung đột, tránh nhóm lợi ích vận động chính sách để hệ thống có được minh bạch, công bằng.
Mong muốn một chính sách tài khóa dài hạn ổn định, công bằng cũng nằm trong mối quan tâm của Quốc hội. Với dự kiến trong giai đoạn 2011-2015, vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 37 - 40% GDP mỗi năm, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là 60 tỷ USD, đây là một thách thức rất lớn đối với chính sách tài khóa.
Đáng chú ý, là những chỉ tiêu này được đặt ra trong một giai đoạn mà nguồn lực tài chính qua các kênh huy động vốn trong và ngoài nước hiện đang đứng trước nhiều khó khăn.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã lưu ý rằng, thu ngân sách của Việt Nam còn thiếu tính bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào các khoản thu không tái tạo.
Dẫn giải cụ thể, ông Nhã lưu ý các khoản thu từ tài nguyên, đất đai… có thể khó duy trì ổn định trong dài hạn, hay thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu sẽ nhanh chóng bị “bóp lại” cùng tiến trình hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, song hành là các cam kết ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Cho nên, theo ông, Việt Nam cần thay đổi mạnh mẽ về quan điểm, phải coi tài khóa là công cụ thu hút nguồn lực phục vụ phát triển.
“Chúng ta phải có một hệ thống chính sách tài khóa để đảm bảo được đầu tư, cũng như phúc lợi xã hội. Một chính sách tài khóa khuyến khích doanh nghiệp tạo việc làm, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, đồng thời là phải làm ăn một cách trung thực mà tôi nghĩ kinh tế ngầm của Việt Nam là vấn đề lớn, cỡ khoảng 1/5 đến 1/6 GDP”, ông Kolodko nói thêm.
Theo kinh nghiệm của ông, Việt Nam nên khuyến khích doanh nghiệp “kinh tế ngầm” lộ diện ra đăng ký. Giảm thuế đối với trường hợp cung cấp được hóa đơn cũng là biện pháp ông Kolodko khuyến nghị có thể xem xét để khuyến khích thu thuế minh bạch và công bằng trong xã hội.