Thương hiệu cho... cả làng
Lâu nay, các làng nghề ít giữ được thương hiệu bởi một lý do hết sức giản đơn, đó là “cha chung không ai khóc”
Lâu nay, các làng nghề ít giữ được thương hiệu bởi một lý do hết sức giản đơn, đó là “cha chung không ai khóc”.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia làm thương hiệu thì cần có chính sách bảo hộ thương hiệu địa phương. Sau một thời gian dài để doanh nghiệp, cũng như nông dân sản xuất làng nghề “tự bơi” với thương trường, nhiều địa phương trong cả nước đã bắt đầu có những cách bảo hộ và phát triển các thương hiệu đặc sản của mình. Đây là tín hiệu vui cho sự phát triển bền vững của nhiều làng nghề.
Bảo hộ để sản phẩm có giá hơn
Trên thực tế, nhiều loại sản phẩm trái cây sẽ có giá hơn khi có thương hiệu.
An Giang đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và làng nghề đăng ký nhãn hiệu. Đây là đơn vị đi đầu ở đồng bằng sông Cửu Long triển khai có hiệu quả trong việc bảo hộ thương hiệu của sản phẩm làng nghề. Tỉnh đã vạch ra lộ trình triển khai song song với chương trình do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì. Tỉnh hỗ trợ 50% chi phí đăng ký nhãn hiệu, 80% cho việc đăng ký nhãn hiệu tập thể của các làng nghề đăng ký trong nước và cả nước ngoài.
Hiện tại An Giang có 654/947 nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận. Trà Vinh cũng phát triển các quyền đăng ký thông qua Quỹ Nông nghiệp quốc tế (IFAD). Tổng vốn đầu tư cho một xã có dự án thấp nhất là 2,7 tỷ đồng, hiện đã triển khai chương trình ở 7 huyện, 30 xã thuộc Trà Vinh.
Cả nước hiện có 29 đặc sản nổi tiếng của hầu hết các địa phương đã được hỗ trợ xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, chỉ dẫn địa lý. Trong đó phải kể đến các thương hiệu mạnh như: bưởi Đoan Hùng, cà phê Buôn Ma Thuột, cói Nga Sơn, vải thiều Lục Ngạn, nón lá Huế, hoa Đà Lạt, hồ tiêu Chư Sê, đá mỹ nghệ Non Nước, chè Thái Nguyên, tỏi Lý Sơn...
Đến năm 2010, chương trình hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ) sẽ tiếp tục hỗ trợ để có thêm 26 đặc sản địa phương bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đưa ra thị trường sẽ được quản lý chất lượng và các yêu cầu về mẫu mã, tem nhãn theo quy trình nghiêm ngặt. Vì vậy, sản phẩm sẽ có giá hơn rất nhiều.
Ông Nguyễn Văn Chiến, chủ doanh nghiệp đầu tiên của Long An đăng ký sở hữu thương hiệu sản phẩm chanh không hạt Vica, cũng thừa nhận: từ khi có thương hiệu, chanh không hạt Long An đã tự tin có mặt ở Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Trung Đông, Singapore... không lo được mùa mất giá.
Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, cho thấy: sau khi được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, các đặc sản nổi tiếng như vải thiều Lục Ngạn, chè Shan Tuyết Mộc Châu, gạo Tám Hải Hậu... đều có giá bán cao hơn trước đây.
Mặc dù chương trình đã đem lại những lợi ích nhất định, nhưng hệ thống sở hữu trí tuệ vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Điều này thể hiện ở số lượng đơn, văn bằng bảo hộ (đặc biệt là sáng chế, giải pháp hữu ích) của Việt Nam còn rất ít. Hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn diễn ra phổ biến và chưa có giải pháp mạnh để ngăn chặn, xử lý.
Đăng ký thương hiệu độc quyền mất vài năm
Để đăng ký thương hiệu độc quyền cho một loại nông đặc sản, ngoài việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định còn phải hội đủ các yếu tố: sản phẩm chất lượng cao và mang tính đặc thù của vùng, quy trình sản xuất phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; sản lượng, quy cách, chất lượng đồng đều, công nghệ chế biến sau thu hoạch thật tốt và công tác quảng bá thương hiệu phải mang tính chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, những vấn đề trên còn rất mơ hồ đối với nhiều nhà sản xuất.
Theo nhận xét của một doanh nghiệp địa phương, hạn chế hiện nay là nhiều người dân còn chưa được cập nhật thông tin thị trường, thiếu bài bản kinh doanh. Do đó, muốn thương hiệu phát triển mạnh, các ngành chức năng cần phải xây dựng và vận hành chương trình hỗ trợ tạo dựng thương hiệu nhằm giúp người dân tiếp cận thị trường.
Được biết, muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền cho một loại nông sản, bắt buộc phải qua các bước: xây dựng đề tài nghiên cứu, thẩm định chất lượng, xây dựng xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý... với rất nhiều thông số điều tra chi li, chi phí tốn kém. Sau khi các cấp huyện, tỉnh thẩm tra tính chính xác của các số liệu điều tra, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá độc quyền sẽ được chuyển về Cục Sở hữu trí tuệ. Thông thường quá trình này phải mất... vài năm.
Thủ tục rườm rà mất thời gian và tốn kém tiền bạc nên việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền hầu như không thu hút nông dân, tất cả những sản vật đã được bảo hộ độc quyền của Tiền Giang trong thời gian qua như vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, xoài cát Hoà Lộc, gạo chất lượng cao Mỹ Thành Nam... đều do ngân sách nhà nước tài trợ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia làm thương hiệu thì cần có chính sách bảo hộ thương hiệu địa phương. Sau một thời gian dài để doanh nghiệp, cũng như nông dân sản xuất làng nghề “tự bơi” với thương trường, nhiều địa phương trong cả nước đã bắt đầu có những cách bảo hộ và phát triển các thương hiệu đặc sản của mình. Đây là tín hiệu vui cho sự phát triển bền vững của nhiều làng nghề.
Bảo hộ để sản phẩm có giá hơn
Trên thực tế, nhiều loại sản phẩm trái cây sẽ có giá hơn khi có thương hiệu.
An Giang đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và làng nghề đăng ký nhãn hiệu. Đây là đơn vị đi đầu ở đồng bằng sông Cửu Long triển khai có hiệu quả trong việc bảo hộ thương hiệu của sản phẩm làng nghề. Tỉnh đã vạch ra lộ trình triển khai song song với chương trình do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì. Tỉnh hỗ trợ 50% chi phí đăng ký nhãn hiệu, 80% cho việc đăng ký nhãn hiệu tập thể của các làng nghề đăng ký trong nước và cả nước ngoài.
Hiện tại An Giang có 654/947 nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận. Trà Vinh cũng phát triển các quyền đăng ký thông qua Quỹ Nông nghiệp quốc tế (IFAD). Tổng vốn đầu tư cho một xã có dự án thấp nhất là 2,7 tỷ đồng, hiện đã triển khai chương trình ở 7 huyện, 30 xã thuộc Trà Vinh.
Cả nước hiện có 29 đặc sản nổi tiếng của hầu hết các địa phương đã được hỗ trợ xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, chỉ dẫn địa lý. Trong đó phải kể đến các thương hiệu mạnh như: bưởi Đoan Hùng, cà phê Buôn Ma Thuột, cói Nga Sơn, vải thiều Lục Ngạn, nón lá Huế, hoa Đà Lạt, hồ tiêu Chư Sê, đá mỹ nghệ Non Nước, chè Thái Nguyên, tỏi Lý Sơn...
Đến năm 2010, chương trình hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ) sẽ tiếp tục hỗ trợ để có thêm 26 đặc sản địa phương bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đưa ra thị trường sẽ được quản lý chất lượng và các yêu cầu về mẫu mã, tem nhãn theo quy trình nghiêm ngặt. Vì vậy, sản phẩm sẽ có giá hơn rất nhiều.
Ông Nguyễn Văn Chiến, chủ doanh nghiệp đầu tiên của Long An đăng ký sở hữu thương hiệu sản phẩm chanh không hạt Vica, cũng thừa nhận: từ khi có thương hiệu, chanh không hạt Long An đã tự tin có mặt ở Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Trung Đông, Singapore... không lo được mùa mất giá.
Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, cho thấy: sau khi được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, các đặc sản nổi tiếng như vải thiều Lục Ngạn, chè Shan Tuyết Mộc Châu, gạo Tám Hải Hậu... đều có giá bán cao hơn trước đây.
Mặc dù chương trình đã đem lại những lợi ích nhất định, nhưng hệ thống sở hữu trí tuệ vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Điều này thể hiện ở số lượng đơn, văn bằng bảo hộ (đặc biệt là sáng chế, giải pháp hữu ích) của Việt Nam còn rất ít. Hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn diễn ra phổ biến và chưa có giải pháp mạnh để ngăn chặn, xử lý.
Đăng ký thương hiệu độc quyền mất vài năm
Để đăng ký thương hiệu độc quyền cho một loại nông đặc sản, ngoài việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định còn phải hội đủ các yếu tố: sản phẩm chất lượng cao và mang tính đặc thù của vùng, quy trình sản xuất phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; sản lượng, quy cách, chất lượng đồng đều, công nghệ chế biến sau thu hoạch thật tốt và công tác quảng bá thương hiệu phải mang tính chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, những vấn đề trên còn rất mơ hồ đối với nhiều nhà sản xuất.
Theo nhận xét của một doanh nghiệp địa phương, hạn chế hiện nay là nhiều người dân còn chưa được cập nhật thông tin thị trường, thiếu bài bản kinh doanh. Do đó, muốn thương hiệu phát triển mạnh, các ngành chức năng cần phải xây dựng và vận hành chương trình hỗ trợ tạo dựng thương hiệu nhằm giúp người dân tiếp cận thị trường.
Được biết, muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền cho một loại nông sản, bắt buộc phải qua các bước: xây dựng đề tài nghiên cứu, thẩm định chất lượng, xây dựng xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý... với rất nhiều thông số điều tra chi li, chi phí tốn kém. Sau khi các cấp huyện, tỉnh thẩm tra tính chính xác của các số liệu điều tra, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá độc quyền sẽ được chuyển về Cục Sở hữu trí tuệ. Thông thường quá trình này phải mất... vài năm.
Thủ tục rườm rà mất thời gian và tốn kém tiền bạc nên việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền hầu như không thu hút nông dân, tất cả những sản vật đã được bảo hộ độc quyền của Tiền Giang trong thời gian qua như vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, xoài cát Hoà Lộc, gạo chất lượng cao Mỹ Thành Nam... đều do ngân sách nhà nước tài trợ.