Thương hiệu quốc gia: Hình ảnh quốc gia qua sản phẩm
Chương trình Thương hiệu Quốc gia sẽ không chỉ nhằm vào các sản phẩm cụ thể, mà còn hỗ trợ phát triển hình ảnh nền sản xuất kinh doanh Việt Nam
Trong xu thế hội nhập của các nền kinh tế, thương hiệu quốc gia trở thành một lợi thế cho doanh nghiệp tiến ra thế giới. Thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam cũng đang gấp rút tạo dựng thương hiệu quốc gia.
Theo GS. Jack Welch, Phó hiệu trưởng Đại học Harvard: “Xây dựng thương hiệu quốc gia phải gắn liền với việc xây dựng hình ảnh quốc gia”.
Nhật Bản, một quốc gia phát triển của châu Á và thế giới, đã xây dựng thành công hình tượng một quốc gia với các sản phẩm điện tử chất lượng cao. Quá trình này cũng mất đến 30 năm, chưa kể 20 năm chuẩn bị trước đó.
Với Việt Nam là nước đi sau, có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để rút ngắn thời gian xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên, chúng ta lại có nhiều hạn chế về trình độ công nghệ, số lượng doanh nghiệp lớn và quy mô nền kinh tế.
Quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia của Việt Nam được xác định là rất phức tạp, gồm nhiều chương trình cần phải tiến hành đồng bộ như cải cách thể chế kinh tế, phát triển các điểm đến du lịch, phát triển kinh tế biển, tăng cường xuất khẩu... Chính vì vậy, Chính phủ đã thành lập Hội đồng thương hiệu quốc gia với thành phần chủ chốt gồm đại diện lãnh đạo các bộ, ngành.
Trước mắt, Chính phủ sẽ chọn xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua việc xây dựng hình ảnh một nền sản xuất kinh doanh Việt Nam gắn sản phẩm với các giá trị chất lượng, năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực lãnh đạo.
Trong một tầm nhìn dài hạn hơn, ngành giáo dục sẽ vào cuộc để đưa giáo dục định hướng vào các đối tượng là tương lai của đất nước, truyền cho họ nếp suy nghĩ mới, năng động, sáng tạo hơn. Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ là sự tiếp nối phát triển của nhiều thế hệ.
Một trong những việc được Hội đồng thương hiệu quốc gia triển khai đầu tiên là đánh giá mức độ nhận biết và nhu cầu xây dựng thương hiệu tại doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra những hoạt động hỗ trợ thích hợp.
Các hội thảo, các lớp tập huấn, đào tạo, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền kiến thức cơ bản về xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp đã được tiến hành. Kết quả là đã góp phần tích cực tăng cường nhận thức về thương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp, phát động phong trào xây dựng thương hiệu định hướng đúng đắn.
Hiện giai đoạn hai đã khởi động, tiến hành chọn một số thương hiệu sản phẩm có uy tín với khách hàng, có định hướng phát triển bền vững, có chính sách và kế hoạch phát triển thương hiệu cụ thể về lâu dài và có nguồn lực để phát triển. Hội đồng thương hiệu quốc gia sẽ cùng với các doanh nghiệp xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thông qua đó xây dựng quảng bá thương hiệu quốc gia, hình ảnh quốc gia.
Theo ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), Tổng thư ký Ban thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia, Chương trình Thương hiệu Quốc gia sẽ không chỉ nhằm vào các sản phẩm cụ thể, mà còn hỗ trợ phát triển hình ảnh nền sản xuất kinh doanh Việt Nam. Hình ảnh Việt Nam như một quốc gia ổn định về chính trị, có môi trường đầu tư minh bạch, tiềm năng du lịch hấp dẫn, con người có trách nhiệm và sáng tạo,...
Vẫn theo lời của Tổng thư ký Ban thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia thì hình ảnh quốc gia đó được kết tinh từ việc hàng ngày doanh nhân, người lao động, người tiêu dùng và các thế hệ làm việc và luôn đặt các câu hỏi “liệu công việc đó đã hiệu quả và đảm bảo năng suất hay chưa?”, “liệu các công việc đó đã thực sự có chất lượng hay chưa?” và “liệu các công việc đó có giúp thương hiệu trở thành người dẫn đầu trên thị trường hay chưa”. Các hành động và quyết định hàng ngày dựa trên các nguyên tắc đó, chính là sự tham gia đầy tích cực và chủ động vào việc xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam đổi mới, sáng tạo, năng động, hiệu quả và chất lượng.
Tám mục đích của Chương trình Thương hiệu Quốc gia:
* Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao.
* Nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập.
* Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, để họ có một cách nhìn nhận tích cực hơn, có lòng tin hơn vào các sản phẩm và nhà sản xuất Việt Nam, từ đó có thiện cảm và ưa chuộng hàng Việt Nam hơn.
* Xây dựng một tiềm thức trong cộng đồng doanh nghiệp luôn hướng về chất lượng sản phẩm và độ tin cậy cao trong kinh doanh.
* Quảng bá cho các tiêu chuẩn quốc tế và sự cần thiết của việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam.
* Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô.
* Xây dựng sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia với doanh nghiệp, hướng tới hoạt động xúc tiến thương mại mang tính cộng đồng.
* Tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo GS. Jack Welch, Phó hiệu trưởng Đại học Harvard: “Xây dựng thương hiệu quốc gia phải gắn liền với việc xây dựng hình ảnh quốc gia”.
Nhật Bản, một quốc gia phát triển của châu Á và thế giới, đã xây dựng thành công hình tượng một quốc gia với các sản phẩm điện tử chất lượng cao. Quá trình này cũng mất đến 30 năm, chưa kể 20 năm chuẩn bị trước đó.
Với Việt Nam là nước đi sau, có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để rút ngắn thời gian xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên, chúng ta lại có nhiều hạn chế về trình độ công nghệ, số lượng doanh nghiệp lớn và quy mô nền kinh tế.
Quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia của Việt Nam được xác định là rất phức tạp, gồm nhiều chương trình cần phải tiến hành đồng bộ như cải cách thể chế kinh tế, phát triển các điểm đến du lịch, phát triển kinh tế biển, tăng cường xuất khẩu... Chính vì vậy, Chính phủ đã thành lập Hội đồng thương hiệu quốc gia với thành phần chủ chốt gồm đại diện lãnh đạo các bộ, ngành.
Trước mắt, Chính phủ sẽ chọn xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua việc xây dựng hình ảnh một nền sản xuất kinh doanh Việt Nam gắn sản phẩm với các giá trị chất lượng, năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực lãnh đạo.
Trong một tầm nhìn dài hạn hơn, ngành giáo dục sẽ vào cuộc để đưa giáo dục định hướng vào các đối tượng là tương lai của đất nước, truyền cho họ nếp suy nghĩ mới, năng động, sáng tạo hơn. Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ là sự tiếp nối phát triển của nhiều thế hệ.
Một trong những việc được Hội đồng thương hiệu quốc gia triển khai đầu tiên là đánh giá mức độ nhận biết và nhu cầu xây dựng thương hiệu tại doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra những hoạt động hỗ trợ thích hợp.
Các hội thảo, các lớp tập huấn, đào tạo, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền kiến thức cơ bản về xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp đã được tiến hành. Kết quả là đã góp phần tích cực tăng cường nhận thức về thương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp, phát động phong trào xây dựng thương hiệu định hướng đúng đắn.
Hiện giai đoạn hai đã khởi động, tiến hành chọn một số thương hiệu sản phẩm có uy tín với khách hàng, có định hướng phát triển bền vững, có chính sách và kế hoạch phát triển thương hiệu cụ thể về lâu dài và có nguồn lực để phát triển. Hội đồng thương hiệu quốc gia sẽ cùng với các doanh nghiệp xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thông qua đó xây dựng quảng bá thương hiệu quốc gia, hình ảnh quốc gia.
Theo ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), Tổng thư ký Ban thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia, Chương trình Thương hiệu Quốc gia sẽ không chỉ nhằm vào các sản phẩm cụ thể, mà còn hỗ trợ phát triển hình ảnh nền sản xuất kinh doanh Việt Nam. Hình ảnh Việt Nam như một quốc gia ổn định về chính trị, có môi trường đầu tư minh bạch, tiềm năng du lịch hấp dẫn, con người có trách nhiệm và sáng tạo,...
Vẫn theo lời của Tổng thư ký Ban thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia thì hình ảnh quốc gia đó được kết tinh từ việc hàng ngày doanh nhân, người lao động, người tiêu dùng và các thế hệ làm việc và luôn đặt các câu hỏi “liệu công việc đó đã hiệu quả và đảm bảo năng suất hay chưa?”, “liệu các công việc đó đã thực sự có chất lượng hay chưa?” và “liệu các công việc đó có giúp thương hiệu trở thành người dẫn đầu trên thị trường hay chưa”. Các hành động và quyết định hàng ngày dựa trên các nguyên tắc đó, chính là sự tham gia đầy tích cực và chủ động vào việc xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam đổi mới, sáng tạo, năng động, hiệu quả và chất lượng.
Tám mục đích của Chương trình Thương hiệu Quốc gia:
* Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao.
* Nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập.
* Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, để họ có một cách nhìn nhận tích cực hơn, có lòng tin hơn vào các sản phẩm và nhà sản xuất Việt Nam, từ đó có thiện cảm và ưa chuộng hàng Việt Nam hơn.
* Xây dựng một tiềm thức trong cộng đồng doanh nghiệp luôn hướng về chất lượng sản phẩm và độ tin cậy cao trong kinh doanh.
* Quảng bá cho các tiêu chuẩn quốc tế và sự cần thiết của việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam.
* Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô.
* Xây dựng sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia với doanh nghiệp, hướng tới hoạt động xúc tiến thương mại mang tính cộng đồng.
* Tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài.