Thương mại điện tử: Nhức nhối nạn hàng giả, hàng nhái
Thời gian gần đây, nạn hàng giả, hàng nhái trên các website mua bán trực tuyến đang gia tăng một cách chóng mặt
Càng phát triển mạnh, những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng càng lớn. Nhưng đồng thời, những nguy cơ cũng tăng theo, nhất là đối với người tiêu dùng.
Thời gian gần đây, nạn hàng giả, hàng nhái được giới thiệu, giao dịch trên các sàn thương mại điện tử, các website mua bán trực tuyến hay thậm chí là các diễn đàn online đang gia tăng một cách chóng mặt.
Vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái đã gửi đơn đến cơ quan công an và quản lý thị trường “kêu” về tình trạng nhiều sản phẩm giả, nhái nhãn hiệu Cuckoo đang được rao bán trên một số website mua bán trực tuyến, đặc biệt là hai dòng sản phẩm ấm siêu tốc và nồi cơm điện. Cuckoo là nhãn hiệu đồ gia dụng do Phú Thái phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam.
Ông Phạm Quốc Vũ, Giám đốc Ngành hàng điện gia dụng của Phú Thái, cho biết hiện các loại hàng giả, hàng nhái có xuất xứ từ Trung Quốc phần lớn xuất hiện ở các chợ cóc, cửa hàng nhỏ lẻ nằm sâu trong khu dân cư và một số trang website kinh doanh bán hàng trực tuyến. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Hay như cách đây chưa lâu, hãng mỹ phẩm L’Oréal của Pháp đã phát hiện một số website tại Việt Nam quảng cáo và chào bán các sản phẩm mang nhãn hiệu của L’Oréal với giá rẻ bất ngờ. Một số hãng khác như Chanel, Versace, Louis Vuitton... cũng cho biết tình trạng hàng giả, nhái thương hiệu của mình được rao bán với giá chỉ từ vài trăm ngàn đồng đang ngày càng tăng lên.
Thực tế cho thấy, một trong những nền tảng giúp thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh vài năm trở lại đây là đã “gỡ khó” được khâu giao dịch và thanh toán, đặc biệt đối với mô hình B2C (nhà cung cấp đến người tiêu dùng). Theo các chuyên gia, chính những tiện ích của thương mại điện tử như dễ dàng giao dịch và thanh toán trong khi chi phí rất thấp hoặc hầu như không có đã đưa ngày càng nhiều người tiêu dùng tham gia vào mô hình này.
Tờ Bangkok Post của Thái Lan mới đây đã đánh giá, hiện giao dịch thương mại điện tử chiếm đến 2,5% GDP của Việt Nam, tương ứng với gần 2 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt tới 6 tỷ USD vào năm 2015.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là người tiêu dùng luôn bị thiệt hại lớn khi rơi vào “ma trận” hàng giả, hàng nhái khi thực hiện mua bán trực tuyến.
Ông Phạm Quốc Vũ cho rằng, việc sử dụng hàng giả, hàng nhái không đạt tiêu chuẩn chất lượng ngoài việc tuổi thọ sản phẩm ngắn còn có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc đối với người tiêu dùng.
Trong khi đó, bà Ngô Thị Báu, Tổng giám đốc Công ty Thời trang Foci, bày tỏ “doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng rất mệt mỏi với hàng nhái, hàng giả. Những chiếc áo giả hàng hiệu CK, Armani, Polo, Gucci… đăng bán trên nhiều trang website với giá “hàng chợ” làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các nhà sản xuất tự xây dựng thương hiệu riêng như chúng tôi”.
“Trong siêu thị, cả trăm ngàn mặt hàng từ cọng hành cho đến hạt đậu, tất cả đều phải có hoá đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong khi đó, hàng bán trên mạng có hàng triệu lượt người xem, nhưng nguồn gốc, chất lượng thế nào chẳng ai hay, chả ai tuýt còi họ”, Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc siêu thị Maximark chia sẻ.
Nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên các website mua bán trực tuyến cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam. “Sự thiếu tin tưởng vào việc mua bán trên mạng cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến đã trở thành thách thức chính khiến thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thể nào thực sự cất cánh”,tờ Bangkok Post đánh giá.
Nhức nhối là vậy, song để ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử cũng không hề đơn giản.
Phát biểu trên báo SGTT, ông Nguyễn Tường Minh, Tổng thư ký Hội Chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng Tp.HCM, phân tích: “Khi mua hàng trên mạng, người tiêu dùng bị rơi vào ma trận giữa trang web bán hàng được cấp phép và chưa được cấp phép, giữa loại hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và hàng giả – nhái, giữa nhãn hiệu có và không tham gia bán hàng trên mạng, giữa món hàng ảo chỉ có trên hình ảnh và chất lượng thật…”
Cái khó trong việc phát hiện và xử lý tình trạng này, theo các chuyên gia, là phải có sự việc rõ ràng, tức phải có người mua và có món hàng cụ thể, vì nếu không nơi kinh doanh sẽ “chối ngay”. Vấn đề nằm ở chỗ hàng hoá trên mạng không “sờ, nắm” để kiểm tra được ngay. Chưa kể, hầu hết các giao dịch dạng này (nếu là hàng giả, hàng nhái) đều không có hóa đơn, chứng từ cụ thể nên công tác phát hiện, quản lý và xử lý càng trở nên khó khăn.
Thời gian gần đây, nạn hàng giả, hàng nhái được giới thiệu, giao dịch trên các sàn thương mại điện tử, các website mua bán trực tuyến hay thậm chí là các diễn đàn online đang gia tăng một cách chóng mặt.
Vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái đã gửi đơn đến cơ quan công an và quản lý thị trường “kêu” về tình trạng nhiều sản phẩm giả, nhái nhãn hiệu Cuckoo đang được rao bán trên một số website mua bán trực tuyến, đặc biệt là hai dòng sản phẩm ấm siêu tốc và nồi cơm điện. Cuckoo là nhãn hiệu đồ gia dụng do Phú Thái phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam.
Ông Phạm Quốc Vũ, Giám đốc Ngành hàng điện gia dụng của Phú Thái, cho biết hiện các loại hàng giả, hàng nhái có xuất xứ từ Trung Quốc phần lớn xuất hiện ở các chợ cóc, cửa hàng nhỏ lẻ nằm sâu trong khu dân cư và một số trang website kinh doanh bán hàng trực tuyến. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Hay như cách đây chưa lâu, hãng mỹ phẩm L’Oréal của Pháp đã phát hiện một số website tại Việt Nam quảng cáo và chào bán các sản phẩm mang nhãn hiệu của L’Oréal với giá rẻ bất ngờ. Một số hãng khác như Chanel, Versace, Louis Vuitton... cũng cho biết tình trạng hàng giả, nhái thương hiệu của mình được rao bán với giá chỉ từ vài trăm ngàn đồng đang ngày càng tăng lên.
Thực tế cho thấy, một trong những nền tảng giúp thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh vài năm trở lại đây là đã “gỡ khó” được khâu giao dịch và thanh toán, đặc biệt đối với mô hình B2C (nhà cung cấp đến người tiêu dùng). Theo các chuyên gia, chính những tiện ích của thương mại điện tử như dễ dàng giao dịch và thanh toán trong khi chi phí rất thấp hoặc hầu như không có đã đưa ngày càng nhiều người tiêu dùng tham gia vào mô hình này.
Tờ Bangkok Post của Thái Lan mới đây đã đánh giá, hiện giao dịch thương mại điện tử chiếm đến 2,5% GDP của Việt Nam, tương ứng với gần 2 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt tới 6 tỷ USD vào năm 2015.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là người tiêu dùng luôn bị thiệt hại lớn khi rơi vào “ma trận” hàng giả, hàng nhái khi thực hiện mua bán trực tuyến.
Ông Phạm Quốc Vũ cho rằng, việc sử dụng hàng giả, hàng nhái không đạt tiêu chuẩn chất lượng ngoài việc tuổi thọ sản phẩm ngắn còn có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc đối với người tiêu dùng.
Trong khi đó, bà Ngô Thị Báu, Tổng giám đốc Công ty Thời trang Foci, bày tỏ “doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng rất mệt mỏi với hàng nhái, hàng giả. Những chiếc áo giả hàng hiệu CK, Armani, Polo, Gucci… đăng bán trên nhiều trang website với giá “hàng chợ” làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các nhà sản xuất tự xây dựng thương hiệu riêng như chúng tôi”.
“Trong siêu thị, cả trăm ngàn mặt hàng từ cọng hành cho đến hạt đậu, tất cả đều phải có hoá đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong khi đó, hàng bán trên mạng có hàng triệu lượt người xem, nhưng nguồn gốc, chất lượng thế nào chẳng ai hay, chả ai tuýt còi họ”, Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc siêu thị Maximark chia sẻ.
Nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên các website mua bán trực tuyến cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam. “Sự thiếu tin tưởng vào việc mua bán trên mạng cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến đã trở thành thách thức chính khiến thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thể nào thực sự cất cánh”,tờ Bangkok Post đánh giá.
Nhức nhối là vậy, song để ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử cũng không hề đơn giản.
Phát biểu trên báo SGTT, ông Nguyễn Tường Minh, Tổng thư ký Hội Chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng Tp.HCM, phân tích: “Khi mua hàng trên mạng, người tiêu dùng bị rơi vào ma trận giữa trang web bán hàng được cấp phép và chưa được cấp phép, giữa loại hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và hàng giả – nhái, giữa nhãn hiệu có và không tham gia bán hàng trên mạng, giữa món hàng ảo chỉ có trên hình ảnh và chất lượng thật…”
Cái khó trong việc phát hiện và xử lý tình trạng này, theo các chuyên gia, là phải có sự việc rõ ràng, tức phải có người mua và có món hàng cụ thể, vì nếu không nơi kinh doanh sẽ “chối ngay”. Vấn đề nằm ở chỗ hàng hoá trên mạng không “sờ, nắm” để kiểm tra được ngay. Chưa kể, hầu hết các giao dịch dạng này (nếu là hàng giả, hàng nhái) đều không có hóa đơn, chứng từ cụ thể nên công tác phát hiện, quản lý và xử lý càng trở nên khó khăn.