Thương mại Mỹ - Việt: “Hiệp định khung sẽ khai thông trở ngại”
Hỏi chuyện bà Virginia B.Foote - người sáng lập và là Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt
Bà Virginia B.Foote - người sáng lập và là Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt, vừa có chuyến tháp tùng đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ từ trước đến nay sang Việt Nam tìm cơ hội đầu tư.
Ngày 8/5, tại Khách sạn Park Hyat (Tp.HCM), bà đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề quan hệ thương mại Mỹ - Việt trong bối cảnh mới.
Bà có thể cho biết các doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến vấn đề gì trong chuyến làm việc này?
Đây là lần đầu tiên có đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ đến Việt Nam. Mục đích của chuyến đi là để thảo luận với các quan chức của các bộ ngành Việt Nam về chiều hướng, những quy định chuyển đổi của Việt Nam hậu WTO để làm sao các nhà đầu tư Mỹ có thể gia tăng ở Việt Nam.
Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các doanh nghiệp Mỹ cũng đã nêu những vấn đề quan ngại liên quan đến thủ tục, luật và quy chế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài.
Sắp tới, trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, tôi nghĩ những vấn đề liên quan có thể sẽ tiếp tục được đề cập.
Những quan ngại mà doanh nghiệp Mỹ đặt ra liên quan đến việc đầu tư vào Việt Nam cụ thể là gì?
Với việc ký kết WTO và PNTR thì Việt Nam và Mỹ gần như đã bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương. Tuy nhiên, có những vấn đề trong thương mại giữa hai bên vẫn chưa hoàn toàn được tháo mở.
Chẳng hạn việc các doanh nghiệp Việt Nam cần sự giúp đỡ từ các doanh nghiệp Mỹ trong vấn đề tìm hiểu, gia nhập thị trường Mỹ. Đây chính là những vấn đề mà Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt từng làm trong thời gian qua và sẽ tiếp tục thực hiện trong những năm tới. Còn những vướng mắc trong hoạt động đầu tư, làm ăn tại Việt Nam mà các doanh nghiệp Mỹ đã nêu ra ví dụ như quá trình đưa ra quyết định của Việt Nam rất chậm.
Một số những quy định, nghị định, luật mới được ban hành mâu thuẫn với những hợp đồng đang thực thi gây quan ngại cho đầu tư FDI và làm cho nhà đầu tư hoang mang.
Một vấn đề nữa mà chúng tôi cũng đặt ra với phía Việt Nam là việc đào tạo những kỹ sư và công nhân lành nghề cần thiết cho thị trường lao động. Ngoài ra, công tác điều hành, quản lý của các doanh nghiệp cũng được đề cập.
Tuy nhiên, tôi được biết trong những năm vừa qua, Việt Nam đã thông qua hàng trăm luật mới để đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO. Và như vậy, trong việc này, vấn đề đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được thực hiện.
Theo bà, sắp tới phải làm gì để có thể sớm tháo gỡ hoàn toàn những trở ngại trong vấn đề thương mại giữa hai nước?
Chúng tôi hy vọng là Hiệp định khung về thương mại giữa Việt Nam và Mỹ (gọi tắt là TIFA – Trade and Investment Framework Agreement) sẽ được ký kết trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Đây giống như là một thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Mỹ về cơ chế để làm sao cho vấn đề thương mại giữa hai quốc gia được thông suốt. Theo hiệp định khung này thì hai bên sẽ có chương trình làm việc, trao đổi trực tiếp với nhau một vài lần trong một năm để khai thông những trở ngại về thương mại giữa hai quốc gia.
Đây là vấn đề mà cả hai bên đều rất quan tâm. húng tôi rất vui vì được sát cánh cùng Việt Nam
Còn kế hoạch của bà sắp tới tại Việt Nam?
Mọi người đều biết là trong năm vừa qua, việc tổ chức thành công Hội nghị APEC của Việt Nam là điều rất tuyệt vời cho Việt Nam và cho tất cả những doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt do tôi làm chủ tịch đã coi như hoàn thành xong sứ mạng của mình. Tuy nhiên Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt cũng có những chương trình giáo dục, đào tạo rất rộng lớn vốn được thực hiện trong nhiều năm qua và hiện nay vẫn đang tiếp tục.
Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt có các thành viên là các doanh nghiệp của Mỹ, do vậy có rất nhiều tài trợ của họ cũng như Chính phủ Mỹ cho các chương trình này. Với vai trò Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ -Việt, tôi tiếp tục làm nhiều việc khác để giúp Việt Nam trong những vấn đề liên quan đến thương mại, đặc biệt là vấn đề dệt may…
Ngoài chức danh Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt, Phó Chủ tịch Hội đồng Thương mại ASEAN – Mỹ, bà còn là chủ tịch một tập đoàn của Mỹ mà mới đây cũng có mặt trong đoàn doanh nghiệp đến Việt Nam?
Vâng! Hồi đầu năm nay, khi vấn đề PNTR và WTO với Việt Nam đã được giải quyết xong thì Vietnam Partners - một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng đầu tư của Mỹ, trụ sở chính tại New York, văn phòng tại Washington D.C., Hà Nội và Tp.M - có mời tôi tham gia với tư cách là chủ tịch.
Và tôi rất là vui vì tiếp tục có điều kiện đóng vai trò mới là tìm và đem những nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Năm 2006, Vietnam Partners và Ngân hàng Đầu tư và Pát triển Việt Nam đã lập một công ty liên doanh quản lý quỹ và lập quỹ đầu tư đầu tiên là Vietnam Investment Fund 1. Chúng tôi đang cùng các đồng nghiệp của mình ở Công ty liên doanh quản lý quỹ BVIM và Ngân hàng BIDV triển khai thành lập một quỹ đầu tư mới Vietnam Investment Fund 2 nhắm vào các nhà đầu tư Mỹ và nước ngoài.
Ngoài ra, chúng tôi cũng rất quan tâm đến việc phát triển nền công nghiệp du lịch cũng như việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam cùng một số lĩnh vực tiềm năng khác. Đây là dự án ưu tiên hướng đến trong 10 năm tới của chúng tôi.
* Bà Virginia B.Foote cho biết, qua chuyến làm việc vừa qua, các doanh nghiệp Mỹ quan tâm rất nhiều đến nhiều lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam như: hoạt động dầu khí, sản xuất điện, phát triển cảng biển…
Tuy nhiên, hiện có rất nhiều quan ngại đến sự phát triển của nền công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, vì nhiều cảng biển không đủ công suất, hạ tầng giao thông vận tải yếu kém. Mặc dù một số công ty hoạt động bán lẻ cũng rất muốn được ký các hợp đồng cung cấp hàng hóa với các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lo ngại cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa đảm bảo cho việc xuất hàng đúng hạn cũng như chưa đáp ứng các yêu cầu khác của họ.
Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều đề xuất của doanh nghiệp Mỹ mong muốn giúp Việt Nam đầu tư mở rộng hạ tầng cơ sở, nhưng không phải là từ nguồn vốn ODA mà là vốn thương mại qua hình thức đầu tư B.O.T hay đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán, thị trường vốn của Việt Nam.
Ngày 8/5, tại Khách sạn Park Hyat (Tp.HCM), bà đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề quan hệ thương mại Mỹ - Việt trong bối cảnh mới.
Bà có thể cho biết các doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến vấn đề gì trong chuyến làm việc này?
Đây là lần đầu tiên có đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ đến Việt Nam. Mục đích của chuyến đi là để thảo luận với các quan chức của các bộ ngành Việt Nam về chiều hướng, những quy định chuyển đổi của Việt Nam hậu WTO để làm sao các nhà đầu tư Mỹ có thể gia tăng ở Việt Nam.
Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các doanh nghiệp Mỹ cũng đã nêu những vấn đề quan ngại liên quan đến thủ tục, luật và quy chế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài.
Sắp tới, trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, tôi nghĩ những vấn đề liên quan có thể sẽ tiếp tục được đề cập.
Những quan ngại mà doanh nghiệp Mỹ đặt ra liên quan đến việc đầu tư vào Việt Nam cụ thể là gì?
Với việc ký kết WTO và PNTR thì Việt Nam và Mỹ gần như đã bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương. Tuy nhiên, có những vấn đề trong thương mại giữa hai bên vẫn chưa hoàn toàn được tháo mở.
Chẳng hạn việc các doanh nghiệp Việt Nam cần sự giúp đỡ từ các doanh nghiệp Mỹ trong vấn đề tìm hiểu, gia nhập thị trường Mỹ. Đây chính là những vấn đề mà Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt từng làm trong thời gian qua và sẽ tiếp tục thực hiện trong những năm tới. Còn những vướng mắc trong hoạt động đầu tư, làm ăn tại Việt Nam mà các doanh nghiệp Mỹ đã nêu ra ví dụ như quá trình đưa ra quyết định của Việt Nam rất chậm.
Một số những quy định, nghị định, luật mới được ban hành mâu thuẫn với những hợp đồng đang thực thi gây quan ngại cho đầu tư FDI và làm cho nhà đầu tư hoang mang.
Một vấn đề nữa mà chúng tôi cũng đặt ra với phía Việt Nam là việc đào tạo những kỹ sư và công nhân lành nghề cần thiết cho thị trường lao động. Ngoài ra, công tác điều hành, quản lý của các doanh nghiệp cũng được đề cập.
Tuy nhiên, tôi được biết trong những năm vừa qua, Việt Nam đã thông qua hàng trăm luật mới để đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO. Và như vậy, trong việc này, vấn đề đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được thực hiện.
Theo bà, sắp tới phải làm gì để có thể sớm tháo gỡ hoàn toàn những trở ngại trong vấn đề thương mại giữa hai nước?
Chúng tôi hy vọng là Hiệp định khung về thương mại giữa Việt Nam và Mỹ (gọi tắt là TIFA – Trade and Investment Framework Agreement) sẽ được ký kết trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Đây giống như là một thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Mỹ về cơ chế để làm sao cho vấn đề thương mại giữa hai quốc gia được thông suốt. Theo hiệp định khung này thì hai bên sẽ có chương trình làm việc, trao đổi trực tiếp với nhau một vài lần trong một năm để khai thông những trở ngại về thương mại giữa hai quốc gia.
Đây là vấn đề mà cả hai bên đều rất quan tâm. húng tôi rất vui vì được sát cánh cùng Việt Nam
Còn kế hoạch của bà sắp tới tại Việt Nam?
Mọi người đều biết là trong năm vừa qua, việc tổ chức thành công Hội nghị APEC của Việt Nam là điều rất tuyệt vời cho Việt Nam và cho tất cả những doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt do tôi làm chủ tịch đã coi như hoàn thành xong sứ mạng của mình. Tuy nhiên Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt cũng có những chương trình giáo dục, đào tạo rất rộng lớn vốn được thực hiện trong nhiều năm qua và hiện nay vẫn đang tiếp tục.
Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt có các thành viên là các doanh nghiệp của Mỹ, do vậy có rất nhiều tài trợ của họ cũng như Chính phủ Mỹ cho các chương trình này. Với vai trò Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ -Việt, tôi tiếp tục làm nhiều việc khác để giúp Việt Nam trong những vấn đề liên quan đến thương mại, đặc biệt là vấn đề dệt may…
Ngoài chức danh Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt, Phó Chủ tịch Hội đồng Thương mại ASEAN – Mỹ, bà còn là chủ tịch một tập đoàn của Mỹ mà mới đây cũng có mặt trong đoàn doanh nghiệp đến Việt Nam?
Vâng! Hồi đầu năm nay, khi vấn đề PNTR và WTO với Việt Nam đã được giải quyết xong thì Vietnam Partners - một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng đầu tư của Mỹ, trụ sở chính tại New York, văn phòng tại Washington D.C., Hà Nội và Tp.M - có mời tôi tham gia với tư cách là chủ tịch.
Và tôi rất là vui vì tiếp tục có điều kiện đóng vai trò mới là tìm và đem những nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Năm 2006, Vietnam Partners và Ngân hàng Đầu tư và Pát triển Việt Nam đã lập một công ty liên doanh quản lý quỹ và lập quỹ đầu tư đầu tiên là Vietnam Investment Fund 1. Chúng tôi đang cùng các đồng nghiệp của mình ở Công ty liên doanh quản lý quỹ BVIM và Ngân hàng BIDV triển khai thành lập một quỹ đầu tư mới Vietnam Investment Fund 2 nhắm vào các nhà đầu tư Mỹ và nước ngoài.
Ngoài ra, chúng tôi cũng rất quan tâm đến việc phát triển nền công nghiệp du lịch cũng như việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam cùng một số lĩnh vực tiềm năng khác. Đây là dự án ưu tiên hướng đến trong 10 năm tới của chúng tôi.
* Bà Virginia B.Foote cho biết, qua chuyến làm việc vừa qua, các doanh nghiệp Mỹ quan tâm rất nhiều đến nhiều lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam như: hoạt động dầu khí, sản xuất điện, phát triển cảng biển…
Tuy nhiên, hiện có rất nhiều quan ngại đến sự phát triển của nền công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, vì nhiều cảng biển không đủ công suất, hạ tầng giao thông vận tải yếu kém. Mặc dù một số công ty hoạt động bán lẻ cũng rất muốn được ký các hợp đồng cung cấp hàng hóa với các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lo ngại cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa đảm bảo cho việc xuất hàng đúng hạn cũng như chưa đáp ứng các yêu cầu khác của họ.
Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều đề xuất của doanh nghiệp Mỹ mong muốn giúp Việt Nam đầu tư mở rộng hạ tầng cơ sở, nhưng không phải là từ nguồn vốn ODA mà là vốn thương mại qua hình thức đầu tư B.O.T hay đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán, thị trường vốn của Việt Nam.