“Thương nhân ưu tiên đặc biệt”: Khó cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương trình “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” đang được Tổng cục Hải quan chỉnh sửa
Chương trình “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” đang được Tổng cục Hải quan chỉnh sửa, theo hướng phù hợp hơn đối với thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Dự kiến, thông tư sửa đổi chương trình này sẽ được ban hành trước 30/6/2009.
Hưởng nhiều lợi ích
Một trong những nội dung quan trọng của thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Hải quan và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2009 là việc triển khai thực hiện chương trình thí điểm “Thương nhân ưu tiên đặc biệt”.
Ông Lê Văn Ninh, Trưởng phòng Quan hệ đối tác, Ban cải cách hiện đại hóa hải quan phân tích: trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh tăng lên nhanh chóng. Dự báo, với tốc độ tăng xuất nhập khẩu trung bình giai đoạn 2008-2010 trên 20%/năm, đến năm 2010 sẽ có khoảng 5,1 triệu tờ khai.
Đáp ứng nhu cầu giải phóng hàng hóa nhanh chóng của một lượng lớn doanh nghiệp, ngay từ năm 2005, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 1952 về việc cấp thẻ ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật hải quan hay còn gọi là “Thẻ vàng”.
Tiếp đó, năm 2007, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 52 quy định thí điểm thủ tục hải quan điện tử, trong đó dành hẳnmột chương quy định về “Thương nhân ưu tiên đặc biệt”.
Theo đó, “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” được hưởng nhiều lợi ích như: được sử dụng tờ khai hải quan tạm để giải phóng hàng, được hoàn thành thủ tục thông quan với tờ khai điện tử tháng, được thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong thời gian 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, được sử dụng hình thức bảo đảm bằng tín chấp để thực hiện nghĩa vụ về thuế...
Tuy nhiên, theo Ban cải cách hiện đại hóa hải quan, trong quá trình triển khai thực tế, một số tiêu chí để được công nhận “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” trong Quyết định 52 không có các điều kiện định lượng nên khó triển khai. Tiêu chí xét chọn để đạt “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” cũng cao so với thực tế điều kiện doanh nghiệp Việt Nam. Các lợi ích của “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” cũng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của nhiều loại hình doanh nghiệp (xuất khẩu, nhập khẩu, vận tải...).
Chính vì vậy, Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu, xây dựng thông tư sửa đổi Chương III, Quyết định 52 nhằm qui định chi tiết, cụ thể và phù hợp thực tế về điều kiện, lợi ích và quy trình thủ tục xét công nhận thương nhân ưu tiên đặc biệt.
Những lợi ích mà chương trình này theo đó cũng sẽ được cụ thể hóa theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ hành chính.
Khó cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tổng cục Hải quan cũng cho biết đã nhận được văn bản đề nghị tham gia chương trình “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” về thủ tục hải quan của một số công ty, tập đoàn có quy mô lớn như Intel, Compal, Foxconn...
Trong khi chờ ban hành thông tư, Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp với các công ty này để xây dựng điều kiện, tiêu chí và lợi ích phù hợp thực tế và khả thi hơn. Định hướng từ nay tới hết năm 2009, Tổng cục sẽ lựa chọn một số thương nhân có quy mô lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao để triển khai thí điểm “Thương nhân ưu tiên đặc biệt”.
Một nghiên cứu do tổ chức Liên minh Doanh nghiệp thế giới vì thương mại an toàn (WBO) cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 90% lượng doanh nghiệp trên thế giới và 40-50% GDP của các nước. Các doanh nghiệp này hoàn toàn có thể đáp ứng các tiêu chí của chương trình “Thương nhân ưu tiên đặc biệt”.
Ở Việt Nam, theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số khoảng 350.000 doanh nghiệp trên cả nước có đăng ký kinh doanh, đã có tới 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong điều kiện kinh tế khó khăn, chương trình “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” là sự hỗ trợ rất lớn để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi dây chuyền cung ứng.
Tuy nhiên, khi tham gia chương trình này, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp một số thách thức.
Thứ nhất, để trở thành thương nhân được ưu tiên đặc biệt, doanh nghiệp phải đầu tư lượng vốn khá lớn mới có thể đáp ứng điều kiện của chương trình, đây lại không phải là “thế mạnh” của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ hai, danh hiệu “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” không phải là vĩnh viễn mà trong thời gian tham gia thủ tục hải quan, nếu doanh nghiệp không duy trì được lòng tin đối với cơ quan hải quan hoặc có vi phạm lớn thì vẫn có thể bị thu hồi giấy chứng nhận này. Chính vì vậy, đại diện Ban cải cách hiện đại hóa hải quan khuyến cáo: doanh nghiệp vừa và nhỏ cần cân nhắc giữa việc đầu tư và lợi ích thu được khi tham gia.
Tuy nhiên, ông Lê Văn Ninh cũng khẳng định: dù quy mô của doanh nghiệp như thế nào thì trong quá trình xây dựng thông tư cũng như xét chọn “Thương nhân ưu tiên đặc biệt”, Tổng cục Hải quan vẫn duy trì một nguyên tắc mang tính định hướng là phải xây dựng một bộ tiêu chuẩn an ninh chung cho tất cả doanh nghiệp.
Đồng thời, trong quá trình tiến hành đánh giá tuân thủ đối với các tiêu chuẩn của doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt, cơ quan hải quan sẽ tính đến khả năng hạn chế về tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng thay vì hạ thấp tiêu chí, cơ quan hải quan sẽ cân nhắc đến quy mô của doanh nghiệp.
Dự kiến, thông tư sửa đổi chương trình này sẽ được ban hành trước 30/6/2009.
Hưởng nhiều lợi ích
Một trong những nội dung quan trọng của thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Hải quan và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2009 là việc triển khai thực hiện chương trình thí điểm “Thương nhân ưu tiên đặc biệt”.
Ông Lê Văn Ninh, Trưởng phòng Quan hệ đối tác, Ban cải cách hiện đại hóa hải quan phân tích: trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh tăng lên nhanh chóng. Dự báo, với tốc độ tăng xuất nhập khẩu trung bình giai đoạn 2008-2010 trên 20%/năm, đến năm 2010 sẽ có khoảng 5,1 triệu tờ khai.
Đáp ứng nhu cầu giải phóng hàng hóa nhanh chóng của một lượng lớn doanh nghiệp, ngay từ năm 2005, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 1952 về việc cấp thẻ ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật hải quan hay còn gọi là “Thẻ vàng”.
Tiếp đó, năm 2007, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 52 quy định thí điểm thủ tục hải quan điện tử, trong đó dành hẳnmột chương quy định về “Thương nhân ưu tiên đặc biệt”.
Theo đó, “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” được hưởng nhiều lợi ích như: được sử dụng tờ khai hải quan tạm để giải phóng hàng, được hoàn thành thủ tục thông quan với tờ khai điện tử tháng, được thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong thời gian 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, được sử dụng hình thức bảo đảm bằng tín chấp để thực hiện nghĩa vụ về thuế...
Tuy nhiên, theo Ban cải cách hiện đại hóa hải quan, trong quá trình triển khai thực tế, một số tiêu chí để được công nhận “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” trong Quyết định 52 không có các điều kiện định lượng nên khó triển khai. Tiêu chí xét chọn để đạt “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” cũng cao so với thực tế điều kiện doanh nghiệp Việt Nam. Các lợi ích của “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” cũng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của nhiều loại hình doanh nghiệp (xuất khẩu, nhập khẩu, vận tải...).
Chính vì vậy, Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu, xây dựng thông tư sửa đổi Chương III, Quyết định 52 nhằm qui định chi tiết, cụ thể và phù hợp thực tế về điều kiện, lợi ích và quy trình thủ tục xét công nhận thương nhân ưu tiên đặc biệt.
Những lợi ích mà chương trình này theo đó cũng sẽ được cụ thể hóa theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ hành chính.
Khó cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tổng cục Hải quan cũng cho biết đã nhận được văn bản đề nghị tham gia chương trình “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” về thủ tục hải quan của một số công ty, tập đoàn có quy mô lớn như Intel, Compal, Foxconn...
Trong khi chờ ban hành thông tư, Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp với các công ty này để xây dựng điều kiện, tiêu chí và lợi ích phù hợp thực tế và khả thi hơn. Định hướng từ nay tới hết năm 2009, Tổng cục sẽ lựa chọn một số thương nhân có quy mô lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao để triển khai thí điểm “Thương nhân ưu tiên đặc biệt”.
Một nghiên cứu do tổ chức Liên minh Doanh nghiệp thế giới vì thương mại an toàn (WBO) cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 90% lượng doanh nghiệp trên thế giới và 40-50% GDP của các nước. Các doanh nghiệp này hoàn toàn có thể đáp ứng các tiêu chí của chương trình “Thương nhân ưu tiên đặc biệt”.
Ở Việt Nam, theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số khoảng 350.000 doanh nghiệp trên cả nước có đăng ký kinh doanh, đã có tới 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong điều kiện kinh tế khó khăn, chương trình “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” là sự hỗ trợ rất lớn để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi dây chuyền cung ứng.
Tuy nhiên, khi tham gia chương trình này, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp một số thách thức.
Thứ nhất, để trở thành thương nhân được ưu tiên đặc biệt, doanh nghiệp phải đầu tư lượng vốn khá lớn mới có thể đáp ứng điều kiện của chương trình, đây lại không phải là “thế mạnh” của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ hai, danh hiệu “Thương nhân ưu tiên đặc biệt” không phải là vĩnh viễn mà trong thời gian tham gia thủ tục hải quan, nếu doanh nghiệp không duy trì được lòng tin đối với cơ quan hải quan hoặc có vi phạm lớn thì vẫn có thể bị thu hồi giấy chứng nhận này. Chính vì vậy, đại diện Ban cải cách hiện đại hóa hải quan khuyến cáo: doanh nghiệp vừa và nhỏ cần cân nhắc giữa việc đầu tư và lợi ích thu được khi tham gia.
Tuy nhiên, ông Lê Văn Ninh cũng khẳng định: dù quy mô của doanh nghiệp như thế nào thì trong quá trình xây dựng thông tư cũng như xét chọn “Thương nhân ưu tiên đặc biệt”, Tổng cục Hải quan vẫn duy trì một nguyên tắc mang tính định hướng là phải xây dựng một bộ tiêu chuẩn an ninh chung cho tất cả doanh nghiệp.
Đồng thời, trong quá trình tiến hành đánh giá tuân thủ đối với các tiêu chuẩn của doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt, cơ quan hải quan sẽ tính đến khả năng hạn chế về tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng thay vì hạ thấp tiêu chí, cơ quan hải quan sẽ cân nhắc đến quy mô của doanh nghiệp.