“Thương vụ bán vốn Vinamilk là bài học cho Habeco, Sabeco”
Các đợt bán vốn tiếp theo của các doanh nghiệp lớn sẽ phải chuẩn bị trước, chú trọng khâu quảng bá lộ trình
Tại cuộc họp báo chiều 23/12, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã chia sẻ về lộ trình bán vốn tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Ông Tiến cho rằng việc “ế” 52 triệu cổ phiếu trong đợt đấu giá thoái vốn ngày 12/12 vừa là một bài học lớn cho các thương vụ bán vốn lớn sắp tới tại một loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn khác.
“Thời điểm bán vốn vừa rồi của Vinamilk rơi đúng vào lúc các nhà đầu tư nước ngoài tất toán để nghỉ Tết nên chỉ bán 9% nếu bán nhiều là vỡ trận ngay. Mức giá đưa ra 144.000 đồng/cổ phiếu là hợp lý với giá trị doanh nghiệp, còn giá thị trường thấp hơn lên xuống như thời tiết, hơn nữa giá cổ phiếu VNM cũng dễ bị thao túng bởi các ông lớn”, ông Tiến khẳng định nếu đưa ra giá thấp, nhà đầu tư cũng sẽ đánh giá thấp.
Tuy đấu giá “ế” song ông Tiến vẫn khẳng định Vinamilk rất tiền năng trong mắt nhà đầu tư nước ngoài không chỉ vì giá mà còn ở tiềm năng phát triển.
“Nếu bán tiếp vốn ở Vinamilk họ sẽ mua ngay”, ông Tiến nói. Lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp nhấn mạnh đợt bán vốn tới sẽ có nhiều hơn sự tham gia của nhà đầu tư do lần thứ nhất tổ chức khá gấp gáp khiến nhiều người đắn đo.
Các đợt bán vốn tiếp theo của các doanh nghiệp lớn sẽ phải chuẩn bị trước, chú trọng khâu quảng bá lộ trình bởi nếu thông tin không đúng có thể gây biến động giá và “vỡ kế hoạch”. Trước đó, trong thời gian chào bán Vinamilk, ông Tiến cho rằng các tổ chức trong nước đã đưa ra các đánh giá tiêu cực về quá trình trên.
“Đây là bài học cho các thương vụ thoái vốn lớn như Habeco, Sabeco để đạt được hiệu quả cao nhất”, đại diện Bộ Tài chính nêu quan điểm.
Trước đó, ngày 12/12, SCIC đã chào bán 130,6 triệu cổ phiếu VNM, tương ứng 9% vốn điều lệ của Vinamilk. Tuy nhiên, kết thúc phiên bán đấu giá, SCIC chỉ bán được tổng cộng 78,4 triệu, khoảng 60% số lượng cổ phiếu chào bán cho Tập đoàn F&N của Thái Lan.
Ông Tiến cho rằng việc “ế” 52 triệu cổ phiếu trong đợt đấu giá thoái vốn ngày 12/12 vừa là một bài học lớn cho các thương vụ bán vốn lớn sắp tới tại một loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn khác.
“Thời điểm bán vốn vừa rồi của Vinamilk rơi đúng vào lúc các nhà đầu tư nước ngoài tất toán để nghỉ Tết nên chỉ bán 9% nếu bán nhiều là vỡ trận ngay. Mức giá đưa ra 144.000 đồng/cổ phiếu là hợp lý với giá trị doanh nghiệp, còn giá thị trường thấp hơn lên xuống như thời tiết, hơn nữa giá cổ phiếu VNM cũng dễ bị thao túng bởi các ông lớn”, ông Tiến khẳng định nếu đưa ra giá thấp, nhà đầu tư cũng sẽ đánh giá thấp.
Tuy đấu giá “ế” song ông Tiến vẫn khẳng định Vinamilk rất tiền năng trong mắt nhà đầu tư nước ngoài không chỉ vì giá mà còn ở tiềm năng phát triển.
“Nếu bán tiếp vốn ở Vinamilk họ sẽ mua ngay”, ông Tiến nói. Lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp nhấn mạnh đợt bán vốn tới sẽ có nhiều hơn sự tham gia của nhà đầu tư do lần thứ nhất tổ chức khá gấp gáp khiến nhiều người đắn đo.
Các đợt bán vốn tiếp theo của các doanh nghiệp lớn sẽ phải chuẩn bị trước, chú trọng khâu quảng bá lộ trình bởi nếu thông tin không đúng có thể gây biến động giá và “vỡ kế hoạch”. Trước đó, trong thời gian chào bán Vinamilk, ông Tiến cho rằng các tổ chức trong nước đã đưa ra các đánh giá tiêu cực về quá trình trên.
“Đây là bài học cho các thương vụ thoái vốn lớn như Habeco, Sabeco để đạt được hiệu quả cao nhất”, đại diện Bộ Tài chính nêu quan điểm.
Trước đó, ngày 12/12, SCIC đã chào bán 130,6 triệu cổ phiếu VNM, tương ứng 9% vốn điều lệ của Vinamilk. Tuy nhiên, kết thúc phiên bán đấu giá, SCIC chỉ bán được tổng cộng 78,4 triệu, khoảng 60% số lượng cổ phiếu chào bán cho Tập đoàn F&N của Thái Lan.