Thương vụ hời của Cadivi
Việc mua lại cơ sở vật chất của Cáp Sài Gòn mang lại nhiều lợi ích cho Cadivi
Việc Công ty cổ phần cáp điện Việt nam (cadivi) bỏ ra 90 tỉ đồng mua lại toàn bộ cơ sở vật chất của Công ty Cổ phần Cáp Sài Gòn đầu tháng 2/2013 khiến giới trong ngành hết sức chú ý. Cáp Sài Gòn là công ty niêm yết đầu tiên trên sàn chứng khoán tuyên bố giải thể vào giữa năm 2012. Thương vụ này có thể xem là dấu chấm hết cho Cáp Sài Gòn.
Ông Nguyễn Lộc, Tổng giám đốc Cadivi, cho rằng việc mua lại cơ sở vật chất của Cáp Sài Gòn mang lại nhiều lợi ích cho Cadivi. Đó là mức giá tốt, rút ngắn thời gian cho Cadivi so với việc xây dựng nhà máy mới. Việc mua lại này cũng giúp làm phong phú thêm sản phẩm cho Cadivi.
Rõ ràng, so với giá trị của toàn bộ máy móc, thiết bị và hơn 45 ha đất được thuê đến năm 2053 thì mức giá 90 tỉ đồng chưa bằng giá trị máy móc thiết bị thanh lý. Theo giá trị sổ sách của Cáp Sài Gòn, khoản này có giá trị khoảng 107 tỉ đồng, tính đến 31/12/2011. Tuy nhiên những giá trị mà nhà máy của Cáp Sài Gòn mang lại có thể còn nhiều hơn thế.
Cáp Sài Gòn chuyên sản xuất các loại cáp viễn thông có ruột dẫn bằng đồng, công suất trung bình 800.000 km dây đôi/năm và các loại dây dân dụng, cáp điện hạ thế... công suất trung bình 700-800 tấn đồng/năm. Theo ông Lộc, với năng lực sản xuất như vậy, ước tính tổng doanh thu cơ sở mới mua này sẽ đem về cho Cadivi khoảng 2.000 tỉ đồng/năm.
Trong khi đó, Cadivi là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện dân dụng. Công ty đang chiếm khoảng 90% thị trường cáp điện dân dụng tại miền Nam và khoảng 70% ở miền Trung. Cadivi đang phải chạy hết công suất của 3 xí nghiệp với 8 cơ sở sản xuất ở miền Nam, 1 nhà máy ở miền Trung cùng 2 liên doanh. Do đó, việc mua lại nhà máy là một bước giúp Cadivi có thể mở rộng thêm thị trường mà không cần phải xây dựng thêm nhà máy.
Việc Cáp Sài Gòn giải thể cũng cho thấy một bức tranh ảm đạm của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất cáp, nhất là cáp viễn thông. Các doanh nghiệp này đều lỗ hoặc có lợi nhuận rất thấp so với doanh thu. Ngay cả Cadivi, năm 2012 doanh thu 3.500 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận chỉ đạt 170 tỉ đồng.
Với những doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Sacom hay Cáp Sài Gòn, họ còn gặp thêm khó khăn về mặt khách hàng. Cả 2 đều là doanh nghiệp chuyên về sản xuất cáp đồng viễn thông và đối tượng khách hàng của họ là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Chính sự quá phụ thuộc vào khách hàng tiềm năng này đã khiến họ phải trả giá.
Cáp Sài Gòn là công ty có cổ phần rất lớn của Công ty Sacom, trong khi Sacom là công ty trực thuộc VNPT, sản phẩm của Sacom phần lớn cho mục đích phát triển của VNPT.
Năm 2006, VNPT đưa ra chiến lược phát triển các nhà máy cáp đồng ở các địa phương để đáp ứng chính sách mới của Nhà nước là nâng số lượng điện thoại lên 100 máy trên 1.000 dân. Do đó việc ra đời của Cáp Sài Gòn cũng có thể để đón đầu chiến lược này.
Tuy nhiên, năm 2007, VNPT đã ngưng chiến lược phát triển cáp đồng và tập trung vào lĩnh vực cáp quang và truyền dẫn vô tuyến. Một trong những nguyên nhân của sự điều chỉnh này là do đầu tư cáp quang sẽ giải quyết được vấn đề nghẽn mạch nhờ băng thông rộng. Điều này đã khiến cho cáp viễn thông, vốn là mặt hàng chủ lực của Cáp Sài Gòn không còn thị trường tiêu thụ.
Nếu Cáp Sài Gòn có khách hàng chính là VNPT thì Cadivi cũng có khách hàng ruột là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Giữa năm 2012 vừa qua, Cadivi đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất cáp ngầm trung thế, hạ thế và dây điện tử tại Khu Công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM, với tổng vốn đầu tư trên 200 tỉ đồng.
Theo Cadivi, nhà máy được xây dựng để đáp ứng nhu cầu ngầm hóa lưới điện, dự kiến đến năm 2020 lưới điện trên cả nước phải được ngầm hóa từ 70-90%, riêng tại Tp.HCM, nhiều công trình ngầm hóa lưới điện đang được triển khai.
Cadivi cũng nỗ lực để tránh phụ thuộc vào một khách hàng lớn. Bên cạnh Tập đoàn Điện lực Việt Nam, công ty này cũng đang phát triển hệ thống bán lẻ phân phối. Thực tế là dây cáp điện Cadivi khá phổ biến trên thị trường dân dụng.
Bên cạnh đó, theo ông Lộc sản phẩm quyết định sự phát triển của ngành dây và cáp điện là sản phẩm công nghiệp, dây cáp dùng làm đường dây dẫn trong các cao ốc, ôtô chứ không phải phục vụ cho ngành điện lực. “Việc mua lại Cáp Sài Gòn nhằm sản xuất sản phẩm để thực hiện chiến lược này”, ông Lộc nói.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)
Ông Nguyễn Lộc, Tổng giám đốc Cadivi, cho rằng việc mua lại cơ sở vật chất của Cáp Sài Gòn mang lại nhiều lợi ích cho Cadivi. Đó là mức giá tốt, rút ngắn thời gian cho Cadivi so với việc xây dựng nhà máy mới. Việc mua lại này cũng giúp làm phong phú thêm sản phẩm cho Cadivi.
Rõ ràng, so với giá trị của toàn bộ máy móc, thiết bị và hơn 45 ha đất được thuê đến năm 2053 thì mức giá 90 tỉ đồng chưa bằng giá trị máy móc thiết bị thanh lý. Theo giá trị sổ sách của Cáp Sài Gòn, khoản này có giá trị khoảng 107 tỉ đồng, tính đến 31/12/2011. Tuy nhiên những giá trị mà nhà máy của Cáp Sài Gòn mang lại có thể còn nhiều hơn thế.
Cáp Sài Gòn chuyên sản xuất các loại cáp viễn thông có ruột dẫn bằng đồng, công suất trung bình 800.000 km dây đôi/năm và các loại dây dân dụng, cáp điện hạ thế... công suất trung bình 700-800 tấn đồng/năm. Theo ông Lộc, với năng lực sản xuất như vậy, ước tính tổng doanh thu cơ sở mới mua này sẽ đem về cho Cadivi khoảng 2.000 tỉ đồng/năm.
Trong khi đó, Cadivi là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện dân dụng. Công ty đang chiếm khoảng 90% thị trường cáp điện dân dụng tại miền Nam và khoảng 70% ở miền Trung. Cadivi đang phải chạy hết công suất của 3 xí nghiệp với 8 cơ sở sản xuất ở miền Nam, 1 nhà máy ở miền Trung cùng 2 liên doanh. Do đó, việc mua lại nhà máy là một bước giúp Cadivi có thể mở rộng thêm thị trường mà không cần phải xây dựng thêm nhà máy.
Việc Cáp Sài Gòn giải thể cũng cho thấy một bức tranh ảm đạm của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất cáp, nhất là cáp viễn thông. Các doanh nghiệp này đều lỗ hoặc có lợi nhuận rất thấp so với doanh thu. Ngay cả Cadivi, năm 2012 doanh thu 3.500 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận chỉ đạt 170 tỉ đồng.
Với những doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Sacom hay Cáp Sài Gòn, họ còn gặp thêm khó khăn về mặt khách hàng. Cả 2 đều là doanh nghiệp chuyên về sản xuất cáp đồng viễn thông và đối tượng khách hàng của họ là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Chính sự quá phụ thuộc vào khách hàng tiềm năng này đã khiến họ phải trả giá.
Cáp Sài Gòn là công ty có cổ phần rất lớn của Công ty Sacom, trong khi Sacom là công ty trực thuộc VNPT, sản phẩm của Sacom phần lớn cho mục đích phát triển của VNPT.
Năm 2006, VNPT đưa ra chiến lược phát triển các nhà máy cáp đồng ở các địa phương để đáp ứng chính sách mới của Nhà nước là nâng số lượng điện thoại lên 100 máy trên 1.000 dân. Do đó việc ra đời của Cáp Sài Gòn cũng có thể để đón đầu chiến lược này.
Tuy nhiên, năm 2007, VNPT đã ngưng chiến lược phát triển cáp đồng và tập trung vào lĩnh vực cáp quang và truyền dẫn vô tuyến. Một trong những nguyên nhân của sự điều chỉnh này là do đầu tư cáp quang sẽ giải quyết được vấn đề nghẽn mạch nhờ băng thông rộng. Điều này đã khiến cho cáp viễn thông, vốn là mặt hàng chủ lực của Cáp Sài Gòn không còn thị trường tiêu thụ.
Nếu Cáp Sài Gòn có khách hàng chính là VNPT thì Cadivi cũng có khách hàng ruột là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Giữa năm 2012 vừa qua, Cadivi đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất cáp ngầm trung thế, hạ thế và dây điện tử tại Khu Công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM, với tổng vốn đầu tư trên 200 tỉ đồng.
Theo Cadivi, nhà máy được xây dựng để đáp ứng nhu cầu ngầm hóa lưới điện, dự kiến đến năm 2020 lưới điện trên cả nước phải được ngầm hóa từ 70-90%, riêng tại Tp.HCM, nhiều công trình ngầm hóa lưới điện đang được triển khai.
Cadivi cũng nỗ lực để tránh phụ thuộc vào một khách hàng lớn. Bên cạnh Tập đoàn Điện lực Việt Nam, công ty này cũng đang phát triển hệ thống bán lẻ phân phối. Thực tế là dây cáp điện Cadivi khá phổ biến trên thị trường dân dụng.
Bên cạnh đó, theo ông Lộc sản phẩm quyết định sự phát triển của ngành dây và cáp điện là sản phẩm công nghiệp, dây cáp dùng làm đường dây dẫn trong các cao ốc, ôtô chứ không phải phục vụ cho ngành điện lực. “Việc mua lại Cáp Sài Gòn nhằm sản xuất sản phẩm để thực hiện chiến lược này”, ông Lộc nói.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)