Thụy Điển viện trợ không hoàn lại 30 triệu USD cho Việt Nam
Chiều 6/10, Thứ trưởng Cao Viết Sinh và Tổng giám đốc SIDA Anders Nordstrom đã ký Hiệp định hợp tác phát triển giữa hai nước
Chiều 6/10, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh và Tổng giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) Anders Nordstrom đã ký Hiệp định về hợp tác phát triển giữa hai nước giai đoạn 2009-2011.
Tại Hiệp định này, Chính phủ Thụy Điển cam kết viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam ít nhất 250 triệu Cuaron Thụy Điện, tương đương khoảng 30 triệu USD trong giai đoạn từ nay đến năm 2011.
Trong một bản thông cáo báo chí phát đi từ Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, cơ quan này cho biết, sau những thành công và phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, giai đoạn từ năm 2009 đến 2013, Việt Nam và Thụy Điển sẽ khởi xướng phương thức “Hợp tác đối tác” để thay thế hình thức hợp tác phát triển hiện hành theo kiểu truyền thống.
Mục tiêu chính của quan hệ hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn này bao gồm: tăng cường việc quản trị nhà nước mang tính dân chủ và tôn trọng quyền con người; và tăng cường sự phát triển của Việt Nam một cách bền vững và thân thiện với môi trường.
Phía Thụy Điển cũng cho biết, khoản hỗ trợ trong giai đoạn này, ngoài dành cho các cơ quan, tổ chức của nhà nước, cũng sẽ được mở rộng và dành cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ Việt Nam và khu vực kinh tế tư nhân.
Ngoài ra, Chính phủ Thụy Điển cũng sẽ tài trợ theo các hình thức khác như tín dụng ưu đãi, các khoản vay lãi suất thấp và viện trợ nhân đạo. Các lĩnh vực chính của sự hợp tác là môi trường và biến đổi khí hậu; dân chủ và quyền con người, chống tham nhũng.
Tại Hiệp định này, Chính phủ Thụy Điển cam kết viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam ít nhất 250 triệu Cuaron Thụy Điện, tương đương khoảng 30 triệu USD trong giai đoạn từ nay đến năm 2011.
Trong một bản thông cáo báo chí phát đi từ Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, cơ quan này cho biết, sau những thành công và phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, giai đoạn từ năm 2009 đến 2013, Việt Nam và Thụy Điển sẽ khởi xướng phương thức “Hợp tác đối tác” để thay thế hình thức hợp tác phát triển hiện hành theo kiểu truyền thống.
Mục tiêu chính của quan hệ hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn này bao gồm: tăng cường việc quản trị nhà nước mang tính dân chủ và tôn trọng quyền con người; và tăng cường sự phát triển của Việt Nam một cách bền vững và thân thiện với môi trường.
Phía Thụy Điển cũng cho biết, khoản hỗ trợ trong giai đoạn này, ngoài dành cho các cơ quan, tổ chức của nhà nước, cũng sẽ được mở rộng và dành cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ Việt Nam và khu vực kinh tế tư nhân.
Ngoài ra, Chính phủ Thụy Điển cũng sẽ tài trợ theo các hình thức khác như tín dụng ưu đãi, các khoản vay lãi suất thấp và viện trợ nhân đạo. Các lĩnh vực chính của sự hợp tác là môi trường và biến đổi khí hậu; dân chủ và quyền con người, chống tham nhũng.