Thủy sản nhập khẩu: Rắc rối kiểm dịch
Với quy định mới về kiểm dịch, việc nhập khẩu thủy sản nguyên liệu đã trở nên rắc rối hơn
Công ty V., ở Tp.HCM lâu nay vẫn đều đặn nhập thủy sản về làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Tuy nhiên, cuối tháng 3 vừa qua, một container bạch tuộc của công ty nhập từ Ấn Độ về phải nằm chờ ở cảng Sài Gòn cả tuần khiến công ty vất vả chạy thủ tục thông quan và tốn kém chi phí lưu bãi.
Rắc rối mang đến cho công ty V., dù chỉ một container hàng, bắt nguồn từ quy định kiểm dịch thủy sản mới ra đời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có kiểm dịch thủy sản nhập khẩu.
Trước đây, để được thông quan, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thủy sản lẫn thủy sản thành phẩm chỉ cần trình bộ chứng từ hợp lệ, đăng ký tờ khai với cơ quan hải quan. Sau đó, để tránh tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu kém chất lượng để tiêu thụ nội địa, Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản (Nafiqad) sẽ tiến hành kiểm dịch thủy sản nhập khẩu cho dù doanh nghiệp nhập khẩu hàng với bất cứ mục đích nào như chế biến xuất khẩu, kinh doanh tiêu thụ nội địa hay gia công cho nước ngoài.
Một thời gian dài, các doanh nghiệp ngành thủy sản cứ tới mùa khát nguyên liệu trong nước, phải nhập khẩu đã quá quen với các thủ tục này, nhưng nay thì khác.
Theo thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 2/2/2010, khi chủ hàng có nhu cầu nhập khẩu thủy sản phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y. Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký gốc, doanh nghiệp phải gửi tới Cục Thú y tại Hà Nội. Nếu đồng ý, Cục Thú y sẽ có văn bản gửi các chi cục thú y địa phương để giải quyết.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản của nước xuất khẩu và trong nước, Cục Thú y trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch (đối với thủy sản giống); cơ quan kiểm dịch động vật kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu.
Theo quy định mới này, Công ty V., đã cố gắng hoàn tất bộ hồ sơ đăng ký bao gồm nhiều giấy tờ, tài liệu; tuy nhiên, sau khi container bạch tuộc nói trên cập cảng Sài Gòn, Cục Thú y vẫn chưa chấp thuận và hiện công ty tiếp tục chờ Cục Thú y “gật đầu”, để sau đó đem hồ sơ đến các cơ quan thú y địa phương thực hiện kiểm dịch theo quy định, có nghĩa là mất thêm một thời gian nữa.
Nhiều năm qua, các doanh nghiệp thủy sản thông qua Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã nhiều lần kiến nghị các bộ ngành chức năng nên đưa thủy sản vào nhóm hàng ưu tiên thông quan nhanh, bởi vì thủy sản xuất nhập khẩu hầu hết là sản phẩm đông lạnh, khi vận chuyển luôn được bảo quản trong các container có nhiệt độ thấp hơn -18 độ C. Quá trình bảo quản container phải được cấp điện liên tục, nếu không sẽ bị hư hỏng.
Mỗi container thủy sản được bảo quản lạnh phải tốn 50-60 Đô la Mỹ/ngày, chưa kể phí lưu kho, lưu bãi. Dù là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới nhưng hiện nay Việt Nam vẫn là nước nhập thủy sản hàng năm cả trăm triệu Đô la Mỹ, trong đó chủ yếu là nguyên liệu cho chế biến, thủy sản thành phẩm loại cao cấp hoặc ở Việt Nam không có và cuối cùng là thủy sản làm giống.
Hơn một năm trước, VASEP từng có đề án nhập khẩu nguyên liệu thủy sản hàng năm 1-2 tỉ Đô la Mỹ do công suất chế biến của các nhà máy đông lạnh thủy sản Việt Nam hiện cần 5 triệu tấn nguyên liệu/năm nhưng thủy sản trong nước chỉ có thể cung cấp 3 triệu tấn.
Với quy định mới về kiểm dịch, việc nhập khẩu thủy sản nguyên liệu đã trở nên rắc rối hơn, khiến cho ngành chế biến thủy sản thêm khốn khó mà trường hợp của công ty V. nói trên là một ví dụ.
Hồng Văn (TBKTSG)
Tuy nhiên, cuối tháng 3 vừa qua, một container bạch tuộc của công ty nhập từ Ấn Độ về phải nằm chờ ở cảng Sài Gòn cả tuần khiến công ty vất vả chạy thủ tục thông quan và tốn kém chi phí lưu bãi.
Rắc rối mang đến cho công ty V., dù chỉ một container hàng, bắt nguồn từ quy định kiểm dịch thủy sản mới ra đời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có kiểm dịch thủy sản nhập khẩu.
Trước đây, để được thông quan, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thủy sản lẫn thủy sản thành phẩm chỉ cần trình bộ chứng từ hợp lệ, đăng ký tờ khai với cơ quan hải quan. Sau đó, để tránh tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu kém chất lượng để tiêu thụ nội địa, Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản (Nafiqad) sẽ tiến hành kiểm dịch thủy sản nhập khẩu cho dù doanh nghiệp nhập khẩu hàng với bất cứ mục đích nào như chế biến xuất khẩu, kinh doanh tiêu thụ nội địa hay gia công cho nước ngoài.
Một thời gian dài, các doanh nghiệp ngành thủy sản cứ tới mùa khát nguyên liệu trong nước, phải nhập khẩu đã quá quen với các thủ tục này, nhưng nay thì khác.
Theo thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 2/2/2010, khi chủ hàng có nhu cầu nhập khẩu thủy sản phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y. Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký gốc, doanh nghiệp phải gửi tới Cục Thú y tại Hà Nội. Nếu đồng ý, Cục Thú y sẽ có văn bản gửi các chi cục thú y địa phương để giải quyết.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản của nước xuất khẩu và trong nước, Cục Thú y trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch (đối với thủy sản giống); cơ quan kiểm dịch động vật kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu.
Theo quy định mới này, Công ty V., đã cố gắng hoàn tất bộ hồ sơ đăng ký bao gồm nhiều giấy tờ, tài liệu; tuy nhiên, sau khi container bạch tuộc nói trên cập cảng Sài Gòn, Cục Thú y vẫn chưa chấp thuận và hiện công ty tiếp tục chờ Cục Thú y “gật đầu”, để sau đó đem hồ sơ đến các cơ quan thú y địa phương thực hiện kiểm dịch theo quy định, có nghĩa là mất thêm một thời gian nữa.
Nhiều năm qua, các doanh nghiệp thủy sản thông qua Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã nhiều lần kiến nghị các bộ ngành chức năng nên đưa thủy sản vào nhóm hàng ưu tiên thông quan nhanh, bởi vì thủy sản xuất nhập khẩu hầu hết là sản phẩm đông lạnh, khi vận chuyển luôn được bảo quản trong các container có nhiệt độ thấp hơn -18 độ C. Quá trình bảo quản container phải được cấp điện liên tục, nếu không sẽ bị hư hỏng.
Mỗi container thủy sản được bảo quản lạnh phải tốn 50-60 Đô la Mỹ/ngày, chưa kể phí lưu kho, lưu bãi. Dù là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới nhưng hiện nay Việt Nam vẫn là nước nhập thủy sản hàng năm cả trăm triệu Đô la Mỹ, trong đó chủ yếu là nguyên liệu cho chế biến, thủy sản thành phẩm loại cao cấp hoặc ở Việt Nam không có và cuối cùng là thủy sản làm giống.
Hơn một năm trước, VASEP từng có đề án nhập khẩu nguyên liệu thủy sản hàng năm 1-2 tỉ Đô la Mỹ do công suất chế biến của các nhà máy đông lạnh thủy sản Việt Nam hiện cần 5 triệu tấn nguyên liệu/năm nhưng thủy sản trong nước chỉ có thể cung cấp 3 triệu tấn.
Với quy định mới về kiểm dịch, việc nhập khẩu thủy sản nguyên liệu đã trở nên rắc rối hơn, khiến cho ngành chế biến thủy sản thêm khốn khó mà trường hợp của công ty V. nói trên là một ví dụ.
Hồng Văn (TBKTSG)