Tỉ phú Việt kiều tại Mỹ
Anh và người chị lên đường sang định cư tại Hoa Kỳ với một số vốn tiếng Anh bập bõm và 2 USD của người bạn tặng
Mới gặp, ít ai biết rằng anh là nhà tiên phong trong phát triển kỹ nghệ phần mềm dùng cho thương mại, đồng thời, cũng là người xây dựng, phát triển phần mềm OnDisplay và trở thành tỉ phú vào năm 2000.
Gặp anh ít phút trong buổi lễ Vinh danh nước Việt, rất chân thành, anh không kể về quá khứ mà nói nhiều về cuộc sống hiện tại, về những dự định anh muốn thực hiện tại Việt Nam.
Người con xa xứ
Sinh năm 1967, Trung Dũng là con trai vị trung tá - thị trưởng một tỉnh lỵ nhỏ miền Nam Việt Nam. Sau biến cố lịch sử 1975, cha anh đi học tập cải tạo và mẹ anh bắt đầu kế hoạch đưa gia đình rời khỏi Việt Nam bằng con đường vượt biển.
Nhiều lần vượt biên không thành, năm 1984, khi mới 17 tuổi, Trung Dũng lần thứ 3 lên thuyền đánh cá theo kế hoạch của mẹ. Sau một tuần lênh đênh trên biển, thuyền dạt vào đảo Galang, Nam Dương và được chấp nhận vào trại tỵ nạn chuyển tiếp. Tại đây, Trung Dũng đã gặp được chị gái của mình.
Một năm sau, anh và người chị lên đường sang định cư tại Hoa Kỳ với một số vốn tiếng Anh bập bõm và 2 USD của người bạn tặng.
Nhờ kiến thức về toán học và khoa học tự nhiên nổi bật mà một năm sau, anh may mắn vượt qua được kỳ thi tương đương trung học. Biết kiến thức về công nghệ cao là rất cần thiết ở đất nước phát triển, anh đã ghi tên học hai môn Toán và Tin học tại trường Đại học Massachusetts ở Boston.
Bằng chính quyết tâm mãnh liệt của bản thân, anh vừa nỗ lực học tập vừa làm đủ thứ công việc để kiếm sống. 3 năm sau, anh đã lấy được 2 bằng đại học: cử nhân (Bachelor) về Toán học ứng dụng và Khoa học máy tính của trường Đại học Massachusetts, Boston, đồng thời hoàn thành 90% chương trình đào tạo thạc sĩ, trong khi vẫn phải làm việc kiếm tiền 30 giờ mỗi tuần. Sau đó anh hoàn tất chương trình đào tạo tiến sĩ Tin học của trường Đại học Massachusetts tại Boston.
Đến năm 1990, gia đình Trung Dũng đoàn tụ tại Mỹ. Năm 1994, khi chưa tốt nghiệp, anh đã được nhận làm việc với tư cách là kỹ sư phát triển cho Công ty Open Market Inc, biên soạn phần mềm kinh doanh điện tử với mức lương cao. Anh viết một phần mềm cho phép ngồi ở một địa chỉ web duy nhất, lấy thông tin từ các địa chỉ trang web khác.
Cuối năm 1995, sau khi mẹ mất, Trung Dũng bắt đầu suy nghĩ về việc thương mại hóa phần mềm do anh viết. Năm 1996, anh quyết định xin thôi việc tại Open Market để đầu tư tất cả thời gian, công sức vào ý nghĩ sáng tạo mới này. Đây là chương trình giúp các doanh nghiệp lấy dữ liệu từ những vị trí khác trên mạng trong khi vẫn ở tại chỗ của mình.
Là người đầu tiên nhận thấy tiềm năng kinh doanh của ý tưởng này, song với vốn kinh nghiệm trên thương trường còn quá ít ỏi, anh đã vấp phải những lời từ chối của các nhà đầu tư.
Ước mơ vươn cao hơn
Đúng lúc tưởng như bế tắc nhất thì Trung Dũng được một người bạn giới thiệu anh với Mark Pine, nguyên là ủy viên Ban quản trị Sybase, một công ty thiết kế phần mềm dữ liệu lớn. Người ta gọi Mark Pine là kiến trúc sư về công nghệ Internet ứng dụng. Ông đã nhận lời làm giám đốc điều hành của OnDisplay do Trung Dũng sáng lập.
Dưới sự điều hành của Mark Pine, chỉ sau 2 tuần, giá trị của OnDisplay đã tăng vọt, lợi tức năm 1999 là 11 triệu USD, lợi tức quý I năm 2000 là 7 triệu USD với 350 nhân viên đặt trụ sở chính tại San Ramon, California.
Công ty này nhanh chóng kiếm được trên 80 khách hàng, trong đó có công ty dịch vụ thương mại điện tử và e-portal lớn như Travelocity. OnDisplay còn hợp tác chiến lược với các đại gia như IBM và Microsoft, cũng như các công ty mới nổi nhưng giàu tiềm năng... OnDisplay đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ phần mềm cấu trúc hạ tầng cho các doanh nghiệp điện tử.
Khi công ty chuyển sang cổ phần hóa năm 1999, trị giá cổ phiếu của Trung Dũng trên giấy tờ là 85 triệu USD và được xem là một trong 10 công ty kinh doanh thành công nhất tại Hoa Kỳ của năm đó. 5 tháng sau, công ty và thương hiệu của nó được chuyển nhượng cho Vignette với giá 1,8 tỉ USD.
Chuyển về California, cái nôi công nghệ của nước Mỹ, chàng trai trẻ đã đầu tư 1 triệu USD thành lập công ty thứ hai - Fogbreak Solutions, chuyên về các ứng dụng doanh nghiệp để tối ưu hoá khả năng linh hoạt và hiệu suất của dây chuyền sản xuất, nhằm vào các công ty có nhu cầu phần mềm điều hành liên quan đến lĩnh vực đưa việc làm ra nước ngoài.
Công ty có những dịch vụ để đảm bảo nhu cầu và quyền lợi cho khách hàng. Fogbreak hợp tác với một vài công ty phần mềm nổi tiếng thế giới, sản xuất mở rộng phần mềm điều hành kinh doanh. Sự hợp tác này là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của những chương trình phần mềm trong tương lai.
Với Fogbreak, Trung Dũng đặt mức yêu cầu cao hơn trước. Vừa là sáng lập viên, vừa đảm nhiệm chức vụ giám đốc điều hành, anh muốn làm cho Fogbreak phát triển thành một công ty lớn và có lợi nhuận ngang ngửa với PeopleSoft nổi tiếng của Mỹ.
Muốn làm nhiều hơn cho Việt Nam
Trung Dũng đã trở thành tỉ phú người Việt ở Mỹ, nhưng điều khiến bạn bè và đối tác kính trọng không chỉ ở năng lực và lòng quyết tâm của anh, mà còn là một tấm lòng luôn hướng về Tổ quốc.
Ngoài kinh doanh, Trung Dũng còn tham gia vào ban quản trị các tổ chức phi lợi nhuận như Viet Heritage Society. Mục đích hoạt động của tổ chức này là bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử và văn hóa của Việt Nam qua việc thành lập các tụ điểm văn hóa và các chương trình giáo dục để nâng cao sự hiểu biết và trân trọng những truyền thống đó.
Anh cũng là thành viên Ban quản trị Interplast, tổ chức cung cấp dịch vụ phẫu thuật miễn phí cho người dân ở các nước đang phát triển và giúp cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Anh là cố vấn cho Vietnamese American Silicon Valley Networks, chiếc cầu nối toàn cầu đầu tiên cho chuyên gia gốc Việt hoạt động trong ngành công nghệ cao trên toàn thế giới và tạo ra sự đoàn kết và thịnh vượng của các cộng đồng doanh nghiệp ở Mỹ.
Anh cũng là người sáng lập VietNet Forum, diễn đàn điện tử lớn nhất, thành công nhất (và là diễn đàn đầu tiên thuộc loại này) dành cho người Việt định cư ở nước ngoài... Năm 2005, Trung Dũng được Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm vào Hội đồng Quản trị Vietnam Education Foundation (Quỹ Giáo dục Việt Nam-VEF). Nhiệm vụ của VEF là tăng cường mối quan hệ song phương Mỹ - Việt qua các hoạt động giáo dục về khoa học và công nghệ.
Hiện nay, Trung Dũng là Giám đốc điều hành của V-Home Group, một tập đoàn đầu tư đang nhắm đến những cơ hội làm ăn tại Việt Nam.
Mới đây, khi trở về Việt Nam, tận mắt chứng kiến những thay đổi của quê hương, người con đi xa không khỏi ngạc nhiên: “Lần này về là để tìm hiểu về khả năng, tiềm năng của công nghệ phần mềm, và để tìm hiểu về thị trường tổng quát ở Việt Nam cũng như các cơ hội đầu tư. Tuy chỉ ở đây một thời gian ngắn, tôi cũng cảm nhận được năng lượng của nhịp phát triển sôi động đang diễn ra trong nước. Cơ hội đầu tư không chỉ ở lĩnh vực công nghệ cao mà ở các ngành khác nữa”.
“Đây là chuyển biến rất quan trọng cho nền kinh tế của mình, cũng là cơ hội cho những người như tôi”, anh nói.
Thế nhưng mục đích trở về của doanh nhân thành đạt này không phải chỉ là kinh doanh. “Có nhiều thứ nữa tôi muốn làm để giúp đỡ Việt Nam”, Trung Dũng bộc bạch: “Trong tương lai, tôi sẽ tập trung giúp đỡ về ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục từ tiểu học, trung học... cho con em mình. Tôi nghĩ thời điểm này có tầm ảnh hưởng lớn đến đông đảo các em nhỏ. Đây là lĩnh vực đầu tư không phải để kiếm lợi, mà là một việc đòi hỏi tư duy nghiêm túc để thay đổi môi trường xã hội”.
Gặp anh ít phút trong buổi lễ Vinh danh nước Việt, rất chân thành, anh không kể về quá khứ mà nói nhiều về cuộc sống hiện tại, về những dự định anh muốn thực hiện tại Việt Nam.
Người con xa xứ
Sinh năm 1967, Trung Dũng là con trai vị trung tá - thị trưởng một tỉnh lỵ nhỏ miền Nam Việt Nam. Sau biến cố lịch sử 1975, cha anh đi học tập cải tạo và mẹ anh bắt đầu kế hoạch đưa gia đình rời khỏi Việt Nam bằng con đường vượt biển.
Nhiều lần vượt biên không thành, năm 1984, khi mới 17 tuổi, Trung Dũng lần thứ 3 lên thuyền đánh cá theo kế hoạch của mẹ. Sau một tuần lênh đênh trên biển, thuyền dạt vào đảo Galang, Nam Dương và được chấp nhận vào trại tỵ nạn chuyển tiếp. Tại đây, Trung Dũng đã gặp được chị gái của mình.
Một năm sau, anh và người chị lên đường sang định cư tại Hoa Kỳ với một số vốn tiếng Anh bập bõm và 2 USD của người bạn tặng.
Nhờ kiến thức về toán học và khoa học tự nhiên nổi bật mà một năm sau, anh may mắn vượt qua được kỳ thi tương đương trung học. Biết kiến thức về công nghệ cao là rất cần thiết ở đất nước phát triển, anh đã ghi tên học hai môn Toán và Tin học tại trường Đại học Massachusetts ở Boston.
Bằng chính quyết tâm mãnh liệt của bản thân, anh vừa nỗ lực học tập vừa làm đủ thứ công việc để kiếm sống. 3 năm sau, anh đã lấy được 2 bằng đại học: cử nhân (Bachelor) về Toán học ứng dụng và Khoa học máy tính của trường Đại học Massachusetts, Boston, đồng thời hoàn thành 90% chương trình đào tạo thạc sĩ, trong khi vẫn phải làm việc kiếm tiền 30 giờ mỗi tuần. Sau đó anh hoàn tất chương trình đào tạo tiến sĩ Tin học của trường Đại học Massachusetts tại Boston.
Đến năm 1990, gia đình Trung Dũng đoàn tụ tại Mỹ. Năm 1994, khi chưa tốt nghiệp, anh đã được nhận làm việc với tư cách là kỹ sư phát triển cho Công ty Open Market Inc, biên soạn phần mềm kinh doanh điện tử với mức lương cao. Anh viết một phần mềm cho phép ngồi ở một địa chỉ web duy nhất, lấy thông tin từ các địa chỉ trang web khác.
Cuối năm 1995, sau khi mẹ mất, Trung Dũng bắt đầu suy nghĩ về việc thương mại hóa phần mềm do anh viết. Năm 1996, anh quyết định xin thôi việc tại Open Market để đầu tư tất cả thời gian, công sức vào ý nghĩ sáng tạo mới này. Đây là chương trình giúp các doanh nghiệp lấy dữ liệu từ những vị trí khác trên mạng trong khi vẫn ở tại chỗ của mình.
Là người đầu tiên nhận thấy tiềm năng kinh doanh của ý tưởng này, song với vốn kinh nghiệm trên thương trường còn quá ít ỏi, anh đã vấp phải những lời từ chối của các nhà đầu tư.
Ước mơ vươn cao hơn
Đúng lúc tưởng như bế tắc nhất thì Trung Dũng được một người bạn giới thiệu anh với Mark Pine, nguyên là ủy viên Ban quản trị Sybase, một công ty thiết kế phần mềm dữ liệu lớn. Người ta gọi Mark Pine là kiến trúc sư về công nghệ Internet ứng dụng. Ông đã nhận lời làm giám đốc điều hành của OnDisplay do Trung Dũng sáng lập.
Dưới sự điều hành của Mark Pine, chỉ sau 2 tuần, giá trị của OnDisplay đã tăng vọt, lợi tức năm 1999 là 11 triệu USD, lợi tức quý I năm 2000 là 7 triệu USD với 350 nhân viên đặt trụ sở chính tại San Ramon, California.
Công ty này nhanh chóng kiếm được trên 80 khách hàng, trong đó có công ty dịch vụ thương mại điện tử và e-portal lớn như Travelocity. OnDisplay còn hợp tác chiến lược với các đại gia như IBM và Microsoft, cũng như các công ty mới nổi nhưng giàu tiềm năng... OnDisplay đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ phần mềm cấu trúc hạ tầng cho các doanh nghiệp điện tử.
Khi công ty chuyển sang cổ phần hóa năm 1999, trị giá cổ phiếu của Trung Dũng trên giấy tờ là 85 triệu USD và được xem là một trong 10 công ty kinh doanh thành công nhất tại Hoa Kỳ của năm đó. 5 tháng sau, công ty và thương hiệu của nó được chuyển nhượng cho Vignette với giá 1,8 tỉ USD.
Chuyển về California, cái nôi công nghệ của nước Mỹ, chàng trai trẻ đã đầu tư 1 triệu USD thành lập công ty thứ hai - Fogbreak Solutions, chuyên về các ứng dụng doanh nghiệp để tối ưu hoá khả năng linh hoạt và hiệu suất của dây chuyền sản xuất, nhằm vào các công ty có nhu cầu phần mềm điều hành liên quan đến lĩnh vực đưa việc làm ra nước ngoài.
Công ty có những dịch vụ để đảm bảo nhu cầu và quyền lợi cho khách hàng. Fogbreak hợp tác với một vài công ty phần mềm nổi tiếng thế giới, sản xuất mở rộng phần mềm điều hành kinh doanh. Sự hợp tác này là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của những chương trình phần mềm trong tương lai.
Với Fogbreak, Trung Dũng đặt mức yêu cầu cao hơn trước. Vừa là sáng lập viên, vừa đảm nhiệm chức vụ giám đốc điều hành, anh muốn làm cho Fogbreak phát triển thành một công ty lớn và có lợi nhuận ngang ngửa với PeopleSoft nổi tiếng của Mỹ.
Muốn làm nhiều hơn cho Việt Nam
Trung Dũng đã trở thành tỉ phú người Việt ở Mỹ, nhưng điều khiến bạn bè và đối tác kính trọng không chỉ ở năng lực và lòng quyết tâm của anh, mà còn là một tấm lòng luôn hướng về Tổ quốc.
Ngoài kinh doanh, Trung Dũng còn tham gia vào ban quản trị các tổ chức phi lợi nhuận như Viet Heritage Society. Mục đích hoạt động của tổ chức này là bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử và văn hóa của Việt Nam qua việc thành lập các tụ điểm văn hóa và các chương trình giáo dục để nâng cao sự hiểu biết và trân trọng những truyền thống đó.
Anh cũng là thành viên Ban quản trị Interplast, tổ chức cung cấp dịch vụ phẫu thuật miễn phí cho người dân ở các nước đang phát triển và giúp cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Anh là cố vấn cho Vietnamese American Silicon Valley Networks, chiếc cầu nối toàn cầu đầu tiên cho chuyên gia gốc Việt hoạt động trong ngành công nghệ cao trên toàn thế giới và tạo ra sự đoàn kết và thịnh vượng của các cộng đồng doanh nghiệp ở Mỹ.
Anh cũng là người sáng lập VietNet Forum, diễn đàn điện tử lớn nhất, thành công nhất (và là diễn đàn đầu tiên thuộc loại này) dành cho người Việt định cư ở nước ngoài... Năm 2005, Trung Dũng được Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm vào Hội đồng Quản trị Vietnam Education Foundation (Quỹ Giáo dục Việt Nam-VEF). Nhiệm vụ của VEF là tăng cường mối quan hệ song phương Mỹ - Việt qua các hoạt động giáo dục về khoa học và công nghệ.
Hiện nay, Trung Dũng là Giám đốc điều hành của V-Home Group, một tập đoàn đầu tư đang nhắm đến những cơ hội làm ăn tại Việt Nam.
Mới đây, khi trở về Việt Nam, tận mắt chứng kiến những thay đổi của quê hương, người con đi xa không khỏi ngạc nhiên: “Lần này về là để tìm hiểu về khả năng, tiềm năng của công nghệ phần mềm, và để tìm hiểu về thị trường tổng quát ở Việt Nam cũng như các cơ hội đầu tư. Tuy chỉ ở đây một thời gian ngắn, tôi cũng cảm nhận được năng lượng của nhịp phát triển sôi động đang diễn ra trong nước. Cơ hội đầu tư không chỉ ở lĩnh vực công nghệ cao mà ở các ngành khác nữa”.
“Đây là chuyển biến rất quan trọng cho nền kinh tế của mình, cũng là cơ hội cho những người như tôi”, anh nói.
Thế nhưng mục đích trở về của doanh nhân thành đạt này không phải chỉ là kinh doanh. “Có nhiều thứ nữa tôi muốn làm để giúp đỡ Việt Nam”, Trung Dũng bộc bạch: “Trong tương lai, tôi sẽ tập trung giúp đỡ về ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục từ tiểu học, trung học... cho con em mình. Tôi nghĩ thời điểm này có tầm ảnh hưởng lớn đến đông đảo các em nhỏ. Đây là lĩnh vực đầu tư không phải để kiếm lợi, mà là một việc đòi hỏi tư duy nghiêm túc để thay đổi môi trường xã hội”.