“Tiếc với những lãng phí của doanh nghiệp”
Hỏi chuyện bà Phan Thúy Thanh, Đại sứ Phái đoàn Việt Nam tại EU, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và Luxembourg
Hỏi chuyện bà Phan Thúy Thanh, Đại sứ Phái đoàn Việt Nam tại EU, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và Luxembourg.
Thưa bà, chặng đường đến châu Âu của các doanh nghiệp Việt Nam đã thuận lợi hơn nhiều khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhưng công việc của những cầu nối như Phái đoàn Việt Nam tại EU, các đại sứ quán Việt Nam tại các nước chắc sẽ dày hơn?
Lúc Việt Nam chưa gia nhập WTO thì Phái đoàn Việt Nam tại EU cũng như Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ mới làm các công việc kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường EU.
Tôi nghĩ, phái đoàn đã làm được nhiều việc: Thông tin cảnh báo mang tính chất tham mưu đối với các hồ sơ lớn liên quan đến Việt Nam và EU, như vụ kiện phá giá, việc xuất hàng của Việt Nam sang EU, những cảnh báo mới về chính sách của EU về các lĩnh vực, thí dụ chính sách về cạnh tranh trong toàn cầu, mở rộng thị trường...
Theo tôi, công việc sẽ tiếp tục là thông tin, cảnh báo và tham mưu. Sự giúp đỡ theo tính chất là để doanh nghiệp kịp thời bắt nhịp vào hội nhập toàn cầu hóa.
Có nghĩa là những công việc rất vĩ mô, hơn rất nhiều những gì mà các doanh nghiệp đề nghị: kết nối với doanh nghiệp tại EU?
Đúng là vĩ mô nhưng vẫn phải làm. Đó là trách nhiệm của các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
Trước đây, chúng tôi đã tham mưu, tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình đàm phán như về các vụ liên quan đến giày da, đến khả năng Việt Nam có thể hưởng ưu đãi thuế quan, tăng quota rồi đến bỏ quota hàng dệt may vào EU, các giải pháp tiếp cận thị trường...
Còn các công việc cụ thể, như tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh, trao đổi thương mại tại các địa bàn cũng là những công việc chúng tôi luôn coi trọng.
Trong năm 2006, tháng Việt Nam tại các thành phố lớn tại Bỉ và Luxembuorg diễn ra vào tháng 9 đã đưa lại hiệu quả rõ rệt... Từ hoạt động thu hút hàng trăm nghìn người tham dự tại thành phố Ghen nổi tiếng của Bỉ, hội chợ Lie... đến phút cuối cùng các gian hàng Việt Nam không còn gì để bán.
Vậy nhưng có vẻ như sự kết nối là chưa đủ, thưa bà?
EU là một thị trường khó tính về các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, các hàng rào kỹ thuật, các tiêu chuẩn pháp lý rất khắt khe và ngày càng chặt chẽ hơn.
Thời gian qua, hàng hóa của Việt Nam bắt đầu được biết đến, nhưng tôi muốn nói với các doanh nghiệp rằng, người ta không cần những mẫu mã chỉ đơn thuần mang tính truyền thống.
Đúng là họ cần cái gì đó mang nét văn hóa Việt Nam, nhưng không phải là năm nào cũng là những bộ quần áo đó, những hàng mây tre đan đó. Họ cần cả chất hiện đại bên trong sản phẩm dân tộc truyền thống.
Đó là cái mà doanh nghiệp phải tự làm, không ai có thể giúp được.
Nhưng các doanh nghiệp vẫn than phiền họ không nhận được sự giúp đỡ từ phía các đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài khi họ cần đến?
Sứ quán Việt Nam tại Bỉ rất sẵn sàng giúp đỡ. Nhưng phải nói thật là, chúng tôi có được rất ít thông tin từ các doanh nghiệp để biết kỹ càng về họ.
Nhiều doanh nghiệp khi gửi thư đến chúng tôi, chúng tôi gửi thông tin theo đề nghị nhưng không thấy phản hồi. Chúng tôi không biết là thư có đến được không, thông tin chúng tôi gửi tới có hiệu quả không.
Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam khi ra nước ngoài không qua kênh chính thức, nên nhiều khi gặp trục trặc không cần thiết, lãng phí không cần thiết. Những lúc đó mới nhờ đến sứ quán thì chúng tôi cũng khó có thể giúp được.
Hơn nữa, tôi cũng thấy cần phải rút ra một số bài học để các chuyến đi của doanh nghiệp đỡ lãng phí và hiệu quả hơn. Thật lòng, tôi thấy nhiều doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư ở nước ngoài không thiết thực, không chú tâm.
Bản thân tôi đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp phía bạn phải chờ doanh nghiệp ta. Các doanh nghiệp của ta nhiều khi bỏ lỡ các chương trình đã thu xếp. Tôi muốn nêu lên thực tế đó, vì bên cạnh những cố gắng của các bên, thì doanh nghiệp khi đã bỏ một số tiền lớn, doanh nghiệp phải dẹp bớt phần... shopping sang một bên để tranh thủ vào phần làm việc của mình và tìm đối tác.
Tôi cảm thấy rất tiếc với những lãng phí của doanh nghiệp. Tôi cũng muốn khẳng định là chưa một e-mail nào gửi sang cho chúng tôi mà chúng tôi không có hồi âm.
Thưa bà, chặng đường đến châu Âu của các doanh nghiệp Việt Nam đã thuận lợi hơn nhiều khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhưng công việc của những cầu nối như Phái đoàn Việt Nam tại EU, các đại sứ quán Việt Nam tại các nước chắc sẽ dày hơn?
Lúc Việt Nam chưa gia nhập WTO thì Phái đoàn Việt Nam tại EU cũng như Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ mới làm các công việc kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường EU.
Tôi nghĩ, phái đoàn đã làm được nhiều việc: Thông tin cảnh báo mang tính chất tham mưu đối với các hồ sơ lớn liên quan đến Việt Nam và EU, như vụ kiện phá giá, việc xuất hàng của Việt Nam sang EU, những cảnh báo mới về chính sách của EU về các lĩnh vực, thí dụ chính sách về cạnh tranh trong toàn cầu, mở rộng thị trường...
Theo tôi, công việc sẽ tiếp tục là thông tin, cảnh báo và tham mưu. Sự giúp đỡ theo tính chất là để doanh nghiệp kịp thời bắt nhịp vào hội nhập toàn cầu hóa.
Có nghĩa là những công việc rất vĩ mô, hơn rất nhiều những gì mà các doanh nghiệp đề nghị: kết nối với doanh nghiệp tại EU?
Đúng là vĩ mô nhưng vẫn phải làm. Đó là trách nhiệm của các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
Trước đây, chúng tôi đã tham mưu, tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình đàm phán như về các vụ liên quan đến giày da, đến khả năng Việt Nam có thể hưởng ưu đãi thuế quan, tăng quota rồi đến bỏ quota hàng dệt may vào EU, các giải pháp tiếp cận thị trường...
Còn các công việc cụ thể, như tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh, trao đổi thương mại tại các địa bàn cũng là những công việc chúng tôi luôn coi trọng.
Trong năm 2006, tháng Việt Nam tại các thành phố lớn tại Bỉ và Luxembuorg diễn ra vào tháng 9 đã đưa lại hiệu quả rõ rệt... Từ hoạt động thu hút hàng trăm nghìn người tham dự tại thành phố Ghen nổi tiếng của Bỉ, hội chợ Lie... đến phút cuối cùng các gian hàng Việt Nam không còn gì để bán.
Vậy nhưng có vẻ như sự kết nối là chưa đủ, thưa bà?
EU là một thị trường khó tính về các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, các hàng rào kỹ thuật, các tiêu chuẩn pháp lý rất khắt khe và ngày càng chặt chẽ hơn.
Thời gian qua, hàng hóa của Việt Nam bắt đầu được biết đến, nhưng tôi muốn nói với các doanh nghiệp rằng, người ta không cần những mẫu mã chỉ đơn thuần mang tính truyền thống.
Đúng là họ cần cái gì đó mang nét văn hóa Việt Nam, nhưng không phải là năm nào cũng là những bộ quần áo đó, những hàng mây tre đan đó. Họ cần cả chất hiện đại bên trong sản phẩm dân tộc truyền thống.
Đó là cái mà doanh nghiệp phải tự làm, không ai có thể giúp được.
Nhưng các doanh nghiệp vẫn than phiền họ không nhận được sự giúp đỡ từ phía các đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài khi họ cần đến?
Sứ quán Việt Nam tại Bỉ rất sẵn sàng giúp đỡ. Nhưng phải nói thật là, chúng tôi có được rất ít thông tin từ các doanh nghiệp để biết kỹ càng về họ.
Nhiều doanh nghiệp khi gửi thư đến chúng tôi, chúng tôi gửi thông tin theo đề nghị nhưng không thấy phản hồi. Chúng tôi không biết là thư có đến được không, thông tin chúng tôi gửi tới có hiệu quả không.
Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam khi ra nước ngoài không qua kênh chính thức, nên nhiều khi gặp trục trặc không cần thiết, lãng phí không cần thiết. Những lúc đó mới nhờ đến sứ quán thì chúng tôi cũng khó có thể giúp được.
Hơn nữa, tôi cũng thấy cần phải rút ra một số bài học để các chuyến đi của doanh nghiệp đỡ lãng phí và hiệu quả hơn. Thật lòng, tôi thấy nhiều doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư ở nước ngoài không thiết thực, không chú tâm.
Bản thân tôi đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp phía bạn phải chờ doanh nghiệp ta. Các doanh nghiệp của ta nhiều khi bỏ lỡ các chương trình đã thu xếp. Tôi muốn nêu lên thực tế đó, vì bên cạnh những cố gắng của các bên, thì doanh nghiệp khi đã bỏ một số tiền lớn, doanh nghiệp phải dẹp bớt phần... shopping sang một bên để tranh thủ vào phần làm việc của mình và tìm đối tác.
Tôi cảm thấy rất tiếc với những lãng phí của doanh nghiệp. Tôi cũng muốn khẳng định là chưa một e-mail nào gửi sang cho chúng tôi mà chúng tôi không có hồi âm.