Tiến độ bàn giao doanh nghiệp Nhà nước còn chậm
Sau hơn một năm đi vào hoạt động, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã nhận bàn giao 687 doanh nghiệp
Sau hơn một năm đi vào hoạt động, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã nhận bàn giao 687 doanh nghiệp, với tổng giá trị vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp theo giá thị trường tăng gấp 4,5 lần so với giá trị ban đầu, đạt xấp xỉ 30 nghìn tỷ đồng.
Tại buổi tổng kết một năm hoạt động diễn ra vào ngày 22/8, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải hoàn toàn nhất trí với đánh giá kết quả sau một năm hoạt động của SCIC và nhấn mạnh rằng "Chính phủ muốn thông qua SCIC quản lý vốn Nhà nước và thực hiện đầu tư vốn Nhà nước vào các dự án lớn một cách hiệu quả hơn".
Ngoài các doanh nghiệp thuộc đối tượng bàn giao, tháng 6 vừa qua, SCIC đã nhận chuyển giao 3 tổng công ty gồm Vinaconex, Constrexim và VEIC. SCIC cũng đã thực hiện thí điểm thoái đầu tư tại 11 doanh nghiệp với tổng giá trị ghi sổ phần vốn thoái là 113 tỷ đồng, giá trị thực tế thu về gấp ba lần.
Đây là những doanh nghiệp không đủ điều kiện niêm yết, kém hiệu quả, vốn nhỏ và Nhà nước không cần nắm giữ. Ngoài ra, Tổng công ty đã bắt đầu tiếp cận và chuẩn bị đầu tư vào một số dự án đầu tư trọng điểm lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như sân bay, cảng biển, bệnh viện...
Theo kế hoạch, đến năm 2020, SCIC sẽ chỉ tập trung đầu tư vốn vào 100-150 doanh nghiệp với số vốn lên đến 40 tỷ USD. Trước mắt, cuối năm 2007, số lượng doanh nghiệp bàn giao về SCIC đạt 970 doanh nghiệp với giá trị sổ sách vốn Nhà nước là 7.000 tỷ đồng.
Tổng công ty cũng sẽ hỗ trợ cho 11 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán trong đó một số doanh nghiệp sẽ vươn ra thị trường chứng khoán nước ngoài.
Tuy nhiên, bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCIC, nhận xét rằng tiến độ bàn giao còn chậm so với tiến độ đặt ra, do một số bộ, ngành, địa phương trì hoãn việc bàn giao hoặc không tổ chức bàn giao, thậm chí một số nơi còn thực hiện bán toàn bộ phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà không có ý kiến của Bộ Tài chính, sáp nhập hoặc giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc đối tượng phải bàn giao về SCIC cho các tổng công ty Nhà nước hiện hữu.
Về định hướng hoạt động của SCIC trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh yêu cầu SCIC tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối với mô hình quản lý mới theo hướng thị trường thông qua SCIC, vừa đảm bảo không can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp, vừa thể hiện được vai trò là cổ đông chi phối, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển đúng mục tiêu định hướng và hiệu quả.
* Với vai trò đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần, SCIC đang từng bước thực hiện kế hoạch tái cơ cấu các doanh nghiệp theo nhóm ngành nghề hoặc các doanh nghiệp có khả năng hỗ trợ, bổ trợ lẫn nhau, đưa các nhà đầu tư có năng lực trong và ngoài nước với tư cách là nhà tư vấn, nhà đầu tư chiến lược tham gia vào quá trình tái cơ cấu, tập trung vốn đầu tư vào một số doanh nghiệp có tiềm năng đồng thời giảm vốn đầu tư của Nhà nước hiện còn dàn trải tại nhiều doanh nghiệp.
Tại buổi tổng kết một năm hoạt động diễn ra vào ngày 22/8, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải hoàn toàn nhất trí với đánh giá kết quả sau một năm hoạt động của SCIC và nhấn mạnh rằng "Chính phủ muốn thông qua SCIC quản lý vốn Nhà nước và thực hiện đầu tư vốn Nhà nước vào các dự án lớn một cách hiệu quả hơn".
Ngoài các doanh nghiệp thuộc đối tượng bàn giao, tháng 6 vừa qua, SCIC đã nhận chuyển giao 3 tổng công ty gồm Vinaconex, Constrexim và VEIC. SCIC cũng đã thực hiện thí điểm thoái đầu tư tại 11 doanh nghiệp với tổng giá trị ghi sổ phần vốn thoái là 113 tỷ đồng, giá trị thực tế thu về gấp ba lần.
Đây là những doanh nghiệp không đủ điều kiện niêm yết, kém hiệu quả, vốn nhỏ và Nhà nước không cần nắm giữ. Ngoài ra, Tổng công ty đã bắt đầu tiếp cận và chuẩn bị đầu tư vào một số dự án đầu tư trọng điểm lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như sân bay, cảng biển, bệnh viện...
Theo kế hoạch, đến năm 2020, SCIC sẽ chỉ tập trung đầu tư vốn vào 100-150 doanh nghiệp với số vốn lên đến 40 tỷ USD. Trước mắt, cuối năm 2007, số lượng doanh nghiệp bàn giao về SCIC đạt 970 doanh nghiệp với giá trị sổ sách vốn Nhà nước là 7.000 tỷ đồng.
Tổng công ty cũng sẽ hỗ trợ cho 11 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán trong đó một số doanh nghiệp sẽ vươn ra thị trường chứng khoán nước ngoài.
Tuy nhiên, bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCIC, nhận xét rằng tiến độ bàn giao còn chậm so với tiến độ đặt ra, do một số bộ, ngành, địa phương trì hoãn việc bàn giao hoặc không tổ chức bàn giao, thậm chí một số nơi còn thực hiện bán toàn bộ phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà không có ý kiến của Bộ Tài chính, sáp nhập hoặc giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc đối tượng phải bàn giao về SCIC cho các tổng công ty Nhà nước hiện hữu.
Về định hướng hoạt động của SCIC trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh yêu cầu SCIC tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối với mô hình quản lý mới theo hướng thị trường thông qua SCIC, vừa đảm bảo không can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp, vừa thể hiện được vai trò là cổ đông chi phối, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển đúng mục tiêu định hướng và hiệu quả.
* Với vai trò đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần, SCIC đang từng bước thực hiện kế hoạch tái cơ cấu các doanh nghiệp theo nhóm ngành nghề hoặc các doanh nghiệp có khả năng hỗ trợ, bổ trợ lẫn nhau, đưa các nhà đầu tư có năng lực trong và ngoài nước với tư cách là nhà tư vấn, nhà đầu tư chiến lược tham gia vào quá trình tái cơ cấu, tập trung vốn đầu tư vào một số doanh nghiệp có tiềm năng đồng thời giảm vốn đầu tư của Nhà nước hiện còn dàn trải tại nhiều doanh nghiệp.