Tiếng nói mới của quỹ mở
Frontiers Vietnam Fund (FVF) là một quỹ mở, khác biệt hẳn với tất cả các quỹ ngoại còn lại ở Việt Nam là quỹ đóng
Với số vốn 10 triệu Đô la Mỹ, niêm yết trên thị trường chứng khoán Amsterdam (Hà Lan), Frontiers Vietnam Fund bắt đầu giải ngân vào Việt Nam từ năm 2009.
Năm ngoái giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ tăng 46%, còn tám tháng đầu năm nay tăng thêm 6% nữa. Mười triệu Đô la Mỹ là số vốn ít ỏi, chẳng thấm tháp gì nếu so với những quỹ nước ngoài khác đang hoạt động ở Việt Nam.
Nhưng Frontiers Vietnam Fund (FVF) lại là một tiếng nói mới - tiếng nói của quỹ mở, điểm khác biệt hẳn với tất cả các quỹ ngoại còn lại ở Việt Nam là quỹ đóng. Chứng chỉ quỹ của FVF được mua bán hàng ngày như các quỹ đóng. Tuy nhiên nếu có nhà đầu tư mới muốn góp vốn vào quỹ, quỹ sẽ phát hành thêm chứng chỉ quỹ cho họ.
Còn trong trường hợp cổ đông nào đó muốn rút vốn ra, quỹ sẽ thanh lý tài sản ngay trong ngày và trả tiền cho họ (tất nhiên họ phải trả khoản phí nhất định khi rút vốn). Số vốn không cố định, không hạn chế cộng với sự vào ra của nhà đầu tư, quỹ mở rõ ràng đang được ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới.
Đó chính là lý do giải thích vì sao những nhà quản lý quỹ nước ngoài ở Việt Nam đang chuyển hướng sang quỹ mở. Việc gia hạn thời gian hoạt động cho các quỹ đóng đang trở nên ngày một khó khăn. Một số quỹ đóng đã lên lịch trình chuyển đổi thành quỹ mở. Quỹ mở cho phép những nhà quản lý quỹ gọi vốn đầu tư dễ dàng hơn, nhanh hơn và nhiều hơn.
“Khi quy mô thị trường còn nhỏ, thí dụ như thị trường chứng khoán Việt Nam năm năm trước, quỹ đóng là mô hình thích hợp. Lúc đó, giải ngân là phải chờ đợi để thị trường lớn lên và giá trị doanh nghiệp niêm yết cũng tăng theo do lợi nhuận tích lũy qua các năm” - ông Willem Stuive, Giám đốc Liberator Asset Management, Công ty Quản lý quỹ FVF, nhận xét. Song thời thế thay đổi. Mức chiết khấu quá lớn của giá chứng chỉ quỹ các quỹ đóng đã khiến giới đầu tư nản lòng. Mặt khác, họ không thể rút vốn nếu các quỹ đóng chưa hết thời gian hoạt động.
Việc chuyển các quỹ đóng thành quỹ mở, ngoài quyết định của đại hội cổ đông nhà đầu tư, đang phải đối mặt với những vấn đề pháp lý, cho dù các quỹ ngoại ở Việt Nam đa số được thành lập và niêm yết ở nước ngoài. Thành lập quỹ mở theo luật Việt Nam hiện là điều không thể do luật pháp Việt Nam chưa cho phép.
Ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết: “Chúng ta mới chỉ đang trong quá trình nghiên cứu về quỹ mở. Nhưng tương lai mở cửa cho quỹ mở là lớn vì 95% các quỹ đầu tư trên thế giới hiện nay là dạng mở”. Ông Hùng cũng nhấn mạnh việc tạo khung pháp lý cho quỹ mở là chuyện phải đến bởi sắp tới chứng khoán Việt Nam sẽ hội nhập sâu rộng trong phạm vi khối ASEAN.
“Cùng với các nước ASEAN, chúng ta sẽ thực hiện niêm yết chéo qua biên giới. Giao dịch trong nội bộ ASEAN sẽ giúp doanh nghiệp huy động vốn tốt hơn nhưng cạnh tranh cũng khốc liệt hơn”, ông nói.
Vì sao Việt Nam chưa cho phép thành lập quỹ mở? Trước hết do sự vào ra hàng ngày của cổ đông quỹ mở, các quỹ này sẽ mua bán tài sản, chủ yếu là cổ phiếu niêm yết, nhộn nhịp trong ngày. Họ thường giữ một tỷ lệ tiền mặt nhất định để đảm bảo sự rút vốn bất cứ lúc nào của nhà đầu tư, đồng thời cũng để đảm bảo có thể giải ngân ngay tức khắc khi có nhà đầu tư mới góp vốn. Do đó quỹ mở thường chọn các thị trường có tính thanh khoản cao. Ở thị trường Việt Nam, theo ông Willem Stuive, quỹ mở sẽ chọn đầu tư vào những cổ phiếu có khối lượng và giá trị giao dịch hàng ngày lớn.
Như vậy, việc giao dịch hàng ngày của các quỹ mở sẽ tác động lớn đến thị trường. Sẽ có những ngày thị trường tăng hoặc giảm bất ngờ nếu các quỹ mở giải ngân hoặc rút vốn bằng thanh lý tài sản. Hẳn đây là điều cơ quan quản lý thị trường e ngại. Nhưng dù e ngại hay không, thì việc quỹ mở nước ngoài vào Việt Nam là chuyện không tránh khỏi đặc biệt trong bối cảnh quy mô của hai sàn Hnx và Hose đang lớn lên từng ngày.
Ông Willem Stuive đến Việt Nam năm 2006 với tư cách nhà đầu tư cá nhân. Ba năm sau ông bắt đầu quản lý một vài quỹ mở của Hà Lan chuyên bỏ vốn vào Việt Nam. Trong cách nhìn của ông, quy mô và thanh khoản của chứng khoán Việt Nam sẽ tăng lên trong năm tới là chuyện không phải bàn cãi. Và cùng với sự gia tăng đó sẽ là làn sóng các quỹ mở nước ngoài, vốn đang là địa chỉ hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Để vào thị trường Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có thể tự mở tài khoản cá nhân ở một công ty chứng khoán và giao dịch trực tiếp. Để làm được việc đó, họ cần thời gian và tích lũy sự am hiểu thị trường. Còn thông qua các quỹ mở, họ có thể tham gia thị trường với một mức chi phí thấp. Vậy thì quỹ mở là giải pháp đáng lựa chọn của họ!
Hải Lý (TBKTSG)
Năm ngoái giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ tăng 46%, còn tám tháng đầu năm nay tăng thêm 6% nữa. Mười triệu Đô la Mỹ là số vốn ít ỏi, chẳng thấm tháp gì nếu so với những quỹ nước ngoài khác đang hoạt động ở Việt Nam.
Nhưng Frontiers Vietnam Fund (FVF) lại là một tiếng nói mới - tiếng nói của quỹ mở, điểm khác biệt hẳn với tất cả các quỹ ngoại còn lại ở Việt Nam là quỹ đóng. Chứng chỉ quỹ của FVF được mua bán hàng ngày như các quỹ đóng. Tuy nhiên nếu có nhà đầu tư mới muốn góp vốn vào quỹ, quỹ sẽ phát hành thêm chứng chỉ quỹ cho họ.
Còn trong trường hợp cổ đông nào đó muốn rút vốn ra, quỹ sẽ thanh lý tài sản ngay trong ngày và trả tiền cho họ (tất nhiên họ phải trả khoản phí nhất định khi rút vốn). Số vốn không cố định, không hạn chế cộng với sự vào ra của nhà đầu tư, quỹ mở rõ ràng đang được ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới.
Đó chính là lý do giải thích vì sao những nhà quản lý quỹ nước ngoài ở Việt Nam đang chuyển hướng sang quỹ mở. Việc gia hạn thời gian hoạt động cho các quỹ đóng đang trở nên ngày một khó khăn. Một số quỹ đóng đã lên lịch trình chuyển đổi thành quỹ mở. Quỹ mở cho phép những nhà quản lý quỹ gọi vốn đầu tư dễ dàng hơn, nhanh hơn và nhiều hơn.
“Khi quy mô thị trường còn nhỏ, thí dụ như thị trường chứng khoán Việt Nam năm năm trước, quỹ đóng là mô hình thích hợp. Lúc đó, giải ngân là phải chờ đợi để thị trường lớn lên và giá trị doanh nghiệp niêm yết cũng tăng theo do lợi nhuận tích lũy qua các năm” - ông Willem Stuive, Giám đốc Liberator Asset Management, Công ty Quản lý quỹ FVF, nhận xét. Song thời thế thay đổi. Mức chiết khấu quá lớn của giá chứng chỉ quỹ các quỹ đóng đã khiến giới đầu tư nản lòng. Mặt khác, họ không thể rút vốn nếu các quỹ đóng chưa hết thời gian hoạt động.
Việc chuyển các quỹ đóng thành quỹ mở, ngoài quyết định của đại hội cổ đông nhà đầu tư, đang phải đối mặt với những vấn đề pháp lý, cho dù các quỹ ngoại ở Việt Nam đa số được thành lập và niêm yết ở nước ngoài. Thành lập quỹ mở theo luật Việt Nam hiện là điều không thể do luật pháp Việt Nam chưa cho phép.
Ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết: “Chúng ta mới chỉ đang trong quá trình nghiên cứu về quỹ mở. Nhưng tương lai mở cửa cho quỹ mở là lớn vì 95% các quỹ đầu tư trên thế giới hiện nay là dạng mở”. Ông Hùng cũng nhấn mạnh việc tạo khung pháp lý cho quỹ mở là chuyện phải đến bởi sắp tới chứng khoán Việt Nam sẽ hội nhập sâu rộng trong phạm vi khối ASEAN.
“Cùng với các nước ASEAN, chúng ta sẽ thực hiện niêm yết chéo qua biên giới. Giao dịch trong nội bộ ASEAN sẽ giúp doanh nghiệp huy động vốn tốt hơn nhưng cạnh tranh cũng khốc liệt hơn”, ông nói.
Vì sao Việt Nam chưa cho phép thành lập quỹ mở? Trước hết do sự vào ra hàng ngày của cổ đông quỹ mở, các quỹ này sẽ mua bán tài sản, chủ yếu là cổ phiếu niêm yết, nhộn nhịp trong ngày. Họ thường giữ một tỷ lệ tiền mặt nhất định để đảm bảo sự rút vốn bất cứ lúc nào của nhà đầu tư, đồng thời cũng để đảm bảo có thể giải ngân ngay tức khắc khi có nhà đầu tư mới góp vốn. Do đó quỹ mở thường chọn các thị trường có tính thanh khoản cao. Ở thị trường Việt Nam, theo ông Willem Stuive, quỹ mở sẽ chọn đầu tư vào những cổ phiếu có khối lượng và giá trị giao dịch hàng ngày lớn.
Như vậy, việc giao dịch hàng ngày của các quỹ mở sẽ tác động lớn đến thị trường. Sẽ có những ngày thị trường tăng hoặc giảm bất ngờ nếu các quỹ mở giải ngân hoặc rút vốn bằng thanh lý tài sản. Hẳn đây là điều cơ quan quản lý thị trường e ngại. Nhưng dù e ngại hay không, thì việc quỹ mở nước ngoài vào Việt Nam là chuyện không tránh khỏi đặc biệt trong bối cảnh quy mô của hai sàn Hnx và Hose đang lớn lên từng ngày.
Ông Willem Stuive đến Việt Nam năm 2006 với tư cách nhà đầu tư cá nhân. Ba năm sau ông bắt đầu quản lý một vài quỹ mở của Hà Lan chuyên bỏ vốn vào Việt Nam. Trong cách nhìn của ông, quy mô và thanh khoản của chứng khoán Việt Nam sẽ tăng lên trong năm tới là chuyện không phải bàn cãi. Và cùng với sự gia tăng đó sẽ là làn sóng các quỹ mở nước ngoài, vốn đang là địa chỉ hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Để vào thị trường Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có thể tự mở tài khoản cá nhân ở một công ty chứng khoán và giao dịch trực tiếp. Để làm được việc đó, họ cần thời gian và tích lũy sự am hiểu thị trường. Còn thông qua các quỹ mở, họ có thể tham gia thị trường với một mức chi phí thấp. Vậy thì quỹ mở là giải pháp đáng lựa chọn của họ!
Hải Lý (TBKTSG)