Tiếp thị hình ảnh đến nhà đầu tư
Cũng chính vì thiếu thông tin nên thị trường chứng khoán trở nên nhạy cảm với tin đồn
Quản trị quan hệ nhà đầu tư (Investor Relations - IR) là một phần quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.
Đây là cầu nối cung cấp những tin tức phản ánh giá trị của doanh nghiệp một cách đúng đắn, chính xác và cập nhật giúp nhà đầu tư hiểu sâu hơn về hoạt động của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao khả năng huy động vốn, tính thanh khoản cho cổ phiếu, cũng như xây dựng hình ảnh tốt đối với các nhà quản lý và các bên tham gia thị trường vốn, duy trì thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trong cộng đồng nhà đầu tư.
Tuy nhiên, tại buổi hội thảo “Quản trị quan hệ nhà đầu tư”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, với sự bảo trợ của EuroCham, diễn ra mới đây, các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị đều cho rằng nhiều doanh nghiệp niêm yết hiện còn xem nhẹ hoạt động này.
Doanh nghiệp thờ ơ
Ông Nguyễn Trung Thẳng, Chủ tịch tập đoàn Masso, cho biết hiện có chưa tới 20% doanh nghiệp niêm yết thực hiện tốt công tác IR. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp niêm yết chưa thực sự hiểu về IR chuyên nghiệp, một số doanh nghiệp chỉ xem công bố thông tin là việc đáp ứng luật hơn là đáp ứng nhu cầu của cổ đông.
Nhiều doanh nghiệp chưa có định hướng, kế hoạch IR cho mình cũng như thiết lập các chính sách truyền thông và các chương trình IR cụ thể trong năm. Do vậy, không thể tạo lập được kênh thông tin hai chiều hiệu quả giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Trong thực tế nhiều doanh nghiệp chỉ triển khai hoạt động này một cách rầm rộ trong giai đoạn IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng). Ngay cả một số doanh nghiệp lớn đã niêm yết trên sàn chứng khoán cũng chỉ thành lập ban quan hệ cổ đông sau khi gặp khủng hoảng trong quan hệ với nhà đầu tư.
Hầu hết thông tin về các doanh nghiệp niêm yết mà nhà đầu tư có được hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) hoặc từ trang web của các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, tất cả lượng thông tin ấy vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư.
Cũng chính vì thiếu thông tin nên thị trường chứng khoán trở nên nhạy cảm với tin đồn. “Thị trường có thể không bị ảnh hưởng bởi những tin tốt, nhưng chỉ cần một tin đồn xấu thì không chỉ cổ phiếu của doanh nghiệp bị giảm giá mà thị trường cũng bị ảnh hưởng lây”, ông Thẳng nhận xét.
Giám đốc quản lý danh mục đầu tư của Dragon Capital, ông Vũ Hữu Điền, cho rằng trừ một số doanh nghiệp lớn, còn hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chưa có bộ phận IR. Nhiều doanh nghiệp thiết lập trang web nhưng chưa có mục IR hoặc có nhưng lại không cập nhật thông tin thường xuyên. Thậm chí nhiều đơn vị chỉ xem đây là công việc bất thường nên hoạt động IR chủ yếu diễn ra ở các kỳ họp đại hội cổ đông.
Trong khi đó, “IR không chỉ đơn giản là cung cấp các bản báo cáo hay các số liệu tài chính. Doanh nghiệp nên hiểu rằng đây chính là chiến lược trao đổi thông tin quan trọng nhằm nâng cao danh tiếng của mình”, ông Tom Chong, Giám đốc Ernst & Young, chia sẻ.
Thiếu IR, doanh nghiệp tự đánh mất cơ hội quảng bá hình ảnh của mình trên thị trường, nhà đầu tư không quan tâm do không hiểu về công ty, doanh nghiệp sẽ mất cơ hội thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng, giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp có thể thay đổi, khó kiểm soát.
Đừng để nhà đầu tư hờ hững
Có một hiện tượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam là khi thị trường tăng thì hầu hết các mã chứng khoán đều tăng, khi thị trường giảm thì tất cả đều đồng loạt giảm cho dù nhiều doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh tốt.
Hay có những doanh nghiệp cùng ngành nghề và có kết quả kinh doanh tương tự nhau nhưng có doanh nghiệp thu hút được khá đông nhà đầu tư, có doanh nghiệp lại bị nhà đầu tư hờ hững. Vấn đề ở đây là do công tác IR nhằm chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư chưa được tốt.
Qua đó, ông Vũ Hữu Điền cho rằng nhà đầu tư cần được tiếp cận những thông tin cập nhật, chính xác, khách quan từ các nguồn thông tin chuyên nghiệp và đáng tin cậy, được phát đi từ doanh nghiệp theo định kỳ. Doanh nghiệp cũng nên công bố thông tin bất thường, công bố thông tin theo yêu cầu, một cách đầy đủ và trung thực.
Việc chủ động cung cấp thông tin và phân tích tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư hiểu một cách đầy đủ về hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần duy trì quan hệ với cổ đông thông qua việc tạo dựng kênh thông tin hai chiều và giới thiệu hình ảnh trung thực của mình cho nhà đầu tư.
Riêng với những doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng, nếu muốn phát triển IR, theo ông Tom Chong, doanh nghiệp cần phải cung cấp thông tin dễ hiểu và minh bạch, cung cấp cho nhà đầu tư các thông số về vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, chiến lược và sáng kiến của doanh nghiệp trong việc tạo dựng và duy trì giá trị. Lắng nghe những phản hồi từ nhà đầu tư có thể giúp doanh nghiệp hiểu tâm lý của các nhà đầu tư, họ phản ứng như thế nào với các hoạt động của doanh nghiệp, họ mong muốn điều gì ở doanh nghiệp…
Ông Nguyễn Trung Thẳng cho rằng, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược IR, xây dựng thông điệp, hình ảnh cho nhà đầu tư thông qua trang web, báo cáo thường niên, thông cáo báo chí, thông tin thị trường từ các bản khảo sát, phân tích, phản hồi của các nhà đầu tư thông qua các buổi hội thảo, hội nghị. Doanh nghiệp cũng cần thiết lập đường dây nóng, sẵn sàng trả lời thắc mắc của nhà đầu tư. Từ đó, nhà đầu tư có đủ cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả cũng như triển vọng để quyết định việc đầu tư của mình.
Ngoài ra, chiến lược IR linh hoạt cũng tạo được sự ủng hộ tích cực của nhà đầu tư và dư luận, là cơ sở để nhà đầu tư gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư phải được xây dựng trên sự trung thực và hiểu biết lẫn nhau. Thông tin của công ty, dù tốt hay xấu, đều phải được công bố cho nhà đầu tư biết. Đây không những là việc tuân thủ pháp luật mà còn là việc xây dựng niềm tin, trấn an nhà đầu tư thông qua việc luôn cung cấp những thông tin chính xác, giúp nhà đầu tư hiểu rõ vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Bởi theo ông Tom Chong, ngay cả đó là thông tin xấu thì việc nhà đầu tư tiếp nhận thông qua kênh IR của doanh nghiệp vẫn tốt hơn nhiều so với tin đồn. Nếu công tác IR tốt, nhà đầu tư sẽ tiếp tục ở lại cùng doanh nghiệp để vượt qua những giai đoạn khó khăn.
Nguyễn Quân (TBKTSG)
Đây là cầu nối cung cấp những tin tức phản ánh giá trị của doanh nghiệp một cách đúng đắn, chính xác và cập nhật giúp nhà đầu tư hiểu sâu hơn về hoạt động của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao khả năng huy động vốn, tính thanh khoản cho cổ phiếu, cũng như xây dựng hình ảnh tốt đối với các nhà quản lý và các bên tham gia thị trường vốn, duy trì thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trong cộng đồng nhà đầu tư.
Tuy nhiên, tại buổi hội thảo “Quản trị quan hệ nhà đầu tư”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, với sự bảo trợ của EuroCham, diễn ra mới đây, các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị đều cho rằng nhiều doanh nghiệp niêm yết hiện còn xem nhẹ hoạt động này.
Doanh nghiệp thờ ơ
Ông Nguyễn Trung Thẳng, Chủ tịch tập đoàn Masso, cho biết hiện có chưa tới 20% doanh nghiệp niêm yết thực hiện tốt công tác IR. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp niêm yết chưa thực sự hiểu về IR chuyên nghiệp, một số doanh nghiệp chỉ xem công bố thông tin là việc đáp ứng luật hơn là đáp ứng nhu cầu của cổ đông.
Nhiều doanh nghiệp chưa có định hướng, kế hoạch IR cho mình cũng như thiết lập các chính sách truyền thông và các chương trình IR cụ thể trong năm. Do vậy, không thể tạo lập được kênh thông tin hai chiều hiệu quả giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Trong thực tế nhiều doanh nghiệp chỉ triển khai hoạt động này một cách rầm rộ trong giai đoạn IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng). Ngay cả một số doanh nghiệp lớn đã niêm yết trên sàn chứng khoán cũng chỉ thành lập ban quan hệ cổ đông sau khi gặp khủng hoảng trong quan hệ với nhà đầu tư.
Hầu hết thông tin về các doanh nghiệp niêm yết mà nhà đầu tư có được hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) hoặc từ trang web của các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, tất cả lượng thông tin ấy vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư.
Cũng chính vì thiếu thông tin nên thị trường chứng khoán trở nên nhạy cảm với tin đồn. “Thị trường có thể không bị ảnh hưởng bởi những tin tốt, nhưng chỉ cần một tin đồn xấu thì không chỉ cổ phiếu của doanh nghiệp bị giảm giá mà thị trường cũng bị ảnh hưởng lây”, ông Thẳng nhận xét.
Giám đốc quản lý danh mục đầu tư của Dragon Capital, ông Vũ Hữu Điền, cho rằng trừ một số doanh nghiệp lớn, còn hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chưa có bộ phận IR. Nhiều doanh nghiệp thiết lập trang web nhưng chưa có mục IR hoặc có nhưng lại không cập nhật thông tin thường xuyên. Thậm chí nhiều đơn vị chỉ xem đây là công việc bất thường nên hoạt động IR chủ yếu diễn ra ở các kỳ họp đại hội cổ đông.
Trong khi đó, “IR không chỉ đơn giản là cung cấp các bản báo cáo hay các số liệu tài chính. Doanh nghiệp nên hiểu rằng đây chính là chiến lược trao đổi thông tin quan trọng nhằm nâng cao danh tiếng của mình”, ông Tom Chong, Giám đốc Ernst & Young, chia sẻ.
Thiếu IR, doanh nghiệp tự đánh mất cơ hội quảng bá hình ảnh của mình trên thị trường, nhà đầu tư không quan tâm do không hiểu về công ty, doanh nghiệp sẽ mất cơ hội thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng, giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp có thể thay đổi, khó kiểm soát.
Đừng để nhà đầu tư hờ hững
Có một hiện tượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam là khi thị trường tăng thì hầu hết các mã chứng khoán đều tăng, khi thị trường giảm thì tất cả đều đồng loạt giảm cho dù nhiều doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh tốt.
Hay có những doanh nghiệp cùng ngành nghề và có kết quả kinh doanh tương tự nhau nhưng có doanh nghiệp thu hút được khá đông nhà đầu tư, có doanh nghiệp lại bị nhà đầu tư hờ hững. Vấn đề ở đây là do công tác IR nhằm chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư chưa được tốt.
Qua đó, ông Vũ Hữu Điền cho rằng nhà đầu tư cần được tiếp cận những thông tin cập nhật, chính xác, khách quan từ các nguồn thông tin chuyên nghiệp và đáng tin cậy, được phát đi từ doanh nghiệp theo định kỳ. Doanh nghiệp cũng nên công bố thông tin bất thường, công bố thông tin theo yêu cầu, một cách đầy đủ và trung thực.
Việc chủ động cung cấp thông tin và phân tích tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư hiểu một cách đầy đủ về hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần duy trì quan hệ với cổ đông thông qua việc tạo dựng kênh thông tin hai chiều và giới thiệu hình ảnh trung thực của mình cho nhà đầu tư.
Riêng với những doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng, nếu muốn phát triển IR, theo ông Tom Chong, doanh nghiệp cần phải cung cấp thông tin dễ hiểu và minh bạch, cung cấp cho nhà đầu tư các thông số về vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, chiến lược và sáng kiến của doanh nghiệp trong việc tạo dựng và duy trì giá trị. Lắng nghe những phản hồi từ nhà đầu tư có thể giúp doanh nghiệp hiểu tâm lý của các nhà đầu tư, họ phản ứng như thế nào với các hoạt động của doanh nghiệp, họ mong muốn điều gì ở doanh nghiệp…
Ông Nguyễn Trung Thẳng cho rằng, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược IR, xây dựng thông điệp, hình ảnh cho nhà đầu tư thông qua trang web, báo cáo thường niên, thông cáo báo chí, thông tin thị trường từ các bản khảo sát, phân tích, phản hồi của các nhà đầu tư thông qua các buổi hội thảo, hội nghị. Doanh nghiệp cũng cần thiết lập đường dây nóng, sẵn sàng trả lời thắc mắc của nhà đầu tư. Từ đó, nhà đầu tư có đủ cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả cũng như triển vọng để quyết định việc đầu tư của mình.
Ngoài ra, chiến lược IR linh hoạt cũng tạo được sự ủng hộ tích cực của nhà đầu tư và dư luận, là cơ sở để nhà đầu tư gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư phải được xây dựng trên sự trung thực và hiểu biết lẫn nhau. Thông tin của công ty, dù tốt hay xấu, đều phải được công bố cho nhà đầu tư biết. Đây không những là việc tuân thủ pháp luật mà còn là việc xây dựng niềm tin, trấn an nhà đầu tư thông qua việc luôn cung cấp những thông tin chính xác, giúp nhà đầu tư hiểu rõ vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Bởi theo ông Tom Chong, ngay cả đó là thông tin xấu thì việc nhà đầu tư tiếp nhận thông qua kênh IR của doanh nghiệp vẫn tốt hơn nhiều so với tin đồn. Nếu công tác IR tốt, nhà đầu tư sẽ tiếp tục ở lại cùng doanh nghiệp để vượt qua những giai đoạn khó khăn.
Nguyễn Quân (TBKTSG)