Tiếp tục điều chỉnh tỷ giá: Khổ vì đa mục tiêu!
Trong vòng một ngày, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá cặp tiền VND/USD tăng thêm 15 VND đối với mỗi USD
Ngày 11/10, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 20.668 VND/USD từ mốc 20.653 VND/USD.
Mục tiêu phá giá 1% có bị phá vỡ?
Trong vòng một ngày, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá cặp tiền VND/USD tăng thêm 15 VND đối với mỗi USD. Đó được coi là mức điều chỉnh khá cao.
Một câu hỏi đặt ra, liệu mức nới tỷ giá này có phá vỡ tuyên bố “Từ nay đến hết năm, nếu cần, chỉ điều chỉnh tỷ giá không quá 1%” của Thống đốc tại cuộc họp toàn ngành ngày 7/9/2011? Hôm đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 20.628 VND/USD và so với ngày 11/10/2011 (20.628 VND/USD với 20.668 VND/USD) tỷ giá đã biến động: 0,193%, chưa đầy 0,2%.
Phản ứng trước thông tin này, có ý kiến trong giới phân tích cho rằng, đó là điều nên làm bởi sức ép cầu USD hiện tương đối lớn do tác động từ thị trường vàng và áp lực trả nợ ngoại tệ của doanh nghiệp vào dịp cuối năm bắt đầu. Vì thế, cho tỷ giá chạy là điều cần thiết và hợp lý trong lúc này.
Cán bộ kinh doanh ngoại tệ một ngân hàng phân tích: thực ra, trong một ngày, Ngân hàng Nhà nước có thể cho VND yếu thêm so với USD từ 20 – 30 đồng/USD, đẩy tỷ giá niêm yết trần lên 21.000 VND/USD hoặc 21.100 VND/USD là chuyện bình thường, nếu nhu cầu hiện tại đang cao hơn nguồn cung. Làm như vậy, các nguồn cung sẽ tăng cường bán ra, giải tỏa căng thẳng cho tỷ giá.
“Sự biến động này không lớn. Ngày hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tăng 15 đồng/USD, không có nghĩa ngày hôm sau, Ngân hàng Nhà nước cũng làm thế mà có thể giảm xuống 30 VND/USD, nếu cung cầu thị trường cho phép”, ông này nói.
Hơn nữa, việc cam kết chỉ điều chỉnh tỷ giá thêm 1% từ nay đến hết năm là thể hiện sự kiên định một mục tiêu điều hành. Sự kiên định này trước hết, góp phần ổn định tâm lý thị trường, giảm kỳ vọng tăng tỷ giá trong dân chúng; mặt khác, nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạch định trước kế hoạch sản xuất kinh doanh, không để sự biến động của tỷ giá làm đảo lộn mọi sắp đặt.
Và điều quan trọng là để đưa ra “mục tiêu 1%” nói trên, Ngân hàng Nhà nước đã dựa trên nhiều thông số khác nhau: trong 7 tháng đầu năm, cán cân vãng lai thặng dư 1,3 tỷ USD trong khi so với cùng kỳ thâm hụt 3,2 tỷ USD; cán cân vốn và tài chính thặng dư 9,8 tỷ USD, tăng gấp 2 lần mức thặng dư 4,57 tỷ USD so với cùng kỳ 2010.
Đặc biệt, trước nỗi lo cân đối nguồn ngoại tệ các ngân hàng đã vượt quá 100% và phần vượt lên chủ yếu do vay nợ nước ngoài, điều này khiến nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ bị áp lực thanh khoản ngoại tệ đè nặng khi khoản nợ đến hạn. Nhưng thực tế, luồng ngoại tệ chu chuyển qua hệ thống ngân hàng đang hoạt động khá lành mạnh.
Tính đến tháng 9/2011, phần thu ngoại tệ (809 triệu USD) vẫn lớn hơn phần chi ngoại tệ trả nợ (745 triệu USD) và trạng thái đạt dương 64 triệu USD. Còn tính đến 29/9/2011, tiền gửi ngoại tệ của TCTD tại Ngân hàng Nhà nước tăng 45,1% so với cuối tháng 8/2011, tương đương với mức tăng thêm 586 triệu USD.
Yên đằng Đông, động đằng Tây!
Không thể phủ nhận rằng, Ngân hàng Nhà nước đang điều hành tỷ giá khá bài bản và rõ ràng, ít giật cục so với trước. Nhưng trong đó, vẫn nổi lên hai vấn đề đáng chú ý mà đầu tiên là sự pha trộn quá nhiều mục tiêu trong cùng một chính sách.
Trước hết, trong một thời gian dài, Ngân hàng Nhà nước để cho thị trường vàng bị lũng đoạn, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới những 3 - 4 triệu đồng/lượng. Khoảng hai tháng gần đây, vàng lên cơn sốt hai đợt nhưng Ngân hàng Nhà nước chỉ dập tắt được một nhờ vào quyết định mở quota cho nhập vàng.
Nhưng đến đợt sốt thứ hai cách đó ít lâu, Ngân hàng Nhà nước cũng cấp quota nhưng bị “nhờn thuốc” và dai dẳng cho đến nay. Vàng sốt đã kéo theo tỷ giá bị leo thang, nhất là ở thị trường tự do.
Hiện nay, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng một số biện pháp kỹ thuật để ổn định thị trường vàng như cho phép 8 đầu mối bán vàng ra thị trường và mở tài khoản vàng để cân đối trạng thái vàng trong hệ thống. Những đơn vị này sau khi bán vàng vật chất huy động thì nhu cầu mua USD tăng thêm để mua vàng tài khoản, cân đối trạng thái. Hai hoạt động này giúp họ phòng ngừa rủi ro giá vàng nhưng bên cạnh đó, họ còn cần thêm một lượng ngoại tệ để bảo hiểm tỷ giá USD biến động theo chiều hướng tăng.
Dù muốn hay không, vàng trở thành nhân tố quấy rối mọi nỗ lực bình ổn tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước.
Yếu tố tiếp theo là lãi suất. Khi Ngân hàng Nhà nước dẹp loạn lãi suất, đè lãi suất tiền gửi VND còn 14%/năm thì một tác động khó tránh là phản ứng ngược lên tỷ giá. Về lý thuyết, khi lãi suất VND tăng, tỷ giá sẽ giảm. Ngược lại, khi nền lãi suất hạ xuống còn 14%/năm, lập tức thị trường xuất hiện xu hướng nắm giữ USD.
Điều này không có gì khó hiểu vì trước thời điểm 7/9 (ngày Ngân hàng Nhà nước tái tuyên bố lập lại trần lãi suất tiền gửi 14%/năm), hầu hết ngân hàng đều tung tăng huy động 18% - 19%/năm, người dân và tổ chức bán ngoại tệ, lấy VND gửi ngân hàng hưởng lãi suất cao nhưng nay, lợi thế đó không còn nên họ quay sang nắm giữ ngoại tệ là tất nhiên.
Mấu chốt ở đây, Ngân hàng Nhà nước phải hành động sao đó để người dân hướng đến VND; ngược lại, người dân sẽ còn mua USD hoặc vàng để bảo toàn giá trị tài sản. Tuy nhiên, muốn ổn định giá trị VND thì điều kiện cơ bản là lạm phát phải hạ nhiệt. Có vẻ như Ngân hàng Nhà nước đang gặp may vì biểu đồ CPI những tháng gần đây đang đi xuống, giá lương thực, thực phẩm (rau, thịt...) đang lao dốc.
Như vậy, việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước không đơn thuần chỉ tính toán sự ra vào của dòng ngoại tệ trong nền kinh tế, mà còn chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác như nói trên.
Thứ hai là vấn đề ổn định tâm lý. Muốn ổn định tâm lý thị trường thì đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước phải minh bạch hơn những gì đang có. Ví dụ, tại thời điểm này, thị trường đang băn khoăn rằng, cho các đầu mối mở vàng tài khoản thì nhu cầu ngoại tệ để họ cân bằng trạng thái được lượng hóa là bao nhiêu? Tại sao Ngân hàng Nhà nước không tính toán cụ thể và công bố rõ ràng để tránh những đồn đoán không cần thiết?
Mặt khác, để ổn định tâm lý thì thời gian qua, công tác thông tin tuyên truyền của Ngân hàng Nhà nước thực sự chưa chú trọng. Đáng lẽ, quan điểm của nhà điều hành gửi đến công chúng phải được tích hợp thông qua đa phương tiện để mọi tầng lớp nhân dân thấu hiểu và chia sẻ. Nhưng thực tế, thông điệp của Ngân hàng Nhà nước chỉ xuất hiện trên cổng thông tin nội bộ và lẻ tẻ trên một vài tờ báo. Bởi vậy, trong 10 ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả các bài phân tích của các chuyên gia trong giới, đã có những nghi ngờ về khả năng điều chỉnh tỷ giá không quá 1% từ nay đến hết năm của Ngân hàng Nhà nước, thay vì xu hướng tin tưởng lời dự báo của Thống đốc là hiện thực.
Mục tiêu phá giá 1% có bị phá vỡ?
Trong vòng một ngày, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá cặp tiền VND/USD tăng thêm 15 VND đối với mỗi USD. Đó được coi là mức điều chỉnh khá cao.
Một câu hỏi đặt ra, liệu mức nới tỷ giá này có phá vỡ tuyên bố “Từ nay đến hết năm, nếu cần, chỉ điều chỉnh tỷ giá không quá 1%” của Thống đốc tại cuộc họp toàn ngành ngày 7/9/2011? Hôm đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 20.628 VND/USD và so với ngày 11/10/2011 (20.628 VND/USD với 20.668 VND/USD) tỷ giá đã biến động: 0,193%, chưa đầy 0,2%.
Phản ứng trước thông tin này, có ý kiến trong giới phân tích cho rằng, đó là điều nên làm bởi sức ép cầu USD hiện tương đối lớn do tác động từ thị trường vàng và áp lực trả nợ ngoại tệ của doanh nghiệp vào dịp cuối năm bắt đầu. Vì thế, cho tỷ giá chạy là điều cần thiết và hợp lý trong lúc này.
Cán bộ kinh doanh ngoại tệ một ngân hàng phân tích: thực ra, trong một ngày, Ngân hàng Nhà nước có thể cho VND yếu thêm so với USD từ 20 – 30 đồng/USD, đẩy tỷ giá niêm yết trần lên 21.000 VND/USD hoặc 21.100 VND/USD là chuyện bình thường, nếu nhu cầu hiện tại đang cao hơn nguồn cung. Làm như vậy, các nguồn cung sẽ tăng cường bán ra, giải tỏa căng thẳng cho tỷ giá.
“Sự biến động này không lớn. Ngày hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tăng 15 đồng/USD, không có nghĩa ngày hôm sau, Ngân hàng Nhà nước cũng làm thế mà có thể giảm xuống 30 VND/USD, nếu cung cầu thị trường cho phép”, ông này nói.
Hơn nữa, việc cam kết chỉ điều chỉnh tỷ giá thêm 1% từ nay đến hết năm là thể hiện sự kiên định một mục tiêu điều hành. Sự kiên định này trước hết, góp phần ổn định tâm lý thị trường, giảm kỳ vọng tăng tỷ giá trong dân chúng; mặt khác, nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạch định trước kế hoạch sản xuất kinh doanh, không để sự biến động của tỷ giá làm đảo lộn mọi sắp đặt.
Và điều quan trọng là để đưa ra “mục tiêu 1%” nói trên, Ngân hàng Nhà nước đã dựa trên nhiều thông số khác nhau: trong 7 tháng đầu năm, cán cân vãng lai thặng dư 1,3 tỷ USD trong khi so với cùng kỳ thâm hụt 3,2 tỷ USD; cán cân vốn và tài chính thặng dư 9,8 tỷ USD, tăng gấp 2 lần mức thặng dư 4,57 tỷ USD so với cùng kỳ 2010.
Đặc biệt, trước nỗi lo cân đối nguồn ngoại tệ các ngân hàng đã vượt quá 100% và phần vượt lên chủ yếu do vay nợ nước ngoài, điều này khiến nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ bị áp lực thanh khoản ngoại tệ đè nặng khi khoản nợ đến hạn. Nhưng thực tế, luồng ngoại tệ chu chuyển qua hệ thống ngân hàng đang hoạt động khá lành mạnh.
Tính đến tháng 9/2011, phần thu ngoại tệ (809 triệu USD) vẫn lớn hơn phần chi ngoại tệ trả nợ (745 triệu USD) và trạng thái đạt dương 64 triệu USD. Còn tính đến 29/9/2011, tiền gửi ngoại tệ của TCTD tại Ngân hàng Nhà nước tăng 45,1% so với cuối tháng 8/2011, tương đương với mức tăng thêm 586 triệu USD.
Yên đằng Đông, động đằng Tây!
Không thể phủ nhận rằng, Ngân hàng Nhà nước đang điều hành tỷ giá khá bài bản và rõ ràng, ít giật cục so với trước. Nhưng trong đó, vẫn nổi lên hai vấn đề đáng chú ý mà đầu tiên là sự pha trộn quá nhiều mục tiêu trong cùng một chính sách.
Trước hết, trong một thời gian dài, Ngân hàng Nhà nước để cho thị trường vàng bị lũng đoạn, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới những 3 - 4 triệu đồng/lượng. Khoảng hai tháng gần đây, vàng lên cơn sốt hai đợt nhưng Ngân hàng Nhà nước chỉ dập tắt được một nhờ vào quyết định mở quota cho nhập vàng.
Nhưng đến đợt sốt thứ hai cách đó ít lâu, Ngân hàng Nhà nước cũng cấp quota nhưng bị “nhờn thuốc” và dai dẳng cho đến nay. Vàng sốt đã kéo theo tỷ giá bị leo thang, nhất là ở thị trường tự do.
Hiện nay, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng một số biện pháp kỹ thuật để ổn định thị trường vàng như cho phép 8 đầu mối bán vàng ra thị trường và mở tài khoản vàng để cân đối trạng thái vàng trong hệ thống. Những đơn vị này sau khi bán vàng vật chất huy động thì nhu cầu mua USD tăng thêm để mua vàng tài khoản, cân đối trạng thái. Hai hoạt động này giúp họ phòng ngừa rủi ro giá vàng nhưng bên cạnh đó, họ còn cần thêm một lượng ngoại tệ để bảo hiểm tỷ giá USD biến động theo chiều hướng tăng.
Dù muốn hay không, vàng trở thành nhân tố quấy rối mọi nỗ lực bình ổn tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước.
Yếu tố tiếp theo là lãi suất. Khi Ngân hàng Nhà nước dẹp loạn lãi suất, đè lãi suất tiền gửi VND còn 14%/năm thì một tác động khó tránh là phản ứng ngược lên tỷ giá. Về lý thuyết, khi lãi suất VND tăng, tỷ giá sẽ giảm. Ngược lại, khi nền lãi suất hạ xuống còn 14%/năm, lập tức thị trường xuất hiện xu hướng nắm giữ USD.
Điều này không có gì khó hiểu vì trước thời điểm 7/9 (ngày Ngân hàng Nhà nước tái tuyên bố lập lại trần lãi suất tiền gửi 14%/năm), hầu hết ngân hàng đều tung tăng huy động 18% - 19%/năm, người dân và tổ chức bán ngoại tệ, lấy VND gửi ngân hàng hưởng lãi suất cao nhưng nay, lợi thế đó không còn nên họ quay sang nắm giữ ngoại tệ là tất nhiên.
Mấu chốt ở đây, Ngân hàng Nhà nước phải hành động sao đó để người dân hướng đến VND; ngược lại, người dân sẽ còn mua USD hoặc vàng để bảo toàn giá trị tài sản. Tuy nhiên, muốn ổn định giá trị VND thì điều kiện cơ bản là lạm phát phải hạ nhiệt. Có vẻ như Ngân hàng Nhà nước đang gặp may vì biểu đồ CPI những tháng gần đây đang đi xuống, giá lương thực, thực phẩm (rau, thịt...) đang lao dốc.
Như vậy, việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước không đơn thuần chỉ tính toán sự ra vào của dòng ngoại tệ trong nền kinh tế, mà còn chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác như nói trên.
Thứ hai là vấn đề ổn định tâm lý. Muốn ổn định tâm lý thị trường thì đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước phải minh bạch hơn những gì đang có. Ví dụ, tại thời điểm này, thị trường đang băn khoăn rằng, cho các đầu mối mở vàng tài khoản thì nhu cầu ngoại tệ để họ cân bằng trạng thái được lượng hóa là bao nhiêu? Tại sao Ngân hàng Nhà nước không tính toán cụ thể và công bố rõ ràng để tránh những đồn đoán không cần thiết?
Mặt khác, để ổn định tâm lý thì thời gian qua, công tác thông tin tuyên truyền của Ngân hàng Nhà nước thực sự chưa chú trọng. Đáng lẽ, quan điểm của nhà điều hành gửi đến công chúng phải được tích hợp thông qua đa phương tiện để mọi tầng lớp nhân dân thấu hiểu và chia sẻ. Nhưng thực tế, thông điệp của Ngân hàng Nhà nước chỉ xuất hiện trên cổng thông tin nội bộ và lẻ tẻ trên một vài tờ báo. Bởi vậy, trong 10 ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả các bài phân tích của các chuyên gia trong giới, đã có những nghi ngờ về khả năng điều chỉnh tỷ giá không quá 1% từ nay đến hết năm của Ngân hàng Nhà nước, thay vì xu hướng tin tưởng lời dự báo của Thống đốc là hiện thực.