Tiếp tục giám sát dệt may đến cuối 2008
Hoa Kỳ sẽ vẫn duy trì cơ chế giám sát này cho đến hết năm 2007 và tiếp tục tiến hành đợt giám sát thứ hai vào tháng 3/2008
Ngày 7/11/2007, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nhận lại “cú sốc” mang tên “Cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam” khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định duy trì cơ chế này cho đến hết năm 2008. Quyết định này đang ngày càng gây áp lực mạnh đến ngành công nghiệp dệt may của nước ta.
Sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ, rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam hi vọng sẽ được tháo vòng “ kim cô” cơ chế giám sát dệt may được phía Hoa Kỳ áp dụng từ tháng 1/2007.
Tuy nhiên, sự việc lại diễn tiến bất lợi sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành đánh giá lần thứ nhất số liệu nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam từ tháng 1 đến 7/2007 và đưa ra quyết định sẽ vẫn duy trì cơ chế giám sát này cho đến hết năm 2007 và tiếp tục tiến hành đợt giám sát thứ hai vào tháng 3/2008.
Giữ nguyên cơ chế giám sát
Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, qua số liệu đợt kiểm tra đầu tiên do phía Hoa Kỳ ghi nhận có thể thấy rằng, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ không có đột biến về số lượng và giá bán. Đáng lưu ý, các cat nhạy cảm nằm trong danh sách giám sát của họ thì mức độ tăng cũng rất vừa phải. Chẳng hạn, cat 338 tăng 19%; cat 339 tăng 31%; cat 340 tăng 20%; cat 347 tăng 16% và cat 348 tăng 31%.
Còn đơn giá bình quân của sản phẩm (phản ánh giá một m2 quy đổi khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ là bao nhiêu tiền) cũng chỉ đạt 3 USD/m2, cao gấp 2 lần so với 1,5 USD/m2 từ Trung Quốc và cao gấp 1,8 lần so với các thị trường còn lại trên thế giới nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Điều này phản ánh rằng, doanh nghiệp Việt Nam không giảm giá để bán phá giá.
Để đảm bảo cạnh tranh thật công bằng, trong suốt thời gian qua, hầu hết đối với các cat nhạy cảm, sản phẩm dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ không những không tăng về số lượng, không hạ giá bán mà còn cố gắng duy trì như trước thời điểm quốc gia này áp dụng cơ chế giám sát. Ngành dệt may Việt Nam đã bị tổn thất rất lớn khi xuất vào Hoa Kỳ.
Bà Đặng Phương Dung, Tổng thư kí Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho rằng, việc Hoa Kỳ vẫn duy trì cơ chế giám sát khiến các doanh nghiệp đang có thị phần tại thị trường Hoa Kỳ chịu nhiều thiệt thòi. Số lượng đơn đặt hàng chắc chắn sẽ bị giảm nhưng nghiêm trọng hơn là uy tín của các doanh nghiệp này sẽ bị giảm sút trên thị trường thế giới.
Trước đó, dệt may Việt Nam hi vọng phía Hoa Kỳ sẽ thay đổi cơ chế giám sát của mình theo hướng từ từ tháo bỏ đối với các chủng loại hàng khác nhau. Tuy nhiên, theo bà Dung hiện phía Hoa Kỳ vẫn duy trì và giữ nguyên cơ chế giám sát này cho tới đầu năm 2009, trong thời gian đó sẽ kiểm tra, giám sát định kì 6 tháng 1 lần.
Cần được đối xử công bằng
Kèm theo thông báo việc duy trì cơ chế giám sát dệt may, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng thông báo hủy bỏ điều tra bán phá giá đối với dệt may Việt Nam, nhưng phía Bộ Công Thương cho rằng, đó là quyết định khách quan vì thực tế nó phù hợp với việc các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ cũng như không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nào vi phạm qui định của WTO.
Để bảo vệ công bằng cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam, Bộ này cũng đang yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ hủy bỏ “Chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam” do vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử với tất cả các thành viên của WTO, làm tổn hại đến lớn đến lợi ích của Việt Nam khi đã là thành viên chính thức của WTO.
Theo đó, trước mắt phía Hoa Kỳ sẽ loại bỏ ngay việc giám sát đối với những chủng loại hàng mà Hoa Kỳ không sản xuất hoặc sản xuất ít, những mặt hàng không có hàng nhập khẩu từ Việt Nam và những mặt hàng có đơn giá tăng lên hoặc mức giảm giá tương đương với mức giảm của các nước xuất khẩu khác vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua.
Trong lúc chờ đợi hai bên tiếp tục nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề này, cũng có ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam nên bắt tay nhau cùng hợp lực tìm chiến lược và hướng đi mới cho xuất khẩu hàng dệt may.
Theo đó, Vitas cần phối hợp với các bộ ngành liên quan, một mặt cần tiếp tục đàm phán để tháo bỏ cơ chế nói trên, mặt khác cần tăng cường chống lại hoạt động vi phạm pháp luật thương mại quốc tế tại một vài doanh nghiệp có biểu hiện sử dụng C/O giả, chuyển tải bất hợp pháp, đưa hàng sang nước thứ ba nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Ông Ân cho biết thêm: “Mình sẽ phải tiếp tục làm những gì mà mình đang làm, đấu tranh với họ, đặc biệt là bang Carolinas để vận động họ hợp tác với mình. Phải tích cực chống chuyển tải bất hợp pháp qua nước thứ ba”.
Vitas cũng có thể tiếp tục duy trì cơ chế tự giám sát để đảm bảo với Hoa Kỳ rằng, Việt Nam đang xuất khẩu vào Hoa Kỳ đúng với năng lực và khả năng sản xuất của mình, cũng như không bán phá giá và làm tổn hại đến các nhà sản xuất nội địa nước này.
Hơn nữa, Vitas nên phối hợp cùng các doanh nghiệp tích cực tiếp cận và chuyển năng lực xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, châu Âu để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, theo bà Dung, “muốn tránh thị trường Hoa Kỳ chuyển sang thị trường châu Âu, Nhật Bản thì không thể một sớm, một chiều có đơn hàng để kịp cho năng lực của mình được, vẫn phải trông vào thị trường này.
Nhưng trong khi nó đang chứa đựng đầy sự rủi ro vì cơ chế giám sát nên chắc chắn bản thân các đơn vị đang có thị phần tại thị trường Hoa Kỳ cũng bị hạn chế, đặc biệt khách hàng bị ngần ngại khi làm ăn với Việt Nam vì người ta không muốn có sự rủi ro, lửng lơ trên đầu. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên chuẩn bị tốt cho chiến lược này của mình”.
Bên cạnh đó, nhưng doanh nghiệp đã và đang xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nên tìm và ưu tiên những đơn hàng có giá trị tăng cao để tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ và ổn định hơn.
Sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ, rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam hi vọng sẽ được tháo vòng “ kim cô” cơ chế giám sát dệt may được phía Hoa Kỳ áp dụng từ tháng 1/2007.
Tuy nhiên, sự việc lại diễn tiến bất lợi sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành đánh giá lần thứ nhất số liệu nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam từ tháng 1 đến 7/2007 và đưa ra quyết định sẽ vẫn duy trì cơ chế giám sát này cho đến hết năm 2007 và tiếp tục tiến hành đợt giám sát thứ hai vào tháng 3/2008.
Giữ nguyên cơ chế giám sát
Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, qua số liệu đợt kiểm tra đầu tiên do phía Hoa Kỳ ghi nhận có thể thấy rằng, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ không có đột biến về số lượng và giá bán. Đáng lưu ý, các cat nhạy cảm nằm trong danh sách giám sát của họ thì mức độ tăng cũng rất vừa phải. Chẳng hạn, cat 338 tăng 19%; cat 339 tăng 31%; cat 340 tăng 20%; cat 347 tăng 16% và cat 348 tăng 31%.
Còn đơn giá bình quân của sản phẩm (phản ánh giá một m2 quy đổi khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ là bao nhiêu tiền) cũng chỉ đạt 3 USD/m2, cao gấp 2 lần so với 1,5 USD/m2 từ Trung Quốc và cao gấp 1,8 lần so với các thị trường còn lại trên thế giới nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Điều này phản ánh rằng, doanh nghiệp Việt Nam không giảm giá để bán phá giá.
Để đảm bảo cạnh tranh thật công bằng, trong suốt thời gian qua, hầu hết đối với các cat nhạy cảm, sản phẩm dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ không những không tăng về số lượng, không hạ giá bán mà còn cố gắng duy trì như trước thời điểm quốc gia này áp dụng cơ chế giám sát. Ngành dệt may Việt Nam đã bị tổn thất rất lớn khi xuất vào Hoa Kỳ.
Bà Đặng Phương Dung, Tổng thư kí Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho rằng, việc Hoa Kỳ vẫn duy trì cơ chế giám sát khiến các doanh nghiệp đang có thị phần tại thị trường Hoa Kỳ chịu nhiều thiệt thòi. Số lượng đơn đặt hàng chắc chắn sẽ bị giảm nhưng nghiêm trọng hơn là uy tín của các doanh nghiệp này sẽ bị giảm sút trên thị trường thế giới.
Trước đó, dệt may Việt Nam hi vọng phía Hoa Kỳ sẽ thay đổi cơ chế giám sát của mình theo hướng từ từ tháo bỏ đối với các chủng loại hàng khác nhau. Tuy nhiên, theo bà Dung hiện phía Hoa Kỳ vẫn duy trì và giữ nguyên cơ chế giám sát này cho tới đầu năm 2009, trong thời gian đó sẽ kiểm tra, giám sát định kì 6 tháng 1 lần.
Cần được đối xử công bằng
Kèm theo thông báo việc duy trì cơ chế giám sát dệt may, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng thông báo hủy bỏ điều tra bán phá giá đối với dệt may Việt Nam, nhưng phía Bộ Công Thương cho rằng, đó là quyết định khách quan vì thực tế nó phù hợp với việc các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ cũng như không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nào vi phạm qui định của WTO.
Để bảo vệ công bằng cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam, Bộ này cũng đang yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ hủy bỏ “Chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam” do vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử với tất cả các thành viên của WTO, làm tổn hại đến lớn đến lợi ích của Việt Nam khi đã là thành viên chính thức của WTO.
Theo đó, trước mắt phía Hoa Kỳ sẽ loại bỏ ngay việc giám sát đối với những chủng loại hàng mà Hoa Kỳ không sản xuất hoặc sản xuất ít, những mặt hàng không có hàng nhập khẩu từ Việt Nam và những mặt hàng có đơn giá tăng lên hoặc mức giảm giá tương đương với mức giảm của các nước xuất khẩu khác vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua.
Trong lúc chờ đợi hai bên tiếp tục nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề này, cũng có ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam nên bắt tay nhau cùng hợp lực tìm chiến lược và hướng đi mới cho xuất khẩu hàng dệt may.
Theo đó, Vitas cần phối hợp với các bộ ngành liên quan, một mặt cần tiếp tục đàm phán để tháo bỏ cơ chế nói trên, mặt khác cần tăng cường chống lại hoạt động vi phạm pháp luật thương mại quốc tế tại một vài doanh nghiệp có biểu hiện sử dụng C/O giả, chuyển tải bất hợp pháp, đưa hàng sang nước thứ ba nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Ông Ân cho biết thêm: “Mình sẽ phải tiếp tục làm những gì mà mình đang làm, đấu tranh với họ, đặc biệt là bang Carolinas để vận động họ hợp tác với mình. Phải tích cực chống chuyển tải bất hợp pháp qua nước thứ ba”.
Vitas cũng có thể tiếp tục duy trì cơ chế tự giám sát để đảm bảo với Hoa Kỳ rằng, Việt Nam đang xuất khẩu vào Hoa Kỳ đúng với năng lực và khả năng sản xuất của mình, cũng như không bán phá giá và làm tổn hại đến các nhà sản xuất nội địa nước này.
Hơn nữa, Vitas nên phối hợp cùng các doanh nghiệp tích cực tiếp cận và chuyển năng lực xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, châu Âu để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, theo bà Dung, “muốn tránh thị trường Hoa Kỳ chuyển sang thị trường châu Âu, Nhật Bản thì không thể một sớm, một chiều có đơn hàng để kịp cho năng lực của mình được, vẫn phải trông vào thị trường này.
Nhưng trong khi nó đang chứa đựng đầy sự rủi ro vì cơ chế giám sát nên chắc chắn bản thân các đơn vị đang có thị phần tại thị trường Hoa Kỳ cũng bị hạn chế, đặc biệt khách hàng bị ngần ngại khi làm ăn với Việt Nam vì người ta không muốn có sự rủi ro, lửng lơ trên đầu. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên chuẩn bị tốt cho chiến lược này của mình”.
Bên cạnh đó, nhưng doanh nghiệp đã và đang xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nên tìm và ưu tiên những đơn hàng có giá trị tăng cao để tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ và ổn định hơn.