Tìm cơ hội trong thách thức
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Cái khó ló cái khôn. Truyền thống của dân tộc ta xưa nay là vậy
Năm 2008 đã đi qua với biết bao biến động, khó khăn, thách thức. Nhưng trong thách thức có xen kẽ cơ hội, chúng ta đã nhận ra và học được những kinh nghiệm, tìm ra giải pháp, vượt qua thách thức để thành công.
Trên thế giới, khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ đã diễn ra cả trăm năm. Việt Nam cũng từng trải qua khủng hoảng với lạm phát siêu cao, nhưng chưa bao giờ bản thân chúng ta được trải nghiệm sự khốc liệt của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế như năm qua.
Bởi vì, giờ đây, nền kinh tế thị trường Việt Nam đã phát triển nhiều, mức độ hội nhập quốc tế đã ngày càng sâu rộng, và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này được coi là tồi tệ nhất kể từ thời kỳ đại suy thoái kinh tế những năm 1929 - 1933.
Năm 2009, chắc hẳn chúng ta còn phải đối mặt với thử thách lớn hơn. Và điều này sẽ còn tiếp diễn, với những kịch bản khác nhau mà chắc rằng không ai có thể cam đoan tính chính xác của nó.
Với doanh nghiệp, đó có thể là sự sống còn, là đối mặt với phá sản. Về mặt khách quan, trong khủng hoảng, suy thoái kinh tế, không có miễn dịch hay ngoại lệ nào cho sự phá sản của doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ. Tình hình ở Mỹ đầu năm và ở Việt Nam cuối năm 2008 đã cho chúng ta bài học này.
Cho dù vậy, qua suy thoái sẽ đến thời kỳ phục hồi và phát triển. Trong khó khăn thử thách, chúng ta đã và sẽ tìm thấy được những giải pháp, lối ra thật kỳ diệu, mà chỉ khi khó khăn mới thấy và cảm nhận trọn vẹn.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Cái khó ló cái khôn. Truyền thống của dân tộc ta xưa nay là vậy.
Ý thức được, lường trước được khó khăn chung và nghiên cứu, đánh giá, dự báo cụ thể thị trường... là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể tái cấu trúc doanh nghiệp, với việc hoạch định chiến lược, hướng đi, chậm nhưng vững chắc, trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mỗi doanh nghiệp cần phải có hướng đi riêng, xây dựng một nền tảng vững chắc cho mình. Bên cạnh đó, hoàn cảnh đang đòi hỏi phải có những liên kết, liên doanh, hợp tác của các doanh nghiệp theo chiều ngang, chiều dọc, để tạo nên lợi thế trong cạnh tranh.
Cơ hội vẫn mở trong thách thức đối với những ai có quyết tâm và bản lĩnh. Cơ hội vẫn mở cho doanh nghiệp Việt Nam khi nhu cầu hàng hóa thiết yếu trên thế giới vẫn ở mức cao.
Có một bộ phận người tiêu dùng, ngay trong các nước phát triển, sẽ chuyển sang sử dụng hàng hóa thiết yếu thay thế với mức giá thấp hơn.
Đa phần hàng hóa của Việt Nam như lương thực, thực phẩm, may mặc, giày dép... đáp ứng được xu hướng đó. Đó là cơ hội, là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Xuất khẩu vào thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật... dù có giảm nhưng nếu đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá để xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng chưa được khai thác triệt để như châu Phi, Trung Đông... thì sẽ mang lại hiệu quả.
Trong và sau suy thoái, kim ngạch xuất khẩu của ta sẽ gia tăng với cả thị trường truyền thống và thị trường mới.
Cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam có thể tranh thủ nhận chuyển giao nhiều công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm... cũng xuất hiện trong thời kỳ suy thoái.
Bên cạnh đó, cơ hội lớn vẫn là thị trường nội địa. Một thị trường hơn 86 triệu dân trong một nền kinh tế năng động như Việt Nam đang có sức hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, là thị trường rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong nước.
Điều quan trọng là trong khó khăn chúng ta đã tự tin, đã tích lũy được kinh nghiệm để vượt qua. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có định hướng, giải pháp kịp thời, theo dõi sát sao tình hình và đưa ra nhiều gói giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.
Sự vận động đang diễn ra rất nhanh trong thời hội nhập. Điều này sẽ lại càng đúng trong thời “hậu” suy thoái. Thách thức và trách nhiệm đang đặt trên vai các doanh nhân, doanh nghiệp trong phát triển kinh tế để làm giàu chân chính cho doanh nghiệp, góp phần xây dựng đất nước hưng thịnh.
Thành quả nào cũng đáng trân trọng, và càng đáng trân trọng hơn, khi đó lại là thành quả của những nỗ lực không ngừng.
Trên thế giới, khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ đã diễn ra cả trăm năm. Việt Nam cũng từng trải qua khủng hoảng với lạm phát siêu cao, nhưng chưa bao giờ bản thân chúng ta được trải nghiệm sự khốc liệt của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế như năm qua.
Bởi vì, giờ đây, nền kinh tế thị trường Việt Nam đã phát triển nhiều, mức độ hội nhập quốc tế đã ngày càng sâu rộng, và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này được coi là tồi tệ nhất kể từ thời kỳ đại suy thoái kinh tế những năm 1929 - 1933.
Năm 2009, chắc hẳn chúng ta còn phải đối mặt với thử thách lớn hơn. Và điều này sẽ còn tiếp diễn, với những kịch bản khác nhau mà chắc rằng không ai có thể cam đoan tính chính xác của nó.
Với doanh nghiệp, đó có thể là sự sống còn, là đối mặt với phá sản. Về mặt khách quan, trong khủng hoảng, suy thoái kinh tế, không có miễn dịch hay ngoại lệ nào cho sự phá sản của doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ. Tình hình ở Mỹ đầu năm và ở Việt Nam cuối năm 2008 đã cho chúng ta bài học này.
Cho dù vậy, qua suy thoái sẽ đến thời kỳ phục hồi và phát triển. Trong khó khăn thử thách, chúng ta đã và sẽ tìm thấy được những giải pháp, lối ra thật kỳ diệu, mà chỉ khi khó khăn mới thấy và cảm nhận trọn vẹn.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Cái khó ló cái khôn. Truyền thống của dân tộc ta xưa nay là vậy.
Ý thức được, lường trước được khó khăn chung và nghiên cứu, đánh giá, dự báo cụ thể thị trường... là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể tái cấu trúc doanh nghiệp, với việc hoạch định chiến lược, hướng đi, chậm nhưng vững chắc, trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mỗi doanh nghiệp cần phải có hướng đi riêng, xây dựng một nền tảng vững chắc cho mình. Bên cạnh đó, hoàn cảnh đang đòi hỏi phải có những liên kết, liên doanh, hợp tác của các doanh nghiệp theo chiều ngang, chiều dọc, để tạo nên lợi thế trong cạnh tranh.
Cơ hội vẫn mở trong thách thức đối với những ai có quyết tâm và bản lĩnh. Cơ hội vẫn mở cho doanh nghiệp Việt Nam khi nhu cầu hàng hóa thiết yếu trên thế giới vẫn ở mức cao.
Có một bộ phận người tiêu dùng, ngay trong các nước phát triển, sẽ chuyển sang sử dụng hàng hóa thiết yếu thay thế với mức giá thấp hơn.
Đa phần hàng hóa của Việt Nam như lương thực, thực phẩm, may mặc, giày dép... đáp ứng được xu hướng đó. Đó là cơ hội, là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Xuất khẩu vào thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật... dù có giảm nhưng nếu đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá để xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng chưa được khai thác triệt để như châu Phi, Trung Đông... thì sẽ mang lại hiệu quả.
Trong và sau suy thoái, kim ngạch xuất khẩu của ta sẽ gia tăng với cả thị trường truyền thống và thị trường mới.
Cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam có thể tranh thủ nhận chuyển giao nhiều công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm... cũng xuất hiện trong thời kỳ suy thoái.
Bên cạnh đó, cơ hội lớn vẫn là thị trường nội địa. Một thị trường hơn 86 triệu dân trong một nền kinh tế năng động như Việt Nam đang có sức hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, là thị trường rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong nước.
Điều quan trọng là trong khó khăn chúng ta đã tự tin, đã tích lũy được kinh nghiệm để vượt qua. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có định hướng, giải pháp kịp thời, theo dõi sát sao tình hình và đưa ra nhiều gói giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.
Sự vận động đang diễn ra rất nhanh trong thời hội nhập. Điều này sẽ lại càng đúng trong thời “hậu” suy thoái. Thách thức và trách nhiệm đang đặt trên vai các doanh nhân, doanh nghiệp trong phát triển kinh tế để làm giàu chân chính cho doanh nghiệp, góp phần xây dựng đất nước hưng thịnh.
Thành quả nào cũng đáng trân trọng, và càng đáng trân trọng hơn, khi đó lại là thành quả của những nỗ lực không ngừng.