Tìm đâu ý tưởng kinh doanh?
Trong mỗi chúng ta đều có một nguồn vốn không giới hạn, đó là sự sáng tạo
Đi tìm ý tưởng trong kinh doanh không phải là một việc đơn giản, khi một ý tưởng tốt không chỉ cần mở ra một cơ hội thực sự, mà còn cần phù hợp với các kỹ năng và các nguồn lực có thể tận dụng hoặc huy động được. Dưới đây là chia sẻ từ câu chuyện đi tìm ý tưởng kinh doanh cho chính bản thân mình và triển khai trên thực tế của một chuyên gia marketing, ông Ngô Trọng Thanh, Giám đốc Công ty Tư vấn Mancom. Câu chuyện trở nên lý thú hơn, khi công việc thường xuyên của ông Thanh là đảm nhiệm vai trò tư vấn… ý tưởng kinh doanh cho khách hàng.
Danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2011 đã được công bố từ đầu năm, với tài sản của người đứng đầu vào khoảng 800 triệu USD.
Vốn chẳng quan tâm nhiều đến trò chơi cổ phiếu, nên thực sự tôi chẳng biết được đại gia này có bao nhiêu cổ phiếu, sở hữu công ty nào, trị giá cụ thể ra sao. Tôi cũng chẳng biết ông ta có sắm siêu xe Rolls-Royce theo trào lưu của các đại gia hiện thời hay không.
Tôi chỉ chắc chắn một điều, sẽ có khối người Việt lẽ ra đã giàu hơn bây giờ rất nhiều, và thừa tiền để mua siêu xe đắt nhất thế giới nếu 13 năm trước đây, họ có 10 USD, và đầu tư cả 10 USD đó vào Google - công ty công nghệ được thành lập ngày 7/9/1998, với số vốn đầu tư ban đầu chỉ vẻn vẹn 1 triệu USD.
Để sau 13 năm, đến ngày hôm nay trị giá của Google vào khoảng 170 tỷ USD (trang tin Yahoo! Finance ngày 15/7/2011), tức gấp khoảng 170.000 lần so với vốn đầu tư ban đầu, và 10 USD đầu tư ban đầu đó sẽ có trị giá khoảng 1,7 triệu USD.
Tất nhiên, câu chuyện làm giàu không đơn giản như vậy. “Biết ý trời, đời chẳng khó”, nhưng đã mấy ai đoán được ý trời?
10 USD, một số tiền quá nhỏ với bạn, với tôi, với rất nhiều người. Khoản tiền này nhỏ đến mức chắc hẳn chẳng một ai băn khoăn khi quyết định đầu tư.
Vấn đề là khi đó, có mấy ai đủ lòng tin đặt vào ý tưởng kinh doanh xem chừng viển vông là chắp nối các trang web trên toàn thế giới của Larry Page và Sergey Brin - hai chàng trai trẻ đã sáng lập Google - khi trước mắt còn đầy rẫy các cơ hội kinh doanh "tiền tươi thóc thật" khác?
Quả thật, ý tưởng là vàng, thậm chí còn quý hơn vàng nữa cho mỗi chúng ta, và cho mỗi người ước mộng trở thành doanh nhân.
Công việc hằng ngày cho phép tôi được đi nhiều, gặp gỡ nhiều với giới doanh nhân Việt. Nhiều, rất nhiều người trong số họ có khối tài sản lớn đến hàng chục, hàng trăm triệu USD. Họ có đủ tiềm lực tài chính, con người, uy tín hay thương hiệu cá nhân, và cả sự chấp nhận rủi ro để mở rộng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
Cái họ luôn kiếm tìm, chỉ là một ý tưởng kinh doanh khả thi và tiềm năng. Không ít doanh nhân trong lúc làm việc, hay lúc trà dư tửu hậu đã tâm sự, ý tưởng kinh doanh là thứ duy nhất họ khao khát trong lúc này.
Tuy nhiên, với suy nghĩ của một chuyên gia marketing, tôi luôn nghĩ rằng, ý tưởng có thể nảy sinh bất kỳ nơi đâu, với bất kỳ ai, nếu chúng ta thực sự đam mê, và có sự nhạy cảm kinh doanh nhất định.
Có thể lấy luôn một ví dụ từ bản thân người viết.
Giữa năm 2010, trên chuyến bay sang New York cùng gia đình, chúng tôi được phục vụ bữa ăn nhẹ, gồm một bánh cơm ép kiểu Nhật, cùng một vài đồ ăn khác. Bữa ăn quả thật rất ngon, và dễ nuốt cho dù mọi người đều khá mệt mỏi với chuyến bay dài nhất thế giới.
Lúc ấy, một ý tưởng lóe lên trong đầu tôi, tại sao không thương mại hóa món “cơm ép” này tại Việt Nam?
Tôi vẫn biết rằng, dung lượng thị trường ăn trưa văn phòng tại Hà Nội, Tp.HCM quả thực rất lớn, do cuộc sống và công việc ngày một khẩn trương và căng thẳng, thời gian nghỉ trưa ngày một hạn chế. Tình trạng kẹt xe, tắc đường cũng như khoảng cách lớn giữa nơi làm việc và nhà ở đã không cho phép công chức văn phòng về nhà dùng bữa cơm trưa.
Hàng trăm ngàn, hàng triệu công chức, nhân viên văn phòng quả thực đã tạo ra một thị trường cơm trưa khổng lồ, với tốc độ phát triển nhanh chóng. Tuy vậy, không ít nhân viên công sở chúng ta hằng ngày đều đau đầu với câu hỏi, tưởng như rất đơn giản: “Ăn gì trưa nay?”, cho dù họ có khá nhiều lựa chọn, từ cơm hộp, cơm bụi, đến cơm "máy lạnh".
Trong khi đó, fastfood - sản phẩm tiện dụng cho cuộc sống hiện đại, mang nét đặc trưng của văn hóa Mỹ - khi vào Việt Nam lại được Việt hóa một cách bất ngờ. Thay vì một bữa ăn cho cuộc sống luôn di chuyển và luôn bận rộn như tại quê hương của nó, thì khi vào Việt Nam, nó lại trở thành một bữa ăn vui cho lứa tuổi teen và các gia đình có con nhỏ và kết quả là, mỗi quán ăn nhanh lại thành một tụ điểm gặp gỡ cho các vị khách nhí. Trong khi đó, giới văn phòng và doanh nhân lại luôn coi nó như một loại đồ ăn không phù hợp, có thể do khẩu vị, và do thiếu tính "lành" đặc trưng của bữa ăn của người Việt.
Và rõ ràng, thực trạng này đã tạo một thị trường rất lớn cho những sản phẩm "Việt hóa" sản phẩm của Mỹ, và "Mỹ hóa" phong cách của Việt.
Ngay sau khi trở về nước, một sản phẩm fastfood hoàn toàn Việt Nam đã ra đời, với thương hiệu VietMac, nhờ nỗ lực của các cộng sự và cá nhân tôi. Hai bánh cơm kẹp thức ăn, cùng với salad và đồ uống, hình thức rất "hamburger", nhưng khẩu vị hoàn toàn Việt. Đó là một bữa trưa nhanh thuần Việt, rất tiện dụng, sạch sẽ, và là lựa chọn không tồi cho doanh nhân, công chức thời bận rộn.
Chúng tôi thực sự bất ngờ với sự đón chào của thị trường. Chỉ trong vòng 4 tháng đầu tiên, kể từ ngày sản phẩm chào đời, 6 cửa hàng VietMac đã được xây dựng. Điều đặc biệt, trong số đó có 4 cửa hàng do đối tác nhượng quyền thương hiệu đầu tư và vận hành.
Dĩ nhiên, rõ ràng còn quá sớm để khẳng định thành công, và con đường trước mắt còn rất dài để VietMac khẳng định được vị thế của người đi đầu. Song, một ý tưởng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, và khác biệt một cách sáng tạo, tin rằng sẽ luôn có chỗ đứng xứng đáng trên thị trường.
Qua một câu chuyện thực tế, tôi chỉ muốn chia sẻ với độc giả rằng, trong mỗi chúng ta đều có một nguồn vốn không giới hạn, đó là sự sáng tạo. Và cơ hội kinh doanh luôn mở ra với bất kỳ ai có ý tưởng, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, để biến ý tưởng thành hiện thực.
Thật hạnh phúc nếu biết đầu tư đúng lúc, đúng nơi như Google để có cơ hội trở thành tỷ phú. Nhưng, có lẽ cũng vui không kém, khi mỗi chúng ta có cơ hội được nhìn thấy trái ngọt, dù còn khiêm tốn, từ ý tưởng kinh doanh của chính bản thân mình.
Danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2011 đã được công bố từ đầu năm, với tài sản của người đứng đầu vào khoảng 800 triệu USD.
Vốn chẳng quan tâm nhiều đến trò chơi cổ phiếu, nên thực sự tôi chẳng biết được đại gia này có bao nhiêu cổ phiếu, sở hữu công ty nào, trị giá cụ thể ra sao. Tôi cũng chẳng biết ông ta có sắm siêu xe Rolls-Royce theo trào lưu của các đại gia hiện thời hay không.
Tôi chỉ chắc chắn một điều, sẽ có khối người Việt lẽ ra đã giàu hơn bây giờ rất nhiều, và thừa tiền để mua siêu xe đắt nhất thế giới nếu 13 năm trước đây, họ có 10 USD, và đầu tư cả 10 USD đó vào Google - công ty công nghệ được thành lập ngày 7/9/1998, với số vốn đầu tư ban đầu chỉ vẻn vẹn 1 triệu USD.
Để sau 13 năm, đến ngày hôm nay trị giá của Google vào khoảng 170 tỷ USD (trang tin Yahoo! Finance ngày 15/7/2011), tức gấp khoảng 170.000 lần so với vốn đầu tư ban đầu, và 10 USD đầu tư ban đầu đó sẽ có trị giá khoảng 1,7 triệu USD.
Tất nhiên, câu chuyện làm giàu không đơn giản như vậy. “Biết ý trời, đời chẳng khó”, nhưng đã mấy ai đoán được ý trời?
10 USD, một số tiền quá nhỏ với bạn, với tôi, với rất nhiều người. Khoản tiền này nhỏ đến mức chắc hẳn chẳng một ai băn khoăn khi quyết định đầu tư.
Vấn đề là khi đó, có mấy ai đủ lòng tin đặt vào ý tưởng kinh doanh xem chừng viển vông là chắp nối các trang web trên toàn thế giới của Larry Page và Sergey Brin - hai chàng trai trẻ đã sáng lập Google - khi trước mắt còn đầy rẫy các cơ hội kinh doanh "tiền tươi thóc thật" khác?
Quả thật, ý tưởng là vàng, thậm chí còn quý hơn vàng nữa cho mỗi chúng ta, và cho mỗi người ước mộng trở thành doanh nhân.
Công việc hằng ngày cho phép tôi được đi nhiều, gặp gỡ nhiều với giới doanh nhân Việt. Nhiều, rất nhiều người trong số họ có khối tài sản lớn đến hàng chục, hàng trăm triệu USD. Họ có đủ tiềm lực tài chính, con người, uy tín hay thương hiệu cá nhân, và cả sự chấp nhận rủi ro để mở rộng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
Cái họ luôn kiếm tìm, chỉ là một ý tưởng kinh doanh khả thi và tiềm năng. Không ít doanh nhân trong lúc làm việc, hay lúc trà dư tửu hậu đã tâm sự, ý tưởng kinh doanh là thứ duy nhất họ khao khát trong lúc này.
Tuy nhiên, với suy nghĩ của một chuyên gia marketing, tôi luôn nghĩ rằng, ý tưởng có thể nảy sinh bất kỳ nơi đâu, với bất kỳ ai, nếu chúng ta thực sự đam mê, và có sự nhạy cảm kinh doanh nhất định.
Có thể lấy luôn một ví dụ từ bản thân người viết.
Giữa năm 2010, trên chuyến bay sang New York cùng gia đình, chúng tôi được phục vụ bữa ăn nhẹ, gồm một bánh cơm ép kiểu Nhật, cùng một vài đồ ăn khác. Bữa ăn quả thật rất ngon, và dễ nuốt cho dù mọi người đều khá mệt mỏi với chuyến bay dài nhất thế giới.
Lúc ấy, một ý tưởng lóe lên trong đầu tôi, tại sao không thương mại hóa món “cơm ép” này tại Việt Nam?
Tôi vẫn biết rằng, dung lượng thị trường ăn trưa văn phòng tại Hà Nội, Tp.HCM quả thực rất lớn, do cuộc sống và công việc ngày một khẩn trương và căng thẳng, thời gian nghỉ trưa ngày một hạn chế. Tình trạng kẹt xe, tắc đường cũng như khoảng cách lớn giữa nơi làm việc và nhà ở đã không cho phép công chức văn phòng về nhà dùng bữa cơm trưa.
Hàng trăm ngàn, hàng triệu công chức, nhân viên văn phòng quả thực đã tạo ra một thị trường cơm trưa khổng lồ, với tốc độ phát triển nhanh chóng. Tuy vậy, không ít nhân viên công sở chúng ta hằng ngày đều đau đầu với câu hỏi, tưởng như rất đơn giản: “Ăn gì trưa nay?”, cho dù họ có khá nhiều lựa chọn, từ cơm hộp, cơm bụi, đến cơm "máy lạnh".
Trong khi đó, fastfood - sản phẩm tiện dụng cho cuộc sống hiện đại, mang nét đặc trưng của văn hóa Mỹ - khi vào Việt Nam lại được Việt hóa một cách bất ngờ. Thay vì một bữa ăn cho cuộc sống luôn di chuyển và luôn bận rộn như tại quê hương của nó, thì khi vào Việt Nam, nó lại trở thành một bữa ăn vui cho lứa tuổi teen và các gia đình có con nhỏ và kết quả là, mỗi quán ăn nhanh lại thành một tụ điểm gặp gỡ cho các vị khách nhí. Trong khi đó, giới văn phòng và doanh nhân lại luôn coi nó như một loại đồ ăn không phù hợp, có thể do khẩu vị, và do thiếu tính "lành" đặc trưng của bữa ăn của người Việt.
Và rõ ràng, thực trạng này đã tạo một thị trường rất lớn cho những sản phẩm "Việt hóa" sản phẩm của Mỹ, và "Mỹ hóa" phong cách của Việt.
Ngay sau khi trở về nước, một sản phẩm fastfood hoàn toàn Việt Nam đã ra đời, với thương hiệu VietMac, nhờ nỗ lực của các cộng sự và cá nhân tôi. Hai bánh cơm kẹp thức ăn, cùng với salad và đồ uống, hình thức rất "hamburger", nhưng khẩu vị hoàn toàn Việt. Đó là một bữa trưa nhanh thuần Việt, rất tiện dụng, sạch sẽ, và là lựa chọn không tồi cho doanh nhân, công chức thời bận rộn.
Chúng tôi thực sự bất ngờ với sự đón chào của thị trường. Chỉ trong vòng 4 tháng đầu tiên, kể từ ngày sản phẩm chào đời, 6 cửa hàng VietMac đã được xây dựng. Điều đặc biệt, trong số đó có 4 cửa hàng do đối tác nhượng quyền thương hiệu đầu tư và vận hành.
Dĩ nhiên, rõ ràng còn quá sớm để khẳng định thành công, và con đường trước mắt còn rất dài để VietMac khẳng định được vị thế của người đi đầu. Song, một ý tưởng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, và khác biệt một cách sáng tạo, tin rằng sẽ luôn có chỗ đứng xứng đáng trên thị trường.
Qua một câu chuyện thực tế, tôi chỉ muốn chia sẻ với độc giả rằng, trong mỗi chúng ta đều có một nguồn vốn không giới hạn, đó là sự sáng tạo. Và cơ hội kinh doanh luôn mở ra với bất kỳ ai có ý tưởng, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, để biến ý tưởng thành hiện thực.
Thật hạnh phúc nếu biết đầu tư đúng lúc, đúng nơi như Google để có cơ hội trở thành tỷ phú. Nhưng, có lẽ cũng vui không kém, khi mỗi chúng ta có cơ hội được nhìn thấy trái ngọt, dù còn khiêm tốn, từ ý tưởng kinh doanh của chính bản thân mình.