Tin đồn đẩy Dow Jones tăng liền 3 phiên
Dow Jones tăng phiên thứ 3 liên tiếp sau khi có tin đồn rằng G20 sẽ cho Eurozone vay khoản tiền lên tới 600 tỷ USD
Sau khi Nikkei đưa tin nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đang xem xét chương trình cho Khu vực đồng Eurozone vay 600 tỷ USD, các chỉ số chứng khoán Mỹ lập tức tăng vọt. Tuy nhiên, biên độ tăng giảm dần sau khi thông tin trên bị "khổ chủ" bác bỏ.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch 7/12, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 46,24 điểm, tương ứng 0,38%, lên 12.196,37 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 2,55 điểm, tương ứng 0,20%, lên 1.261,02 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,35 điểm, tương ứng 0,01%, xuống 2.649,21 điểm.
Theo tin đồn trên, G20 đang cân nhắc một chương trình cho Khu vực đồng tiền chung châu Âu vay khoản tín dụng lên tới 600 tỷ USD thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Song, ngay sau đó, cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế lẫn đại diện của nhóm G20 đều lên tiếng bác bỏ thông tin này.
Giới đầu tư hiện đang chờ đợi diễn biến hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu sẽ diễn ra trong hai ngày 8-9/12, với hy vọng giới chức khu vực sẽ tìm được biện pháp ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã đeo bám lục địa già suốt một thời gian dài vừa qua.
Dự kiến, các nước thành viên Khu vực đồng Euro sẽ bỏ phiếu thông qua thỏa thuận thắt chặt hơn nữa các biện pháp kiểm soát tài chính do hai nước Pháp và Đức đề xuất. Tuy nhiên, hôm qua, một quan chức Đức cho rằng, Berlin không mấy lạc quan về bản thỏa thuận này.
Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường Mỹ hôm qua tiếp tục ở mức thấp, với 7 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq. Tỷ lệ mã tăng/ giảm ở sàn New York là 1.567/1.403, còn ở sàn Nasdaq 1.326 mã tăng so với 1.149 mã giảm điểm.
Diễn biến trên các sàn châu Âu còn ảm đạm hơn thị trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 21,81 điểm, tương ứng 0,39%, xuống 5.546,91 điểm. CAC 40 của Pháp hạ 3,65 điểm, tương ứng 0,11%, xuống 3.175,98 điểm. DAX của Đức hạ 0,57% xuống 5.994,73 điểm.
Trong khi đó, đóng cửa từ trước, các sàn chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương tăng điểm khá mạnh, khi nhà đầu tư kỳ vọng vào hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu sẽ đưa ra được một kế hoạch có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ trong Khu vực đồng tiền chung.
Các nhà đầu tư đang nín thở chờ đợi hội nghị thượng đỉnh sẽ khai cuộc ra trong hai ngày 8-9 nói trên với một sự lạc quan sau khi Pháp và Đức từ hôm 5/12 vừa qua đã đạt thỏa thuận về sự hội nhập sâu hơn trong khu vực, điều mà nhiều người cho là một giải pháp tối ưu.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không gồm Nhật) tăng 1%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,71%, lên 8.722,17 điểm. Hang Seng của Hồng Kông tiến 1,58%, lên 19.240,60 điểm. Taiex của Đài Loan cộng 1,1% lên 7.033 điểm. Kospi của Hàn Quốc tăng 0,87%.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch 7/12, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 46,24 điểm, tương ứng 0,38%, lên 12.196,37 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 2,55 điểm, tương ứng 0,20%, lên 1.261,02 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,35 điểm, tương ứng 0,01%, xuống 2.649,21 điểm.
Theo tin đồn trên, G20 đang cân nhắc một chương trình cho Khu vực đồng tiền chung châu Âu vay khoản tín dụng lên tới 600 tỷ USD thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Song, ngay sau đó, cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế lẫn đại diện của nhóm G20 đều lên tiếng bác bỏ thông tin này.
Giới đầu tư hiện đang chờ đợi diễn biến hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu sẽ diễn ra trong hai ngày 8-9/12, với hy vọng giới chức khu vực sẽ tìm được biện pháp ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã đeo bám lục địa già suốt một thời gian dài vừa qua.
Dự kiến, các nước thành viên Khu vực đồng Euro sẽ bỏ phiếu thông qua thỏa thuận thắt chặt hơn nữa các biện pháp kiểm soát tài chính do hai nước Pháp và Đức đề xuất. Tuy nhiên, hôm qua, một quan chức Đức cho rằng, Berlin không mấy lạc quan về bản thỏa thuận này.
Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường Mỹ hôm qua tiếp tục ở mức thấp, với 7 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq. Tỷ lệ mã tăng/ giảm ở sàn New York là 1.567/1.403, còn ở sàn Nasdaq 1.326 mã tăng so với 1.149 mã giảm điểm.
Diễn biến trên các sàn châu Âu còn ảm đạm hơn thị trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 21,81 điểm, tương ứng 0,39%, xuống 5.546,91 điểm. CAC 40 của Pháp hạ 3,65 điểm, tương ứng 0,11%, xuống 3.175,98 điểm. DAX của Đức hạ 0,57% xuống 5.994,73 điểm.
Trong khi đó, đóng cửa từ trước, các sàn chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương tăng điểm khá mạnh, khi nhà đầu tư kỳ vọng vào hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu sẽ đưa ra được một kế hoạch có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ trong Khu vực đồng tiền chung.
Các nhà đầu tư đang nín thở chờ đợi hội nghị thượng đỉnh sẽ khai cuộc ra trong hai ngày 8-9 nói trên với một sự lạc quan sau khi Pháp và Đức từ hôm 5/12 vừa qua đã đạt thỏa thuận về sự hội nhập sâu hơn trong khu vực, điều mà nhiều người cho là một giải pháp tối ưu.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không gồm Nhật) tăng 1%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,71%, lên 8.722,17 điểm. Hang Seng của Hồng Kông tiến 1,58%, lên 19.240,60 điểm. Taiex của Đài Loan cộng 1,1% lên 7.033 điểm. Kospi của Hàn Quốc tăng 0,87%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.150,10 | 12.196,40 | 46,24 | 0,38 |
S&P 500 | 1.258,47 | 1.261,01 | 2,54 | 0,20 | |
Nasdaq | 2.649,56 | 2.649,21 | 0,35 | 0,01 | |
Anh | FTSE 100 | 5.568,72 | 5.546,91 | 21,81 | 0,39 |
Pháp | CAC 40 | 3.179,63 | 3.175,98 | 3,65 | 0,11 |
Đức | DAX | 6.028,82 | 5.994,73 | 34,09 | 0,57 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.575,16 | 8.722,17 | 147,01 | 1,71 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.942,20 | 19.240,60 | 298,35 | 1,58 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.325,91 | 2.332,73 | 6,83 | 0,29 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.956,28 | 7.033,00 | 76,72 | 1,10 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.902,82 | 1.919,42 | 16,60 | 0,87 |
Singapore | Straits Times | 2.749,24 | 2.782,55 | 33,31 | 1,21 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |