Tin đồn kiểu… không chuyên
Tin đồn Kinh Đô bán cổ phiếu của Eximbank nhận được khá nhiều nụ cười nhạt trên thị trường vì… thiếu chuyên nghiệp
Tin đồn Kinh Đô bán cổ phiếu của Eximbank nhận được khá nhiều nụ cười nhạt trên thị trường vì… thiếu chuyên nghiệp.
Khi thị trường chứng khoán Việt Nam xuất hiện tin đồn ngày càng nhiều, nhà đầu tư buộc phải xây dựng cho mình khả năng tự thẩm định.
Với tin đồn Kinh Đô Group bán cổ phiếu của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngoài mục đích ác ý là nhằm hạ uy tín của cả hai bên, có thể loại trừ ngay mục đích làm giá vì cách làm tin thiếu chuyên nghiệp.
Trước tin đồn này, một nhà đầu tư có hiểu biết, nhất là các cổ đông của hai bên, sẽ có ngay suy luận loại trừ: Kinh Đô vừa ký bản thỏa thuận trở thành cổ đông chiến lược của Eximbank. Nếu nói một cách hình ảnh, bản thỏa thuận này chưa ráo mực sau một thời gian dài tìm hiểu và đàm phán trước đó, sao Kinh Đô “trở mặt” nhanh như vậy.
Thứ hai, tin đồn này đánh vào sự cả tin của những nhà đầu tư không nắm được khái niệm “cổ đông chiến lược”. Ngoài đồng tiền, cổ phiếu, còn là những ràng buộc trong hoạt động giữa hai bên trong khái niệm này. Hay nói ngắn gọn như cách của ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Hà Nội (HSSC): “Đã là cổ đông chiến lược thì anh phải đi cùng chúng tôi một khoảng thời gian nhất định”.
Thứ ba, nếu Kinh Đô muốn mua bán liền tay, thu lợi từ cổ phiếu Eximbank thì tại sao lại có một mức giá quá chênh lệch trên thị trường (10 triệu so với trên 14 triệu đồng/cổ phiếu). Tất nhiên, nếu “bán” thời điểm này với giá 10 triệu, Kinh Đô vẫn thu về chênh 2 triệu/cổ phiếu.
Thứ tư, Kinh Đô đầu tư 90 triệu USD mua 6,42% trong tổng số 2.800 tỷ đồng vốn điều lệ của Eximbank. Nhưng nguồn đưa ra tin đồn này lại quên mất rằng đó là khoản đầu tư sau khi Eximbank tăng vốn điều lệ (hiện chỉ trên 1.200 tỷ đồng) và Kinh Đô chưa có cổ phiếu Eximbank để có thể bán ra ngoài.
Thứ năm, điểm mà nhiều nhà đầu tư chú ý nhất trong tin đồn này là liệu Kinh Đô bất ngờ “khám phá” ra một điểm yếu có nguy cơ nào đó của Eximbank và quyết định bán vội để tránh rủi ro? Nhưng, để thành cổ đông chiến lược, hầu hết các bên đều đã phải mất nhiều thời gian “bạc đầu” nghiên cứu về nhau. Và Kinh Đô còn có ràng buộc phải giữ tối thiểu 80% cổ phiếu được mua trong thời gian tối thiểu 3 năm, giữ 20% tối thiểu 1 năm nên khả năng đẩy ngay rủi ro (nếu có) là không thể xẩy ra, ngoại trừ đơn phương phá bỏ thỏa thuận.
Với những loại trừ trên, đánh giá cho tin đồn này là thiếu chuyên nghiệp. Mũi nhọn chính của tin đồn có chăng là để hạ uy tín của cả Kinh Đô và Eximbank.
Tuy nhiên, trong bối cảnh “sống chung với tin đồn”, sự sàng lọc thông tin của giới đầu tư đang ngày một cao hơn.
Khi thị trường chứng khoán Việt Nam xuất hiện tin đồn ngày càng nhiều, nhà đầu tư buộc phải xây dựng cho mình khả năng tự thẩm định.
Với tin đồn Kinh Đô Group bán cổ phiếu của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngoài mục đích ác ý là nhằm hạ uy tín của cả hai bên, có thể loại trừ ngay mục đích làm giá vì cách làm tin thiếu chuyên nghiệp.
Trước tin đồn này, một nhà đầu tư có hiểu biết, nhất là các cổ đông của hai bên, sẽ có ngay suy luận loại trừ: Kinh Đô vừa ký bản thỏa thuận trở thành cổ đông chiến lược của Eximbank. Nếu nói một cách hình ảnh, bản thỏa thuận này chưa ráo mực sau một thời gian dài tìm hiểu và đàm phán trước đó, sao Kinh Đô “trở mặt” nhanh như vậy.
Thứ hai, tin đồn này đánh vào sự cả tin của những nhà đầu tư không nắm được khái niệm “cổ đông chiến lược”. Ngoài đồng tiền, cổ phiếu, còn là những ràng buộc trong hoạt động giữa hai bên trong khái niệm này. Hay nói ngắn gọn như cách của ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Hà Nội (HSSC): “Đã là cổ đông chiến lược thì anh phải đi cùng chúng tôi một khoảng thời gian nhất định”.
Thứ ba, nếu Kinh Đô muốn mua bán liền tay, thu lợi từ cổ phiếu Eximbank thì tại sao lại có một mức giá quá chênh lệch trên thị trường (10 triệu so với trên 14 triệu đồng/cổ phiếu). Tất nhiên, nếu “bán” thời điểm này với giá 10 triệu, Kinh Đô vẫn thu về chênh 2 triệu/cổ phiếu.
Thứ tư, Kinh Đô đầu tư 90 triệu USD mua 6,42% trong tổng số 2.800 tỷ đồng vốn điều lệ của Eximbank. Nhưng nguồn đưa ra tin đồn này lại quên mất rằng đó là khoản đầu tư sau khi Eximbank tăng vốn điều lệ (hiện chỉ trên 1.200 tỷ đồng) và Kinh Đô chưa có cổ phiếu Eximbank để có thể bán ra ngoài.
Thứ năm, điểm mà nhiều nhà đầu tư chú ý nhất trong tin đồn này là liệu Kinh Đô bất ngờ “khám phá” ra một điểm yếu có nguy cơ nào đó của Eximbank và quyết định bán vội để tránh rủi ro? Nhưng, để thành cổ đông chiến lược, hầu hết các bên đều đã phải mất nhiều thời gian “bạc đầu” nghiên cứu về nhau. Và Kinh Đô còn có ràng buộc phải giữ tối thiểu 80% cổ phiếu được mua trong thời gian tối thiểu 3 năm, giữ 20% tối thiểu 1 năm nên khả năng đẩy ngay rủi ro (nếu có) là không thể xẩy ra, ngoại trừ đơn phương phá bỏ thỏa thuận.
Với những loại trừ trên, đánh giá cho tin đồn này là thiếu chuyên nghiệp. Mũi nhọn chính của tin đồn có chăng là để hạ uy tín của cả Kinh Đô và Eximbank.
Tuy nhiên, trong bối cảnh “sống chung với tin đồn”, sự sàng lọc thông tin của giới đầu tư đang ngày một cao hơn.