Tín dụng làm nóng Đại hội Hiệp hội Bất động sản
Những khó khăn từ việc nhà nước thắt chặt tín dụng đã làm nóng không khí Đại hội Hiệp hội bất động sản
Những khó khăn từ việc nhà nước thắt chặt tín dụng là chủ đề được các đại biểu tham gia đại hội của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cuối tuần qua đặc biệt quan tâm, cho dù phần lớn thời gian của Đại hội là để tổng kết các hoạt động cũng như bầu cử và sắp xếp bộ máy nhân sự.
Báo cáo chính của Ban chấp hành Hiệp hội trình bày trước các hội viên nói rằng trong lúc thị trường đang cần vốn thì các biện pháp thắt chặt tín dụng của Chính phủ thực sự là “một thách thức”.
“Thị trường hiện nay cần một lượng vốn đủ lớn để hồi phục và đi lên. Nếu các công cụ tài chính được sử dụng, một lượng tiền sẽ được huy động cho thị trường, tạo xung lực mới cho tăng trưởng. Ngược lại, sự thăng trầm của thị trường vẫn phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ”, báo cáo viết.
Trong phần phát biểu của mình, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nói vấn đề trước mắt và lâu dài cho thị trường bất động sản hiện nay là nguồn vốn.
Theo ông Nam, trước hết cần phải kiểm soát dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, cân đối nguồn vốn đáp ứng cho cả cung lẫn cầu, hạn chế cho vay đầu cơ. Về lâu dài, cần xây dựng thị trường vốn cho lĩnh vực này.
“Tôi hy vọng từ thực tiễn sản xuất kinh doanh của các hội viên, Hiệp hội bất động sản Việt Nam sẽ có những đề xuất mang tầm chiến lược để Chính phủ xem xét chỉ đạo”, ông Nam nói.
Vị thứ trưởng cũng cho rằng đây là thời điểm mà các ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản cần bắt tay và cùng phối hợp xem xét các dự án phát triển bất động sản thiết yếu cho dân sinh và phát triển kinh tế.
Chỉ nên hạn chế những người vay tiền để mua đi bán lại kiếm lời, còn đối với những người có nhu cầu thực vẫn phải cho vay để cải thiện nhà ở”, ông Nam đề xuất.
Theo đánh giá của ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty phát triển nhà Thủ Đức (Thu Duc House), có một nghịch lý là tín dụng bất động sản hiện nay dựa chủ yếu vào các nguồn vốn ngắn hạn do khả năng huy động vốn trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng khá thấp, từ đó tạo ra rủi ro cho chính hệ thống ngân hàng và thị trường bất động sản.
“Giải pháp tạo nguồn vốn lành mạnh và lâu dài cho thị trường là làm sao để có nhiều dòng vốn cùng tham gia thị trường, hạn chế vốn ngắn hạn nhưng tạo cơ chế chính sách để các nguồn vốn trung và dài hạn tham gia thị trường ngày càng nhiều và ổn định”, ông Hiếu nói, đồng thời nhấn mạnh rằng chứng khoán hóa nguồn vốn cho bất động sản là một giải pháp thích hợp trong vấn đề này.
Tuy nhiên, ngay trong thời điểm khó khăn, nhiều nhà đầu tư vẫn bày tỏ sự lạc quan về thị trường.
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phân phối DTJ thì hiện tượng giảm giá của thị trường hiện nay là hệ quả trực tiếp từ việc thắt chặt tín dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng tạm thời vì nhu cầu của thị trường vẫn rất lớn và khi kinh tế hồi phục thì thị trường bất động sản sẽ khởi sắc.
Một cuộc điều tra mới đây của DTJ cho hay trong 5 kênh đầu tư hiện tại là vàng, USD, chứng khoán, bất động sản và tiết kiệm thì bất động sản vẫn được coi là kênh hấp dẫn nhất ngay cả khi đối mặt với nhiều thông tin kém lạc quan nhất.
Báo cáo chính của Ban chấp hành Hiệp hội trình bày trước các hội viên nói rằng trong lúc thị trường đang cần vốn thì các biện pháp thắt chặt tín dụng của Chính phủ thực sự là “một thách thức”.
“Thị trường hiện nay cần một lượng vốn đủ lớn để hồi phục và đi lên. Nếu các công cụ tài chính được sử dụng, một lượng tiền sẽ được huy động cho thị trường, tạo xung lực mới cho tăng trưởng. Ngược lại, sự thăng trầm của thị trường vẫn phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ”, báo cáo viết.
Trong phần phát biểu của mình, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nói vấn đề trước mắt và lâu dài cho thị trường bất động sản hiện nay là nguồn vốn.
Theo ông Nam, trước hết cần phải kiểm soát dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, cân đối nguồn vốn đáp ứng cho cả cung lẫn cầu, hạn chế cho vay đầu cơ. Về lâu dài, cần xây dựng thị trường vốn cho lĩnh vực này.
“Tôi hy vọng từ thực tiễn sản xuất kinh doanh của các hội viên, Hiệp hội bất động sản Việt Nam sẽ có những đề xuất mang tầm chiến lược để Chính phủ xem xét chỉ đạo”, ông Nam nói.
Vị thứ trưởng cũng cho rằng đây là thời điểm mà các ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản cần bắt tay và cùng phối hợp xem xét các dự án phát triển bất động sản thiết yếu cho dân sinh và phát triển kinh tế.
Chỉ nên hạn chế những người vay tiền để mua đi bán lại kiếm lời, còn đối với những người có nhu cầu thực vẫn phải cho vay để cải thiện nhà ở”, ông Nam đề xuất.
Theo đánh giá của ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty phát triển nhà Thủ Đức (Thu Duc House), có một nghịch lý là tín dụng bất động sản hiện nay dựa chủ yếu vào các nguồn vốn ngắn hạn do khả năng huy động vốn trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng khá thấp, từ đó tạo ra rủi ro cho chính hệ thống ngân hàng và thị trường bất động sản.
“Giải pháp tạo nguồn vốn lành mạnh và lâu dài cho thị trường là làm sao để có nhiều dòng vốn cùng tham gia thị trường, hạn chế vốn ngắn hạn nhưng tạo cơ chế chính sách để các nguồn vốn trung và dài hạn tham gia thị trường ngày càng nhiều và ổn định”, ông Hiếu nói, đồng thời nhấn mạnh rằng chứng khoán hóa nguồn vốn cho bất động sản là một giải pháp thích hợp trong vấn đề này.
Tuy nhiên, ngay trong thời điểm khó khăn, nhiều nhà đầu tư vẫn bày tỏ sự lạc quan về thị trường.
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phân phối DTJ thì hiện tượng giảm giá của thị trường hiện nay là hệ quả trực tiếp từ việc thắt chặt tín dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng tạm thời vì nhu cầu của thị trường vẫn rất lớn và khi kinh tế hồi phục thì thị trường bất động sản sẽ khởi sắc.
Một cuộc điều tra mới đây của DTJ cho hay trong 5 kênh đầu tư hiện tại là vàng, USD, chứng khoán, bất động sản và tiết kiệm thì bất động sản vẫn được coi là kênh hấp dẫn nhất ngay cả khi đối mặt với nhiều thông tin kém lạc quan nhất.